Những tồn tại chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh toán biên mậu việt nam trung quốc tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh lào cai (Trang 82 - 87)

3.5.1 .Những kết quả nổi bật

3.5.2. Những tồn tại chủ yếu

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động TTBM của Agribank Lào Caivẫn còn những tồn tại, bất cập cần được khắc phục. Cụ thể:

3.5.2.1. Về tỷ giá và phí thanh toán

Trong TTBM, đồng tiền thanh toán chủ yếu là đồng bản tệ. Nguồn bản tệ này lại hoàn toàn do các NHTM khu vực biên giới tự cân đối. Do vậy tỷ giá giữa CNY và VND chịu tác động lớn bởi yếu tố thị trường tự do, và thường có biến động lớn khi có sự mất cân đối giữa cung và cầu về đồng bản tệ dẫn đến rủi ro về tỷ giá cho các doanh nghiệp thực hiện thanh toán XNK.

Do có ưu thế là ngân hàng cấp tín dụng cho một số công ty lớn đặc biệt là Công ty thép Việt Trung, hàng năm doanh số CNY chuyển tiền về rất lớn

do vậy Ngân hàng Công Thương Lào Cai có lợi thế trong việc mua nguồn ngoại tệ CNY rẻ, do vậy ngân hàng này luôn có ưu thế cạnh tranh hơn đối với Agribank cũng như các NHTM khác trên địa bàn về tỷ giá bán ra đối với CNY. Bên cạnh đó, khi thực hiện nghiệp vụ điều tiết đồng CNY thành USD, tỷ giá mua USD nội bộ của Techcombank Trụ sở chính với các chi nhánh luôn cao hơn tỷ giá mua nội bộ của Agribank. Do vậy Techcombank luôn mua CNY của khách hàng với giá cạnh tranh hơn, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguồn CNY mua phục vụ điều tiết bị chia sẻ.

Phí thanh toán: Hầu hết các ngân hàng cổ phần đều mới thành lập, các ngân hàng này đều có cơ chế hỗ trợ của hệ thống về mặt tài chính nhằm thực hiện chính sách khách hàng như giảm phí, giảm tỷ giá…. Để duy trì và giữ khách hàng đến thời điểm hiện nay, Agribank Lào Cai phải thực hiện giảm phí chuyển tiền đi cho gần 80% khách hàng thực hiện TTBM hàng nhập khẩu và miễn giảm 100% phí chuyển tiền về của khách hàng xuất khẩu nếu thực hiện bán ngoại tệ cho Agribank. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến phí thanh toán quốc tế tăng trưởng rất khiêm tốn.

3.5.2.2. Về cơ chế, chính sách, tình hình kinh tế chính trị

Nhìn chung hoạt động thanh toán XNK nói chung và TTBM nói riêng tại các NHTM trên địa bàn chủ yếu do các NHTM tự quản lý, kiểm tra và thực hiện theo qui định của ngành cũng như trong hệ thống, NHNN địa phương không có qui định quản lý riêng đối với các NHTM trên địa bàn về công tác TTBM. Do đó các ngân hàng trên địa bàn thực hiện nghiệp vụ TTBM, nhưng chưa có sự liên kết, thống nhất chung trong việc cân đối, huy động nguồn nhân dân tệ, mua bán đồng nhân dân tệ. Cơ chế kinh doanh mua bán CNY còn nặng nề, thiếu linh hoạt, chưa có sự chỉ đạo tập trung thống nhất từ trung tâm, đặc biệt là xác định tỷ giá, nên không cạnh tranh được với hoạt động thu đổi của tư nhân. Chỉ có một số NHTM (chủ yếu là Agribank

Lào Cai) tổ chức dịch vụ thu đổi ngoại tệ và thanh toán biên mậu, các ngân hàng khác chưa triển khai thực hiện. Một số cửa khẩu quốc gia tại Lào Cai như Bát Xát, Mường Khương, Bắc Hà, khu du lịch Sa Pa chưa có bàn thu đổi ngoại tệ, thị trường còn bỏ trống tạo điều kiện cho tư thương hoạt động.

Sự không đồng bộ về chính sách XNK giữa 2 nước Việt Nam và Trung Quốc cũng dẫn đến hiện tượng một số mặt hàng được Việt Nam khuyến khích XNK nhưng lại bị hạn chế XNK ở Trung Quốc và ngược lại. Tuy nhiên các loại mặt hàng này vẫn được XNK qua biên giới, và đương nhiên như thế sẽ không thể thanh toán qua ngân hàng 2 nước được. Chính điều này dẫn đến một khối lượng rất lớn hàng hóa được thanh toán trên thị trường tự do, thông qua các tư nhân đổi tiền.

Theo Quyết định 689/QĐ-2004 ngày 7/6/2004 của Thống đốc NHNN về Qui chế thanh toán trong mua bán trao đổi hàng hóa và dịch vụ khu vực biên giới, đã qui định cấm thương nhân mở tài khoản CNY tại các NHTM Trung Quốc khi chưa có giấy phép của NHNN. Tuy nhiên trên thực tế, rất nhiều cá nhân Việt Nam mở tài khoản tiền gửi tại các NHTM Trung Quốc mà chưa có sự kiểm soát và thực hiện làm trung gian thanh toán cho các doanh nghiệp XNK không cần hoặc không thể thanh toán qua ngân hàng.

Xuất phát từ thực trạng trên dẫn đến ngày càng phổ biến tình trạng các doanh nghiệp XNK thực hiện hợp thức hóa thanh toán bằng phương thức "Bù - Trừ" tiền hàng hoặc thông qua một số cá nhân thực hiện để hoàn thiện chứng từ. Cả hai phương thức trên một mặt dễ dẫn đến rủi ro trong hoạt động thanh toán, song điều quan trọng hơn là các cá nhân thực hiện hoạt động thanh toán này là nhân tố cơ bản gây ra tình trạng rối loạn thị trường, tạo ra sự cạnh tranh lẫn nhau giữa các ngân hàng cả về giá cả mua bán ngoại tệ và phí thanh toán. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tỷ giá đồng bản tệ chịu sự chi phối rất lớn của thị trường tự do và tỷ lệ thanh toán xuất nhập khẩu biên

giới qua Agribank Lào Cai và các NHTM khác trên địa bàn (cả số lần và số lượng) còn thấp so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.

Năm 2014 kim ngạch XNK (chính ngạch) với Trung Quốc qua các cừa khẩu trên địa bàn Lào Cai là 1.747 triệu USD giảm so với năm 2013. Trong khi thanh toán qua các NHTM gần 361 tỷ USD, tỷ lệ thanh toán qua ngân hàng mới đạt 21%, chưa kể đến một lượng lớn hàng hóa xuất nhập khẩu qua đường tiểu ngạch. Vậy nếu tính trên tổng khối lượng hàng hóa thực XNK qua biên giới thì tỉ lệ thanh toán qua ngân hàng ước tính chỉ đạt khoảng 7-8%.

Bảng 3.9: Kim ngạch XNK qua cửa khẩu Lào Cai 2010 - 2014

Năm

Kim ngạch XNK qua các cửa khẩu trên

địa bàn tỉnh Lào Cai (Ngàn USD) Tổng DSTT XNK qua các NH

Tỷ trọng TT qua NH (%) Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng

kim ngạch 2010 276,298 545,045 821,343 372,857 45% 2011 936,374 726,864 1,663,238 716,674 43% 2012 551,444 707,299 1,258,743 618,396 49% 2013 1,375,308 784,150 2,159,458 623,596 29% 2014 905,000 842,000 1,747,000 361,243 21%

(Nguồn: Cục Hải quan Lào Cai, Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lào Cai)

Nguyên nhân chủ yếu là do chính sách biên mậu của Trung Quốc thường hay thay đổi: Chính sách quản lý đường biên; chính sách kiểm dịch hàng hóa; chính sách thuế quan xuất nhập khẩu… thay đổi ảnh hưởng rất lớn đến tình hình xuất khẩu nhập cũng như TTBM. Thêm vào đó, kim ngạch năm 2014 giảm còn do tác động của tình hình biển Đông trong thời gian qua đã ảnh hưởng đến tâm lý kinh doanh của doanh nghiệp XNK. Doanh số thanh toán mặc dù có sự tăng trưởng qua các năm song con số còn nhỏ bé so với thực tế giao dịch mua bán giữa hai nước Việt - Trung ngày càng phát triển mạnh mẽ, môi trường kinh doanh, thương mại đầu tư và cơ chế chính sách hai

bên ngày càng thông thoáng, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu.

3.5.2.3. Chất lượng thanh toán.

TTBM chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của các doanh nghiệp và chất lượng của hoạt động này tại các ngân hàng vẫn chưa đáp ứng được so với yêu cầu của khách hàng. Thủ tục thanh toán còn rườm rà. Thời gian thanh toán tuy có nhanh nhưng nếu chương trình kết nối thanh toán Internet Banking giữa hai nước bị lỗi, việc sửa chữa mất nhiều thời gian. Khi đó có phát sinh thanh toán sẽ phải làm thủ công như trước là phải có người của ngân hàng mang chứng từ là hối phiếu hoặc điện chuyển tiền biên mậu qua cửa khẩu để giao cho các ngân hàng đối tác hạch toán thủ công. Do đó việc thanh toán sẽ không được kịp thời và nhanh chóng.

Mạng lưới hoạt động TTBM của các chi nhánh là chưa rộng, Agribank Lào Cai hiện mới ký thỏa thuận thanh toán ủy thác với gần 60 chi nhánh trong và ngoài hệ thống. Hơn nữa các ngân hàng không thanh toán biên mậu trực tiếp cũng chưa mặn mà với TTBM, do nếu thanh toán bằng đồng bản tệ họ sẽ phải chia sẻ phí với chi nhánh đầu mối. Vì vậy họ thường hướng khách hàng xuất nhập khẩu với Trung Quốc của họ thỏa thuận thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi để có thể trực tiếp cung cấp cả gói dịch vụ cho vay - thanh toán, mà không thực hiện thanh toán ủy thác qua chi nhánh đầu mối.

Trình độ của các thanh toán viên cũng còn nhiều hạn chế, các nghiệp vụ về kinh doanh ngoại hối chưa thông thạo, chưa tư vấn cho khách hàng được về các phương thức thanh toán và điều khoản thanh toán phù hợp, có lợi cho khách hàng. Số lượng cán bộ phụ trách mảng này còn ít, chưa thấy được vai trò, tầm quan trọng của TTBM .

Các ngân hàng chưa thực sự chú trọng đến công tác quảng bá và tuyên truyền hoạt động TTBM cũng như các lợi ích của nó đến các doanh nghiệp và các cá nhân có hoạt động thanh toán XNK. Mặc dù đã thực hiện một số hình

thức tiếp thị, tuyên truyền và quảng cáo loại hình dịch vụ này, song lượng khách hàng giao dịch vẫn còn chưa nhiều. Điều này thể hiện, khách hàng đến giao dịch còn ít mà chủ yếu là chuyển tiền, việc thanh toán bằng các hình thức khác rất ít, khai thác khách hàng mới còn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh toán biên mậu việt nam trung quốc tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh lào cai (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)