lĩnh vực đất đai
TTHC là tổng hợp bộ quy định thủ tục hành chính được đặt ra bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đối tượng áp dụng là người dân, doanh nghiệp phải tuân thủ thực hiện, trong quá trình thực hiện luôn có sự tác động qua lại giữa các bên và vấn đề này thường nảy sinh trong quá trình
thực hiện. Lĩnh vực đất đai gồm nhiều thủ tục liên quan trực tiếp đến tài sản lớn của cá nhân, tổ chức và quy trình giải quyết gồm nhiều bước, cần nhiều thời gian giải quyết, từ đó sẽ có cơ hội để các yếu tố có thể tác động trong quá trình giải quyết TTHC làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện. Cụ thể một số yếu tố như sau:
1.3.1. Pháp luật, chính sách
Để thực hiện có hiệu quả một TTHC, không chỉ có các văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp quy định TTHC mà còn rất nhiều các quy định khác của các cơ quan nhà nước ảnh hưởng đến. Một quy định hành chính, TTHC được ban hành ra để giải quyết các công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức chỉ được thực hiện một cách thuận lợi khi mà các văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước được phân công, phân nhiệm rõ ràng, không chồng chéo. Bên cạnh đó, việc ban hành ra các TTHC phải hợp Hiến và hợp pháp, phải phù hợp với yêu cầu thực tiễn và phải đáp ứng được lợi ích của nhà nước và của nhân dân.
Như vậy, các văn bản luật, các văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện TTHC cũng tác động không nhỏ đến hiệu quả của việc thực hiện TTHC nói chung và TTHC trong lĩnh vực đất đai nói riêng. Việc ban hành văn bản chỉ đạo kịp thời, kỷ cương, kỷ luật hành chính được thực hiện nghiêm minh, cùng với các chế độ chính sách, quan tâm kịp thời đến đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp thực thi công vụ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các TTHC.
1.3.2. Năng lực của công chức
Đội ngũ công chức là người trực tiếp thực hiện TTHC, có ảnh hưởng quyết định đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy cơ quan nhà nước, đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Công chức có trình độ, năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt vì việc chung, vì lợi ích của người dân
sẽ giải quyết các công việc được thấu tình đạt lý; công chức có năng lực, trình độ chuyên môn yếu, có thái độ sách nhiễu, vụ lợi cá nhân sẽ ảnh hưởng đến kết quả thực hiện TTHC, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
Thực tế cho thấy mức độ hài lòng của người dân đối việc giải quyết công việc của các cơ quan nhà nước phần lớn phụ thuộc vào cách giải quyết công việc và thái độ, ứng xử của cán bộ, công chức với người dân và việc thực hiện TTHC trong giải quyết yêu cầu của người dân là một trung những nội dung đánh giá trực tiếp nhất sự hài long đó.
1.3.3. Cơ chế phối hợp, kiểm tra, giám sát của các cơ quan liên quan Cơ chế phối hợp là một chất xúc tác quan trọng trong giải quyết Cơ chế phối hợp là một chất xúc tác quan trọng trong giải quyết TTHC, đặc biệt là đối với các thủ tục hành chính giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Các cơ quan, bộ phận bên cạnh trách nhiệm giải quyết TTHC trong phạm vi thẩm quyền của cơ quan mình, cần phải có sự kết hợp với hoạt động của các cơ quan khác để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra.
Trong cơ chế phối hợp, chỉ cần một khâu, một công đoạn của một bộ phận, cơ quan nào đó không hoàn thanh nhiệm vụ được phân công thì sẽ ảnh hưởng lớn đến cả quá trình giải quyết TTHC. Vì vậy, để giải quyết TTHC được hiệu quả, phải có một cơ chế phối hợp khoa học, hợp lý, đủ sức tạo sự gắn kết giữa các cơ quan, bộ phận với nhau. Cơ quan đầu mối có trách nhiệm đôn đốc các cơ quan, bộ phận khác thực hiện các nhiệm vụ trong thời gian đã được định sẵn theo quy trình đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn, các quyết định công bố TTHC, trả kết quả cho người dân đúng hạn. Các cơ quan phối hợp có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ, giải quyết nhanh các yêu cầu tham vấn trong phạm vi chức năng, thẩm quyền của mình để chuyển về cơ quan đầu mối sớm nhất.
Tiểu kết Chương 1
Trong chương 1 này, học viên đã thực hiện việc nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận, những vấn đề cơ bản nhất về TTHC và thực hiện TTHC trong lĩnh vực đất đai. Bằng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích, tổng hợp, học viên đã khái quát hóa những vấn đề cơ bản về TTHC và thực hiện TTHC trong lĩnh vực đất đai như: Khái niệm, đặc điểm, vai trò của TTHC trong lĩnh vực đất đai; khái niệm, nguyên tắc thực hiện TTHC trong lĩnh vực đất đai, nội dung thực hiện TTHC trong lĩnh vực đất đai bao gồm thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và quá trình sà soát TTHC trong lĩnh vực đất đai; các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện TTHC trong lĩnh vực đất đai. Những vấn đề lý luận trên được làm sáng tỏ có ý nghĩa quan trọng, làm cơ sở để học viên tiếp tục triển khai nhiệm vụ nghiên cứu đề tài luận văn ở Chương 2.
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI
TẠI TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH CÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ