CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Tình hình xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Hoạt động thương mại giữa Việt Nam - Vân Nam, Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai được thực hiện thông qua hai phương thức chính là XNK mậu dịch chính ngạch và tiểu ngạch. Theo quy định ở Việt Nam, những hàng hóa XNK qua biên giới theo giấy phép của Bộ Thương mại được gọi là mậu dịch chính ngạch. Những hàng hóa XNK chính ngạch phải lưu thông qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai, đồng thời phải chấp nhận đầy đủ các thủ tục XNK theo thông lệ, tập quán quốc tế. Những hàng hóa XNK theo giấy phép của UBND tỉnh Lào Cai cấp thì được gọi là mậu dịch tiểu ngạch, hàng hóa thuộc loại này được phép đi qua các cửa khẩu Mường Khương, Bát Xát... dưới hình thức mua, bán, trao đổi của cư dân biên giới được miễn thuế nhập khẩu nếu giá trị hàng hoá đó không quá 2.000.000đồng/1 người/1 ngày (theo Quy định 254/2006/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 v/v Quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới). Trong tổng XNK giữa Lào Cai và Vân Nam, phần lớn là XNK chính ngạch, kim ngạch buôn bán tiểu ngạch tuy có tăng song mới kiểm soát và thu thuế được 15% - 20% giá trị thực tế hàng hóa nhập khẩu. Các hàng hóa XNK dưới hình thức này cũng không thanh toán
được qua ngân hàng, nên rất khó kiểm soát. Tuy nhiên, XNK tiểu ngạch phần nào đáp ứng được nhu cầu trao đổi hàng hóa, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống cho người dân Lào Cai. Ngoài ra, còn có hình thức hàng đổi hàng, chuyển khẩu, quá cảnh, hợp tác kinh tế - kỹ thuật.
Chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại ở tỉnh Lào Cai tương đối đa dạng, bao gồm nhiều thành phần: doanh nghiệp nhà nước, tập thể và cá nhân thuộc nhiều ngành, nhiều địa phương trong cả nước. Ngoài ra, còn có các công ty trách nhiệm hữu hạn, liên doanh, 100% vốn nước ngoài thuộc các tỉnh nằm trên hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và các tỉnh ngoài hành lang. Đến nay có trung bình khoảng 500 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế từ nhiều địa phương của cả nước tham gia hoạt động thương mại với thị trường Trung Quốc.
- Do tính đa dạng của chủ thể tham gia và chủng loại hàng hóa XNK qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lào Cai, nên phương thức trao đổi, thanh toán cũng rất đa dạng phong phú. Những hình thức thanh toán chủ yếu là : hàng đổi hàng, hàng - tiền trao đổi và thanh toán ngoại thương bằng đồng CNY, VND và USD.
Hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Trung Quốc trong những năm gần đây rất đa dạng về chủng loại, chất lượng của các loại hàng hóa cũng rất khác nhau, có loại đạt tiêu chuẩn quốc gia, địa phương nhưng có loại chưa được đánh giá về phẩm cấp, nhất là hàng hóa xuất theo con đường tiểu ngạch và trao đổi ở các chợ biên giới. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc là: máy vi tính, điện tử, linh kiện, dầu thô, xơ, sợi dệt các loại, khoáng sản (quặng sắt, quặng đồng, crôm); hàng nông lâm hải sản (gỗ, cao su, nguyên liệu, rau quả, hải sản đông lạnh); hàng tiêu dùng (hóa mỹ phẩm, giày dép, bàn ghế nhựa, đồ thủ công mỹ nghệ). Trong khi đó các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chính từ Trung Quốc trong năm 2014 bao gồm: Máy móc, thiết bi ̣, dụng cụ phụ tùng đạt 7,93 tỷ USD; điê ̣n thoa ̣i các loa ̣i và linh kiê ̣n đa ̣t 6,32 tỷ USD; vải các loại đ ạt 4,66 tỷ USD; máy vi tính , sản phẩm điện tử và linh kiện đạt
4,57 tỷ USD. Theo sau đó là sắt thép các loa ̣i đa ̣t 3,86 tỷ USD; xăng dầu các loại đạt 1,57 tỷ USD; nguyên phu ̣ liê ̣u dê ̣t may , da giày đa ̣t 1,54 tỷ USD và sản phẩm từ sắt thép đa ̣t 1,03 tỷ USD.
Biểu đồ 3.1: 8 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đạt trị giá trên 1 tỷ USD năm
Biểu đồ 3.2: 3 mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc có giá trị trên 1 tỷ USD.
(Nguồn: www.vinacorp.vn/news/quan-he-thuong-mai-viet-trung-qua-nhung-con-so)