Giải pháp về nghiệp vụ thanh toán biên mậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh toán biên mậu việt nam trung quốc tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh lào cai (Trang 93 - 95)

4.3.1 .Giải pháp phát triển mạng lưới hoạt động

4.3.2. Giải pháp về nghiệp vụ thanh toán biên mậu

4.3.2.1.Nghiên cứu đưa ra các hình thức thanh toán biên mậu mới

Để đáp ứng tính đa dạng và phong phú của quan hệ mua bán, trao đổi hàng hoá và cung ứng dịch vụ qua biên giới, Agribank Lào Cai cần tiếp tục nghiên cứu và phát triển thêm các hình thức thanh toán khác nhau, trên cơ sở đó, tuỳ theo những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể để các bên đối tác thương mại

giữa hai nước có thể lựa chọn và cùng nhau sử dụng một trong các hình thức thanh toán thích hợp.

Với tình hình mới và thực tiễn hoạt động mua bán trao đổi hàng qua biên giới phong phú và đa dạng hiện nay, ngân hàng cần khai thác nhiều hơn nữa các hình thức thanh toán tiện dụng, hữu ích cho khách hàng, đảm bảo quyền lợi, nhu cầu của các đối tác thương mại, nâng cao vai trò của ngân hàng trong TTBM. Cụ thể là:

Tiếp tục xây dựng đề án kinh doanh, huy động đồng tiền của nước chung biên giới, trước mắt là đồng CNY nhàn dỗi trong dân cư dưới dạng tiền gửi tiết kiệm để tạo nguồn bản tệ ổn định và đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán hàng nhập khẩu cho khách hàng. Tiến tới nghiên cứu phát triển sản phẩm cho vay đồng nhân dân tệ đối với những doanh nghiệp nhập khẩu nguyên nhiên phụ liệu từ Trung Quốc về sản xuất, xuất khẩu sản phẩm thu CNY về. Hoặc các sản phẩm phái sinh, mua bán kỳ hạn, tương lai đồng CNY…

Tăng cường hợp tác giữa các chi nhánh làm TTBM trực tiếp để điều hoà nguồn ngoại tệ khi thừa, khi thiếu phục vụ khách hàng TTBM. Ký các Thoả thuận hợp tác với NHTM Trung Quốc để tăng cường sử dụng công cụ điều tiết đồng bản tệ sang Đô la Mĩ và có thể điều tiết ngược lại từ Đô la Mĩ sang Nhân dân tệ nếu điều kiện tỷ giá thích hợp.

4.3.2.2. Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán biên mậu

Cũng như hoạt động thanh toán quốc tế, hoạt động TTBM cũng hàm chứa rất nhiều rủi ro cho cả khách hàng và ngân hàng. Nguyên nhân xảy ra rủi ro một phần khách quan là do sự biến động không lường trước được của thị trường và một phần do chính yếu tố bản thân con người gây ra. Như vậy, có thể nói rằng, sự thiếu hiểu biết cộng với khả năng chuyên môn hạn chế đã khiến rủi ro ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, để hoạt động kinh doanh ngân hàng được an toàn và phát triển bền vững thì phải thực hiện các giải pháp sau đây:

- Ngân hàng phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản, quy chế, quy trình nghiệp vụ cụ thể tuân thủ theo các quy định của Nhà nước, của NHNN Việt Nam. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn và quán triệt để đảm bảo mọi cán bộ nắm vững và thực thi chính xác các quy định đó.

- Ngân hàng cần thành lập một bộ phận độc lập để quản lý, giám sát rủi ro cho ngân hàng, nhận diện và phát hiện rủi ro, phân tích và đánh giá mức độ rủi ro từ đó làm cơ sở đưa ra các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro và đối phó với các yếu tố từ bên ngoài như sự thay đổi của tỷ giá hay những thay đổi trong các quy định, quy chế của Nhà nước, sự thay đổi trong các hiệp định giữa hai bên.

4.3.2.3. Kết hợp chặt chẽ giữa thanh toán biên mậu và kinh doanh ngoại tệ

Hoạt động TTBM và hoạt động kinh doanh ngoại tệ là hai hoạt động không thể tách rời nhau. Việc tổ chức tốt công tác thanh toán XNK mậu dịch biên giới giữa các chi nhánh ngân hàng Việt Nam và ngân hàng các nước chung biên giới có nhiều tác dụng: tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thanh toán XNK một cách thông thoáng. Các doanh nghiệp thực hiện thanh toán qua các ngân hàng tập trung được ngoại tệ, giảm bớt, hạn chế được lượng ngoại tệ cung ứng ra thị trường chợ đen là giải pháp tốt nhất để thu hẹp hoạt động tư thương. Kinh doanh ngoại tệ ở các NHTM được mở rộng phạm vi và trình độ thanh toán XNK ở các chi nhánh NHTM được nâng cao đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu quản lý ngoại tệ và tiền tệ biên giới. Vì vậy, trong thời gian tới, ngân hàng cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh ngoại tệ để có thể đáp ứng kịp thời cho hoạt động TTBM. .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh toán biên mậu việt nam trung quốc tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh lào cai (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)