4.3.1 .Giải pháp phát triển mạng lưới hoạt động
4.4. Kiến nghị, đề xuất
4.4.5. Kiến nghị với Chính phủ
Duy trì môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định; Xây dựng đồng bộ khuôn khổ pháp lý cho hoạt TTBM; Nhà nước nên có chính sách khuyến khích và hỗ trợ các NHTM trong quá trình hiện đại hoá công nghệ.
Chính phủ nên thành lập một Ban chuyên trách hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới với các nước có chung biên giới, thành phần bao gồm đại diện của các bộ Công thương, Tài chính, Ngân hàng, Tổng cục hải quan...để có được sự phối hợp đồng bộ. Hoạt động của Ban chuyên trách cần tập trung nắm bắt tình hình thực tiễn để đề xuất với Chính phủ và các Bộ ngành có các chính sách, biện pháp chỉ đạo kịp thời về xuất nhập khẩu biên giới và phối hợp giữa các cơ quan chức năng quản lý hiệu quả hoạt động mua bán, trao đổi mua bán hàng hoá và dịch vụ khu vực biên giới.
Chỉ đạo các Bộ ngành liên quan bổ sung, sửa đổi các văn bản quản lý không còn phù hợp với chủ trương của Chính phủ hai nước về thanh toán xuất nhập khẩu với nước có chung đường biên giới như:
tạo ra những sản phẩm có tầm chiến lược, có khối lượng lớn, chất lượng cao. Chính sách xuất nhập cảnh: liên quan chặt chẽ với các hoạt động xuất nhập khẩu biên giới và phát triển du lịch dịch vụ, do đó cần tiếp tục tạo điều kiện cho công dân hai nước được qua lại biên giới với mục đích kinh doanh và dịch vụ bằng hộ chiếu hoặc giấy thông hành. Tuy nhiên, cần có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ việc mang, chuyển ngoại tệ qua biên giới theo đúng quy định.
Chính sách thuế: cần tiếp tục sửa đổi mức thuế xuất phù hợp, những mặt hàng cần thiết cho đời sống, sản xuất, nhất là các mặt hàng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp có mức thuế suất thấp; những mặt hàng trong nước sản xuất được áp dụng mức thuế cao hơn nhưng không quá cao nhằm hạn chế tình trạng trốn lậu thuế.
Chính sách tiền tệ ngân hàng: Cần tiếp tục có những chính sách về tiền tệ ngân hàng trong việc tạo ra những hành lang pháp lý cho hoạt động của các Ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh phục vụ xuất nhập khẩu biên giới như ban hành Nghị định về thanh toán quốc tế trong đó có thanh toán biên giới. Phối hợp với Chính phủ các nước chung biên giới đặc biệt là Trung Quốc tạo điều kiện giao lưu, hợp tác giữa các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài.
Với sự quan tâm hỗ trợ mọi mặt của Chính phủ, các địa phương các tỉnh biên giới, các Bộ ngành hữu quan, các ngân hàng thương mại đặc biệt sự ủng hộ của khách hàng, chắc chắn trong một tương lai không xa TTBM sẽ tiếp tục có những bước phát triển nhanh và vững chắc, thực hiện tốt vai trò cầu nối quan trọng cho các quan hệ giao thương giữa Việt Nam và các nước có chung biên giới.
KẾT LUẬN
Với đặc thù là một tỉnh biên giới, hoạt động thanh toán biên mậu của Agribank Lào Cai đã và đang triển khai có hiệu quả, tạo dựng được thương hiệu, có uy tín và được các khách hàng trên cả nước biết đến. Hoạt động TTBM tại Agribank Lào Cai thực sự đã đem lại hiệu quả đáng kể trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh, góp phần lớn vào thành công của Agribank, thúc đẩy quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ thương mại biên giới giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc.
Trong khuân khổ của luận văn này, tác giả đã tập trung vào hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về thanh toán biên mậu làm khung lý thuyết cho các phân tích thực tiễn tại Agribank Lào Cai. Trên cơ sở tập hợp số liệu tình hình xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lào Cai và hoạt động thanh toán biên mậu Việt Nam – Trung Quốc tại Agribank Lào Cai từ 2010-2014, tác giả đã phân tích, đánh giá toàn diện các mặt đạt được và hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế trên. Từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán biên mậu tại Agribank Lào Cai giai đoạn 2016-2020. Là một Ngân hàng thanh toán biên mậu trực tiếp với Trung Quốc, có kinh nghiệm và uy tín được các khách hàng trên cả nước biết đến, hoạt động TTBM tại Agribank Lào Cai thực sự đã đem lại hiệu quả đáng kể trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh, góp phần lớn vào thành công của Agribank, đồng thời thúc đẩy dịch vụ thương mại biên giới giữa hai nước phát triển.
Tuy nhiên đây là vấn đề phức tạp, vẫn đang trong quá trình phát triển, mặt khác quá trình nghiên cứu cũng như kiến thức, kinh nghiệm còn hạn chế, do vậy luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp và tất cả những ai quan tâm đến lĩnh vực này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt
1. Bảng cân đối kế toán của Agribank Lào Cai 2010 - 2014
2. Cục Hải quan tỉnh Lào Cai, 2014. Báo cáo công tác thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu năm 2010 – 2014.
3. Đỗ Tất Ngọc, 2006. Hoàn thiện môi trường pháp luật đối với thanh toán quốc tế ở nước ta. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT Tỉnh Lào Cai. Báo cáo kết quả HĐKD năm 2010 - 2014.
5. Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT Tỉnh Lào Cai. Báo cáo HĐ Kinh doanh ngoại hối năm 2010 - 2014.
6. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lào Cai. Báo cáo hoạt động ngân hàng năm 2010-2014, Lào Cai.
7. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lào Cai, 2014. Báo cáo một số tình hình thanh toán biên giới và hoạt động mua bán nhân dân tệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Lào Cai.
8. Niêm giám thống kê. Cục thống kê tỉnh Lào Cai.
9. Nguyễn Minh Hằng, 2001. Buôn bán qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc, lịch sử - hiện trạng - triển vọng. Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 10. Nguyễn Đình Phan, 2005. Giáo trình quản lý chất lượng trong các tổ
chức. Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Thu Thảo, 2006. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Tiến, 2009. Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương.
Nxb Thống kê, Hà Nội. 18. UCP 500, Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, Phòng thương mại quốc tế, Pari.
13. Nguyễn Thị Phượng, 2002. Một số giải pháp tăng cường hoạt động TTBM tại Agribank Việt Nam. Học viện Ngân hàng.
14. Nguyễn Bá Bách, 2011. Phát triển TTBM Việt – Trung tại Agribank Tỉnh Lạng Sơn.
15. Lê Công Tuấn, 2012. Quản lý hoạt động TTBM của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Đại học Kinh tế ĐHQG
16. Phạm Thị Hạnh, 2008. Thực trạng TTBM tại NHNo&PTNT Việt Nam.
17. Phạm Tiến Trình, 2008. Giải pháp phát triển thanh toán biên mậu tại Agribank Chi nhánh Lào Cai. Đại học Kinh tế Quốc dân.
18. Tăng cường trao đổi thương mại Việt Nam - Trung Quốc . Cổng TTĐT Trung tâm XTĐTTMDL.
19. Thanh Thủy, VOV – Tây Bắc. Agribank Lào Cai thanh toán biên mậu hơn 4.500 tỷ đồng (03/10/2014).
20. Quyết định số 689/2004/QĐ - NHNN ngày 07/6/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Về việc ban hành Quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ tại khu vực biên giới và khu kinh tế Cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc.
21. Sở Công thương tỉnh Lào Cai, 2014. Báo cáo hoạt động xuất nhập khẩu năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015, Lào Cai.
II. Website: 22. http://laocai.gov.vn/hoptacdautu/hoatdongdoingoai/hoptaclaocai(vn)van nam(tq)/hoptacsongphuong/Trang/20110531110013.aspx ; 23. http://www.vnba.org.vn/index.php?option=com_content&view=article& id=17229&catid=35&Itemid=94 24. http://www.vinacorp.vn/news/quan-he-thuong-mai-viet-trung-qua- nhung-con-so/ct-570210 25. http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/nam-2014-vn-nhap-khau-nhung-mat-hang-
ty-do-nao-tu-trung-quoc-2015012016232837.chn 26. http://www.moit.gov.vn/vn/Pages/ChiTietVanBan.aspx?vID=3893. 27. http://www.gso.gov.vn 28. http://vneconomy.com.vn 29. http://cafef.vn 30. http:// agribank.com.vn. 31. http://sbv.gov.vn