4.3.1 .Giải pháp phát triển mạng lưới hoạt động
4.4. Kiến nghị, đề xuất
4.4.4. Kiến nghị với các Bộ ngành liên quan (Hải quan, thuế…)
Như đã phân tích ở trên thì TTBM đến nay còn gặp phải nhiều vấn đề vướng mắc. Để thực hiện tốt và phát triển TTBM không chỉ dựa vào hệ thống Ngân hàng mà cần có sự điều chỉnh, phối kết hợp của các cơ quan hữu quan khác. Sau đây là một số kiến nghị về điều chỉnh chính sách hợp lý giữa các bộ phận chức năng, tạo điều kiện cho hoạt động TTBM có những bước phát triển mạnh mẽ hơn.
Bộ Công thương cần chỉ đạo, có chính sách khuyến khích thương nhân sử dụng TTBM. Hạn chế tối đa trường hợp dùng ngoại tệ tự do chuyển đổi để nhập các mặt hàng từ Trung Quốc như: nhập khẩu các loại hoa quả, nông sản, thực phẩm, lá thuốc lá, giống cây trồng, thóc giống, ngô giống, đồ dùng điện tử, quần áo, đồ chơi trẻ em...
Bộ Tài chính nên cho phép nhập khẩu TTBM bằng bản tệ tính giá tính thuế nhập khẩu theo hợp đồng ngoại thương như TTQT, không nên áp dụng giá tối thiểu như hiện nay để tạo thuận lợi cho các thương nhân phát triển kinh
doanh XNK với thị trường các nước chung biên giới mà tiêu biểu là Trung Quốc. Tổng cục Hải quan cần đơn giản hoá thủ tục hải quan, áp dụng chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào khu vực biên giới và các đối tượng kinh doanh ở khu vực biên giới, phối hợp với lực lượng bộ đội biên phòng, cửa khẩu, quản lý thị trường và quản lý chặt chẽ việc vận chuyển tiền mặt và buôn lậu qua biên giới.
Xây dựng chương trình liên kết trực tuyến giữa các cơ quan liên quan đến hoạt động XNK như hải quan, thuế, ngân hàng để tăng cường quản lý, kiểm tra kiểm soát sau thông quan đối với các doanh nghiệp XNK. Trên thực tế rất nhiều doanh nghiệp đã thực hiện hoạt động XNK song không thực hiện thanh toán qua ngân hang.