Thực trạng rà soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai tại trung tâm hành chính công tỉnh thừa thiên huế (Trang 72 - 83)

2.2. Thực trạng thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai tạ

2.2.2. Thực trạng rà soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai

2.2.2.1. Rà soát và kiến nghị về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai Thực hiện Quyết định số 2988/QĐ-UBND ngày 24/12/2018 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính năm 2019, Sở TNMT đã ban hành Kế hoạch số 06/KH-STNMT ngày 08/01/2019 chỉ đạo, triển khai đến các phòng, đơn vị trực thuộc có TTHC tiến hành rà soát, đánh giá nhằm phát hiện các quy định TTHC đang thực hiện không đáp ứng các tiêu chí về sự cần thiết, phù hợp, tính hợp pháp, những TTHC còn rườm rà, phức tạp, gây khó khăn cản trở cho quá trình giải quyết công việc đối với cá nhân và tổ chức, trên cơ sở đó kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét tổ chức thực hiện việc đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Qua rà soát số thủ tục đăng ký rà soát, đơn giản hoá: 06 thủ tục. Bên cạnh đó, Sở TNMT đã chỉ đạo các phòng, đơn vị rà soát tất cả các TTHC trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở để đề xuất phương án đơn giản hóa. Sở TNMT đã có Công văn số 147/STNMT-VP ngày 30/8/2019 về việc rà soát, đề xuất phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính gửi Văn phòng UBND tỉnh, được UBND tỉnh thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành TNMT (Quyết định số 2265/QĐ-UBND ngày 17/9/2019). Theo đó, số thủ tục được đơn giản hoá trong lĩnh vực đất đai gồm 05 thủ tục dưới đây:

a) Thủ tục Thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phát hiện

- Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị sửa đổi, thống nhất liên quan đến trình tự, thời gian thực hiện thủ tục hành chính về thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai.

- Lý do: Theo quy định tại Khoản 3, Điều 106, Luật đất đai 2013 và Điều 87 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định: “Việc thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Điều 105 của Luật này quyết định sau khi đã có kết luận của cơ quan thanh tra cùng cấp, văn bản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai”. Có nghĩa, việc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp không đúng quy định thì phải có kết luận của cơ quan thanh tra cùng cấp.

Đồng thời tại Điểm b, Khoản 2 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ còn quy định rõ: “Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan thanh tra cùng cấp thẩm tra; nếu kết luận là Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật thì thông báo cho người sử dụng đất biết rõ lý do; sau 30 ngày kể từ ngày gửi thông báo cho người sử dụng đất mà không có đơn khiếu nại thì ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp”;

Tuy nhiên tại Điểm b Khoản 56 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điểm b và Điểm c Khoản 4 Điều 87 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP lại quy định: “Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của

pháp luật về đất đai thì kiểm tra lại, thông báo cho người sử dụng đất biết rõ lý do và quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định”. Áp dụng theo điều này thì cơ quan có thẩm quyền thu hồi chỉ kiểm tra lại rồi thông báo cho người sử dụng đất biết rõ lý do và quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định mà không cần phải có văn bản của Cơ quan thanh tra kết luận Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật. Hơn nữa tại Điểm b Khoản 56 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điểm b và Điểm c Khoản 4 Điều 87 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP không quy định rõ thời gian ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp sai quy định sau khi có thông báo cho người sử dụng đất biết rõ lý do thu hồi.

Như vậy, theo quy định tại Điều 106 Luật Đất đai 2013 và Điểm b Khoản 56 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điểm b và Điểm c Khoản 4 Điều 87 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP có sự chồng chéo, không thống nhất về trình tự thủ tục thực hiện, cơ quan thực hiện, thời gian thực hiện.

- Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Điểm b, Khoản 56, Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/1/2017 của Chính phủ phù hợp với quy định của tại Khoản 3, Điều 106 Luật Đất đai 2013. Đồng thời quy định rõ thời gian ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp sai quy định sau khi có thông báo cho người sử dụng đất biết rõ lý do thu hồi nhằm thống nhất trong quá trình thực hiện thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phát hiện.

- Lợi ích của phương án đơn giản hóa: Tạo sự thống nhất trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính về thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản

gắn liền với đất phát hiện. Quy định rõ thời gian thực hiện thủ tục hành chính nhằm đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.

b) Thủ tục Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất đối với trường hợp thu hồi đất của tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Thủ tục thu hồi đất trong khu vực ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người đối với trường hợp thu hồi đất ở thuộc dự án nhà ở của tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

- Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị bổ sung thời gian giải quyết đối với hai thủ tục hành chính trên.

- Lý do: Do chưa có quy định thời gian giải quyết.

- Kiến nghị thực thi: Đề nghị bổ sung thêm “điểm c” vào Khoản 1 Điều 61 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của chính phủ như sau:

“c) Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất đối với trường hợp thu hồi đất của tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và thu hồi đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người đối với trường hợp thu hồi đất ở thuộc dự án nhà ở của tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là không quá 20 ngày làm việc và không quá 30 ngày

làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.”

c) Thủ tục Cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do bị mất hoặc trang bổ sung do bị mất.

- Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị thống nhất về thời gian niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở UBND cấp xã tại Khoản 2 Điều 77 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ và Điểm b Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT về quy định hồ sơ địa chính.

- Lý do: Thời gian niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình và cá nhân giữa Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ và Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường có sự chồng chéo không thống nhất.

- Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi, thống nhất về thời gian niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở UBND cấp xã tại Khoản 2 Điều 77 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ và Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính. Theo đó, đề nghị rút lại thời gian niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại trụ sở UBND cấp xã từ 30 ngày xuống còn 15 ngày theo quy định tại Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Lợi ích của phương án đơn giản hóa: Tạo sự thống nhất trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính về Cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất hoặc trang bổ sung do bị mất; Giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính.

d) Thủ tục Thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền vơi đất phát hiện.

- Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị sửa đổi, thống nhất liên quan đến trình tự, thời gian thực hiện thủ tục hành chính về thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai.

- Lý do: Quy định tại Điều 106 Luật Đất đai năm 2013 và Điểm b Khoản 56 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điểm b và Điểm c Khoản 4 Điều 87 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP có sự chồng chéo, không thống nhất về trình tự thủ tục thực hiện, cơ quan thực hiện, thời gian thực hiện.

- Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Điểm b Khoản 56 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ phù hợp với quy định tại Khoản 3 Điều 106 Luật Đất đai 2013. Đồng thời quy định rõ thời gian ban hành Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp sai quy định sau khi có thông báo cho người sử dụng đất biết rõ lý do thu hồi nhằm thống nhất trong quá trình thực hiện thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật.

Lợi ích của phương án đơn giản hóa: Tạo sự thống nhất trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính về thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phát hiện. Quy định rõ thời gian thực hiện thủ tục hành chính nhằm bảo đảm quyền lợi cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; Giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính.

e) Thủ tục Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng của tổ chức đầu tư xây dựng.

- Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị sửa đổi Điểm b Khoản 1 Điều 10 Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 30/6/2014 của UBND tỉnh Thừa

Thiên Huế về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Lý do: Thời gian thực hiện thủ tục hành chính theo Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 30/6/2014 của UBND tỉnh quy định dài hơn 05 ngày so với quy định tại Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ.

- Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi thời gian thực hiện thủ tục hành chính Điểm b Khoản 1 Điều 10 Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 30/6/2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất từ 20 ngày xuống còn 15 ngày.

Tuy nhiên, việc rà soát, đánh giá TTHC trong lĩnh vực đất đai cũng còn những hạn chế nhất định. Do thời gian tiến hành rà soát ngắn, nên hiệu quả của công tác rà soát, đánh giá chưa cao. Hiện nay, TTHC trong lĩnh vực đất đai khá nhiều nên khi rà soát phải tốn nhiều thời gian để đảm bảo không bỏ sót bất kì thủ tục nào. Công chức thực hiện rà soát cũng đa phần kiêm nhiệm, chưa được tập huấn, bồi dưỡng nhiều về nghiệp vụ rà soát, đánh giá nên tính chuyên nghiệp trong công tác rà soát còn chưa cao.

Tuy nhiên, việc rà soát, đánh giá TTHC trong lĩnh vực đất đai cũng còn những hạn chế nhất định. Do thời gian tiến hành rà soát ngắn, nên hiệu quả của công tác rà soát, đánh giá chưa cao. Hiện nay, TTHC trong lĩnh vực đất đai khá nhiều nên khi rà soát phải tốn nhiều thời gian để đảm bảo không bỏ sót bất kì thủ tục nào. Công chức thực hiện rà soát cũng đa phần kiêm nhiệm, chưa được tập huấn, bồi dưỡng nhiều về nghiệp vụ rà soát, đánh giá nên tính chuyên nghiệp trong công tác rà soát còn chưa cao.

2.2.2.2. Tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của nhân dân về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai

Hoạt động tiếp nhận, xử lý những phản ánh kiến nghị của công dân, tổ chức liên quan đến quy định hành chính nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng là một giải pháp quan trọng để huy động nhân dân, tổ chức tích cực tham gia vào tiến trình cải cách. Thông qua hoạt động tiếp nhận, xử lý để nâng cao chất lượng giải trình của cơ quan công quyền về những bất cập về quy định hành chính trong lĩnh vực đất đai mà công dân, tổ chức đang phải đối diện và gánh chịu những bất lợi từ quy định này.

Trên cơ sở Nghị định 20/2008/NĐ-CP ngày 14/2/2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý PA, KN của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính; Quyết định số 08/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh về ban hành quy định về tiếp nhận, xử lý PA, KN của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh, việc tiếp nhận thông tin PA, KN trong lĩnh vực đất đai được thực hiện thông qua các hình thức:

- Gửi văn bản trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện. - Gửi qua Cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh.

- Gửi qua thư điện tử hoặc gọi điện thoại trực tiếp qua Phòng Kiểm soát TTHC, đường dây nóng Cổng Dịch vụ công tỉnh đều được tiếp nhận, giải quyết.

Ngoài ra, công dân, tổ chức còn thực hiện quyền PA, KN thông qua hoạt động đối thoại công dân, doanh nghiệp về quy định hành chính cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai tại trung tâm hành chính công tỉnh thừa thiên huế (Trang 72 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)