Các hoạt động kinh doanh chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh toán biên mậu việt nam trung quốc tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh lào cai (Trang 59 - 64)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Khái quát về Agribank Lào Cai

3.3.3. Các hoạt động kinh doanh chính

3.3.3.1. Huy động vốn, đầu tư vốn

Trong những năm vừa qua, bên cạnh những thuận lợi do sự phát triển chung của kinh tế đất nước mang lại, Agribank Lào Cai phải đối mặt với những khó khăn và rủi ro như: nợ tồn đọng của một số doanh nghiệp nhà nước, sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của các NHTM trên địa bàn, nhất là các NHTM cổ phần, nước ngoài như lãi suất; cơ chế chính sách liên quan tới hoạt động tín dụng ngân hàng khi triển khai còn nhiều vướng mắc; cơ sở vật chất và kỹ thuật vẫn chưa thực sự đồng bộ so với tầm hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ biết nắm chắc thời cơ và tận dụng những thuận lợi mà mình có được nên Agribank Lào Cai đã từng bước vượt qua khó khăn và hoàn thành tốt mục tiêu kinh doanh đề ra từ năm 2010- đến nay. Trong những năm qua, Agribank Lào Cai liên tục khai thác nguồn

vốn, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, mở rộng mạng lưới, mở rộng đầu tư tín dụng trong đó chú ý cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ sản xuất, tăng cường kinh doanh ngoại tệ đáp ứng đầy đủ kịp thời các nhu cầu xuất, nhập khẩu.

Tình hình huy động nguồn vốn và dư nợ của Agribank Lào Cai được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.1: Tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn, dƣ nợ 2010-2014 ĐVT: triệu đồng Năm Nguồn vốn Dƣ nợ Tỷ lệ 31/12 Tăng trƣởng (%) 31/12 Tăng trƣởng (%) DN/NV (%) 2010 2,507,620 118% 2,549,370 117% 102% 2011 2,884,510 115% 3,013,297 118% 104% 2012 4,260,470 148% 4,314,357 143% 101% 2013 5,331,620 125% 6,010,240 139% 113% 2014 6,258,240 117% 7,458,840 124% 119%

(Nguồn Phòng Kế hoạch tổng hợp Agribank Tỉnh Lào Cai)

Qua bảng 3.3 thấy rằng, tổng nguồn vốn có mức tăng trưởng mạnh, giai đoạn 2010 - 2014 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng gần 25% năm. Tổng nguồn vốn tính đến 31/12/2014 đạt 6.258 tỷ đồng tăng gần 2,5 lần so với năm 2010.

Trong 5 năm, từ 2010 đến 2014 tình hình kinh tế Việt Nam có nhiều biến động điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và hệ thống ngành ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên, Agribank Lào Cai vẫn luôn chú trọng và duy trì tốt hoạt động huy động vốn. Agribank Lào Cai đã coi trọng việc huy động vốn tại chỗ, nhất là nguồn vốn có tính ổn định cao là nhiệm vụ có tính quyết định phát triển kinh doanh. Thực hiện mục tiêu này, trong những năm qua ngân hàng đã đưa ra nhiều biện

pháp nhằm gia tăng tốc độ nguồn vốn nội tệ, do vậy nguồn vốn không ngừng tăng trưởng ổn định vững chắc.

Tính đến ngày 31/12/2011, tổng số vốn huy động được của chi nhánh là 2.844 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2012 chi nhánh đã huy động được số vốn 4.260 tỷ đồng, số tiền huy động tăng vượt bậc trong năm 2012 và lớn hơn vốn huy động năm 2011 là 1.376 tỷ đồng, tăng 48.6% so với cùng kì năm 2011. Sang năm 2013 tốc độ tăng trưởng của vốn huy động đã chậm lại còn 25%, và năm 2014 tăng 17% so với 2013.

Tổng dư nợ của Agribank Lào Cai cũng tăng dần qua các năm với tốc độ tương đối đều và ổn định. Nguyên nhân của việc tăng tổng dư nợ là do chi nhánh đã không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động của mình. Bên cạnh đó Tỉnh Lào Cai cũng là tỉnh được quan tâm và có nhiều hoạt động kinh tế nổi bật thu hút được nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ quan tâm và hướng tới đầu tư. Giai đoạn năm 2010-2014 vẫn là những năm tín dụng phát triển ở mức độ trong giai đoạn khôi phục nền kinh tế. Hầu hết các ngân hàng đều rơi vào tình trạng nợ xấu cũng như gặp nhiều vẫn đề thanh khoản và dư nợ. Tuy nhiên, tại Chi nhánh Agribank Lào Cai tốc độ tăng trưởng bình quân dư nợ là 28%. Tổng dư nợ cho vay và đầu tư vốn đến 31/12/2014 đạt 7.459 tỷ đồng tăng 2.9 lần so với năm 2010. Agribank Lào Cai luôn giữ vững tốc độ tăng trưởng cho vay cao, vững chắc và với cơ cấu dư nợ/nguồn vốn hợp lý. Trong khi toàn ngành nợ xấu chiếm tỷ lệ 5-7% thì nợ xấu tính đến 31/12/2014 của Agribank Lào Cai chỉ là 62 tỷ đồng, chiếm 0.83% dư nợ cho vay.

3.3.3.2. Các hoạt động khác

Bên cạnh hoạt động huy động vốn và cho vay chi nhánh còn có các hoạt động dịch vụ khác như: phát hành thẻ, bảo hiểm, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu và chi trả kiều hối…

Trong giai đoạn 2010 đến 2014 các hoạt động kinh doanh lĩnh vực dịch vụ của chi nhánh phát triển mạnh, đóng góp đến 20% vào tổng doanh thu của chi nhánh. Đây là một hướng đi đúng đắn đồng thời là một nỗ lực đối với một

chi nhánh miền núi như Agribank Lào Cai trong hoạt động kinh doanh, hướng đến một mô hình ngân hàng thương mại hiện đại.

Agribank Lào Cai là ngân hàng chiếm thị phần chủ yếu, từ 80-90% trong lĩnh vực thẻ ATM, dịch vụ trả lương qua ngân hàng, thanh toán cước điện, nước, viễn thông… trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Số dư trung bình trên tài khoản thẻ của Agribank Lào Cai trên 100 tỷ đồng. Đây là nguồn vốn đáng kể với lãi suất thấp, giúp tạo thanh khoản cho Agribank.

Dịch vụ nổi bật của Agribank Lào Cai phải kể đến hoạt động kinh doanh ngoại hối, thanh toán biên mậu, thanh toán quốc tế, chi trả kiều hối. Đây là một thế mạnh của Agribank Lào Cai. Với kinh nghiệm là chi nhánh hoạt động lâu năm trên lĩnh vực này, Agribank Lào Cai đã có lượng lớn doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tin tưởng, gắn bó với hoạt động TTBM của ngân hàng và đóng góp đáng kể trong kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

3.3.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh.

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh 2010-2014

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng thu loại 7 473,290 716,441 790,639 880,060 976,518

Thu lãi tiền gửi 4,505 6,226 6,716 6,680 7,066

Thu lãi cho vay 406,488 628,141 702,395 724,891 781,214 TN phí từ hoạt động dịch vụ 30,557 38,466 41,143 52,618 66,596

Tổng chi loại 8 339,060 594,889 646,192 690,780 749,190

Chi phí hoạt động tín dụng 270,655 435,208 467,759 485,104 520,556 Chi phí cho nhân viên 50,285 66,767 81,136 90,916 92,746 CP hoạt động quản lí và công vụ 24,851 31,200 34,164 34,468 36,956

Chi về tài sản 16,788 20,172 18,347 22,185 24,650

Chênh lệch thu nhập và CP 134,230 121,552 144,447 189,280 227,328

Nhận xét :

Tổng thu nhập của chi nhánh trong 5 năm qua (2010-2014) đều tăng, năm sau cao hơn năm trước. Trong đó nguồn thu chủ yếu vẫn từ hoạt động tín dụng, năm 2010 thu lãi cho vay/ tổng thu loại 7 chiếm 85% và giảm dần tỷ trọng qua các năm, đến năm 2014 tỷ trọng này là 80%. Tổng thu loại 7 năm 2011 là 716.441 triệu đồng tăng vượt bậc so với năm 2010 (tăng 243.151 triệu, tăng 51%) và sau 5 năm thu nhập loại 7 của chi nhánh đã tăng hơn gấp đôi. Đây là hướng đi đúng đắn của Agribank Lào Cai hướng đến mô hình 1 NHTM hiện đại - giảm dần tỷ trọng thu từ hoạt động tín dụng, tăng thu dịch vụ và cũng là nỗ lực đối với một chi nhánh miền núi như Agribank Lào Cai.

Tỉ lệ thuận với thu nhập tăng là chi phí cũng tăng dần theo các năm. Năm 2011 tổng chi phí của chi nhánh là 594.889 triệu đồng, so với năm 2010 là 339.060 triệu đồng thì chi phí tăng lên 255.829 triệu đồng, khoảng 75%. Năm 2014 tổng chi loại 8 của Agribank Lào Cai là 749.190 triệu đồng, tăng 410.130 triệu đồng, tăng 120% so với năm 2010. Vậy tổng thu sau 5 năm từ 2010-2014 tăng 106% nhưng tổng chi lại tăng 120%, tỷ trọng này cũng hợp lý vì trong bối cảnh ngày càng có nhiều NHTM hoạt động trên địa bàn, các ngân hàng cạnh tranh nhau về lãi suất, phí dịch vụ,... Một phần nguyên nhân khiến chi phí loại 8 cao là do khoa học công nghệ phát triển, chi nhánh đầu tư vào máy móc trang thiết bị hiện đại phục vụ công việc hiện đại hóa dịch vụ ngân hàng và đầu tư vào đào tạo nhân lực trả lương cho nhân viên.

Cũng như đã đề cập ở trên, chênh lệch thu chi của chi nhánh trong 5 năm 2010-2014 tăng cao, riêng có năm 2011 do chi phí về tài sản tăng cao nên chênh lệch thu chi của chi nhánh thấp hơn năm 2010. Thêm vào đó, một nguyên nhân cơ bản là do lãi suất huy động, cho vay biến động quá lớn, doanh số hoạt động tăng rất cao và về nguồn vốn, dư nợ, phát triển sản phẩm dịch vụ..nên về tổng thu, tổng chi tăng lớn là vấn đề tất yếu. Trong nội bộ hệ

thống Agribank, đã có các chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, hơn nữa trong kế hoạch tài chính hàng năm, Agribank Việt Nam đã giao về kế hoạch chi tài chính rất chặt chẽ, theo hướng tiết kiệm và tiết giảm các chi phí quản lý khác dựa trên tỷ lệ chi phí so tổng số dư bình quân nguồn vốn và dư nợ thực hiện năm kế hoạch. Agribank Lào Cai đã tích cực thực hiện và đạt kết quả cao trên tất cả các mặt trong suốt nhiều năm qua. Năm 2012- 2014 chênh lệch thu chi liên tục từ 144 tỷ đồng tăng lên 227 tỷ, tăng 57%. Nguyên nhân do tăng trưởng tín dụng cao, tạo nguồn thu nhập lớn trong tổng thu và hoạt động dịch vụ của Agribank Lào Cai có bước tăng khá, nhất là thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, TTBM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh toán biên mậu việt nam trung quốc tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh lào cai (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)