Nguyên nhân của những tồn tại trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh toán biên mậu việt nam trung quốc tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh lào cai (Trang 87 - 90)

3.5.1 .Những kết quả nổi bật

3.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên

3.5.3.1. Nguyên nhân khách quan.

Ngân hàng Nhà nước chưa công bố tỷ giá VND/CNY hàng ngày, do vậy việc xác định tỷ giá trong thu đổi ngoại tệ phục vụ TTBM còn chịu nhiều ảnh hưởng tỷ giá của thị trường tự do, và luôn có sự cạnh tranh giữa tư thương với Ngân hàng và với khách hàng trong xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ CNY. Vì vậy, khách hàng rất sợ rủi ro về tỷ giá. Chính vì vậy, hình thức TTBM bằng thư tín dụng chưa được khách hàng lựa chọn.

Sự phối kết hợp giữa các ngành hữu quan với ngân hàng chưa tốt như: Hải quan quy định trong thủ tục hồ sơ xuất nhập khẩu về hình thức thanh toán qua Ngân hàng thương mại, nhưng khi làm xong thủ tục hải quan thì doanh nghiệp lại không thanh toán qua ngân hàng.

Một nguyên nhân quan trọng nữa là Nhà nước ta chưa kiểm soát được các hoạt động mua bán dọc biên giới. Hàng chục năm nay, mua bán biên mậu Việt Trung vẫn chưa theo tập quán buôn bán quốc tế - không ký hợp đồng thương mại, hoặc có ký hợp đồng nhưng chỉ mang hình thức mà hầu như không ràng buộc trách nhiệm thực hiện.

Hiệp định thanh toán và hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa cũng như các văn bản hướng dẫn về TTBM còn chưa cụ thể. Nhiều nội dung còn chưa được hướng dẫn gây lúng túng cho ngân hàng và doanh nghiệp khi áp dụng vào quá trình thanh toán. Cũng chính vì lý do này mà các NHTM đang gặp khó khăn trong vấn đề quảng bá, giới thiệu quy trình nghiệp vụ cụ thể với khách hàng tới giao dịch,

khiến khách hàng còn dè dặt khi sử dụng dịch vụ TTBM .

Việc cấp giấy phép cho tư nhân hoạt động đổi tiền ở một số địa phương còn phổ biến. Việc phối hợp giữa các ngành chức năng trên địa bàn để thực hiện chủ trương của Chính phủ còn chưa tốt, thậm chí có những trường hợp tư nhân đổi tiền nhưng không có giấy phép hoặc thay ngân hàng thực hiện chức năng trung gian thanh toán nhưng vẫn chưa có biện pháp xử lý thích hợp. Đồng thời, việc kiểm soát cá nhân mở tài khoản ở nước ngoài và vận chuyển tiền mặt qua biên giới vẫn chưa được thực hiện một cách có hiệu quả.

Hàng hoá được mua bán, trao đổi tại khu vực biên giới thường là những hàng hoá có chất lượng không tốt đặc biệt là hàng tươi sống. Việc mua bán hàng hoá thường được thực hiện trực tiếp dưới hình thức buôn bán tiểu ngạch, thương nhân sau khi xem xét chất lượng hàng hoá, thoả thuận giá cả và thực hiện giao hàng, thanh toán tiền mặt. Bên cạnh đó, hiện tượng buôn lậu, lừa đảo, chiếm dụng vốn tồn tại phổ biến ở vùng biên giới nên các doanh nghiệp thường chọn phương thức thanh toán trao ngay bằng tiền mặt hoặc đặt cọc bằng tiền mặt trước khi giao hàng.

Không ít doanh nghiệp đã cố tình không thực hiện thanh toán ngân hàng để buôn lậu, trốn thuế... Các doanh nghiệp này được sự hỗ trợ tích cực của một số thương nhân chuyên kinh doanh mua bán tiền ở chợ tiền biên giới. Chợ tiền này tồn tại trong một thời gian dài và đã có quan hệ truyền thống với một số doanh nghiệp và thương nhân cả trong và ngoài nước, mua bán bản tệ (CNY, VND) và thậm chí USD cũng không đòi hỏi hoá đơn, giấy tờ... đã thu hút nhiều doanh nghiệp thanh toán thông qua tư nhân.

3.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Sự quảng bá TTBM của các NHTM chưa rộng rãi và phổ biến tới tất cả khách hàng có quan hệ giao mua bán tại cửa khẩu các nước có chung biên giới. Công tác marketing còn nhiều hạn chế, chưa phát huy tác dụng, chưa có các chiến lược, hình thức và biện pháp quảng bá hình ảnh của dịch vụ TTBM

, trong đó giới thiệu cụ thể về quy trình nghiệp vụ TTBM để khách hàng lựa chọn. Do đó khách hàng tại tỉnh thành xa biên giới còn ít biết tới TTBM.

Bản thân những cán bộ làm nghiệp vụ TTBM trực tiếp chưa am hiểu sâu về hoạt động ngoại thương cũng như trình độ ngoại ngữ nên chưa tư vấn được đầy đủ cho khách hàng.

Kết luận chƣơng III

Sau khi nghiên cứu, phân tích các đặc thù của hoạt động kinh tế các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lào Cai và hoạt động thanh toán biên mậu giữa Lào Cai, Việt Nam với Hà Khẩu, Vân Nam, Trung Quốc; nhận thấy được một số thuận lợi, khó khăn của hoạt động XNK trên địa bàn tỉnh Lào Cai và các nguyên nhân của những khó khăn tồn tại đó về cả mặt khách quan lẫn chủ quan, chúng ta đã có cái nhìn khá toàn diện về thực trạng TTBM của Agribank Lào Cai. Những nhân tố chi phối và ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán biên mậu của Agribank Lào Cai: môi trường kinh tế, chính trị, pháp lý và đặc biệt chịu sự ảnh hưởng của tình hình phát triển kinh tế cũng như chính sách kinh tế đối ngoại giữa Việt Nam và Trung Quốc, công nghệ ngân hàng, thói quen sử dụng của khách hàng, sự phát triển của thương mại giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc, chính sách của ngân hàng cùng với trình độ cán bộ và mức độ ứng dụng công nghệ thông tin cũng tác động đáng kể đến việc cung ứng và hiệu quả thanh toán biên mậu...

Bên cạnh những ưu điểm, thế mạnh đã được vận dụng và phát huy. Agribank Lào Cai vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn cần khắc phục. Vì vậy, một số giải pháp, kiến nghị trong chương IV của luận văn hy vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả TTBM tại Agribank Lào Cai.

CHƢƠNG 4

GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THANH TOÁN BIÊN MẬU VIỆT NAM – TRUNG QUỐC TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh toán biên mậu việt nam trung quốc tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh lào cai (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)