Đẩy mạnh thực hiện Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai tại trung tâm hành chính công tỉnh thừa thiên huế (Trang 102 - 108)

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực

3.2.3.Đẩy mạnh thực hiện Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ

4 trong thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, góp phần nâng cao Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh

a) Cơ sở đề xuất giải pháp

Từ thực tiễn và kết quả thống kê của tác giả trong Chương 2 cho thấy, số lượng người dân tham gia và sử dụng DVCTT mức độ 3, 4 vẫn còn hạn chế. Điều này dẫn đến ảnh hưởng Chương trình cung ứng dịch vụ hành chính công mức độ 3, mức độ 4 đang vận hành và nhiệm vụ của mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử được đặt ra.

b) Nội dung giải pháp

Tác giả nhận thấy cần xây dựng chương trình vận động, hướng dẫn công dân, tổ chức tiếp cận mục tiêu này vì lợi ích của Chương trình cung ứng dịch vụ hành chính công mức độ 3, mức độ 4 mang lại là thiết thực, đáp ứng kỳ vọng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, cũng như mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử, kiến tạo và phát triển hiện nay. Trên cơ sở những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hồ sơ DVCTT chưa cao được tác giả phân tích ở Chương 2, tác giả xin đề xuất giải pháp tập trung vào các nội dung chính như sau:

- Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế, các văn bản, các quy định nhằm đảm bảo tính pháp lý của các DVCTT. Đồng thời, thực hiện các biện pháp tăng cường sự bảo đảm về an toàn và bí mật thông tin của các cá nhân khi sử dụng DVCTT. Các quy định pháp lý về cung cấp dịch vụ công

trên môi trường mạng cũng như việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu, nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động của cơ quan nhà nước, hoạt động trao đổi, cung cấp thông tin giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân và hoạt động phục vụ lợi ích công cộng đã và đang được ghi nhận trong các văn bản Luật và quy phạm pháp luật. Do đó, ngoài việc cung cấp thông tin đầy đủ về quy trình, thủ tục của các dịch vụ công trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử (Khoản 2, Điều 8, Luật Công nghệ thông tin), để đảm bảo tính minh bạch của các dịch vụ công điện tử, cần các quy định pháp lý về xác định danh tính công dân, doanh nghiệp và tổ chức tham gia dịch vụ công điện tử. Thêm vào đó, các văn bản luật liên quan tới thanh toán điện tử cho các dịch vụ công trực tuyến cần được xây dựng để đảm bảo môi trường giao dịch tin cậy và an toàn cho thanh toán phí dịch vụ.

- Thứ hai, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về lợi ích và sự thuận tiện của DVCTT mức độ 3, mức độ 4 thông qua các hình thức tuyên truyền trực quan. Đồng thời, tiếp tục thực hiện các biện pháp phổ biến, hướng dẫn người dân, tổ chức truy cập, nộp hồ sơ trên Hệ thống Dịch vụ công thay thế cho cách thức thực hiện thủ tục hành chính công truyền thống. Cần đổi mới, đa dạng các hình thức tuyên truyền: kết hợp sinh hoạt tổ dân phố với thực hiện việc tuyên truyền DVCTT đến từng tổ dân phố vào các buổi họp tổ dân phố. Tại các buổi sinh hoạt tổ dân phố, chuyên viên của đơn vị cung cấp dịch vụ phát tờ gấp giới thiệu dịch vụ cho người dân, giới thiệu về các lợi ích khi tham gia sử dụng DVCTT, trình chiếu các đoạn video hướng dẫn sử dụng dịch vụ, cách nộp hồ sơ trực tuyến đối với 1 số thủ tục hành chính có lượng hồ sơ phát sinh lớn; Tuyên truyền trên mạng xã hội như Facebook, Zalo để tác động trực tiếp đến giới trẻ và từ đó thêm một kênh thông tin để đưa lợi ích của sử dụng DVCTT đến từng hộ

gia đình. Tại các bộ phận một cửa của các Bộ phận một cửa cần cung cấp các màn hình giới thiệu các DVCTT, chính sách khuyến khích để người dân trong khi chờ đợi giải quyết TTHC có thể xem và biết về các DVCTT. Chú trọng đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng thụ hưởng.

Việc triển khai thực hiện công tác tuyên truyền DVCTT phải được thực hiện đồng bộ theo một chương trình tuyên truyền về cải cách hành chính nói chung. Về nội dung tuyên truyền: triển khai xây dựng tài liệu giới thiệu dịch vụ, nêu bật được các lợi ích người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng; tài liệu hướng dẫn cần được thể hiện dưới dạng các hình thức hình ảnh minh họa hướng dẫn, video hướng dẫn thực hiện cụ thể một DVHCCTT đăng tải trên Trang thông tin điện tử; thiết kế các tài liệu hướng dẫn theo từng bước thực hiện dịch vụ dưới dạng tờ gấp để cung cấp cho người dùng tại bộ phận một cửa.

- Thứ ba, mở rộng, hoàn thiện và ứng dụng những công nghệ mới để mở rộng, nâng cao chất lượng và tăng cường việc sử dụng dịch vụ trực tuyến trong tương lai, trong đó đề cao các vấn đề về an toàn, an ninh trong quá trình thiết lập tiêu chuẩn của việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Chẳng hạn, cung cấp giao diện cho các thiết bị di động; dịch vụ công trực tuyến sử dụng chữ ký số trên nền tảng di động để thực hiện thủ tục hành chính; dịch vụ công trực tuyến xử lý bằng hồ sơ điện tử; thông tin của người dân được tự động nhập vào biểu mẫu trực tuyến.

- Thứ tư, cung cấp đa đạng các kênh giao tiếp, giúp người dân, doanh nghiệp lựa chọn hình thức xử lý dịch vụ công phù hợp nhất thông qua thiết bị di động, thanh toán trực tuyến, thanh toán qua QR hoặc các hình thức khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công dân, tổ chức tham gia, đồng hành.

- Thứ năm, các cơ quan báo chí đóng trên địa bàn tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến cho người dân, doanh nghiệp biết và thực hiện khai thác thông tin về TTHC, thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Đặc biệt, Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố đặt banner của Cổng Dịch vụ công Quốc gia lên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh, Cổng Thông tin điện tử, Trang Thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị theo hướng dẫn nhằm tăng cường truyền thông, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong tiếp cận, thực hiện dịch vụ công trực tuyến…

3.2.4 Tăng cường hoạt động giám sát, phản biện xã hội về giải quyết thủ tục hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính

a) Cơ sở đề xuất giải pháp

Hoạt động tiếp nhận, xử lý những phản ánh kiến nghị của công dân, tổ chức liên quan đến quy định hành chính nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng là một giải pháp quan trọng để huy động nhân dân, tổ chức tích cực tham gia vào tiến trình cải cách. Thông qua hoạt động tiếp nhận, xử lý để nâng cao chất lượng giải trình của cơ quan công quyền về những bất cập về quy định hành chính trong lĩnh vực đất đai mà công dân, tổ chức đang phải đối diện và gánh chịu những bất lợi từ quy định này. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của tác giả ở Chương 2 cho thấy công tác này vẫn chưa phát huy được vai trò thiết thực của mình, khi số lượng PA, KN về quy định hành chính, hành vi hành chính vẫn còn thấp, chưa thực sự trở thành công cụ hữu hiệu giúp nhà nước hiểu rõ những bất cập về quy định hành chính. Do vậy, huy động người dân, tổ chức tham gia hoạt động giám sát, phản biện xã hội về giải quyết TTHC, kiểm soát TTHC là vô cùng cần thiết.

b) Nội dung giải pháp

Với chức năng là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, là cơ quan đại diện của nhân dân, bằng việc làm công tác giám sát thực hiện pháp luật về kiểm soát TTHC, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cần phát huy được vai trò to lớn trong việc thúc đẩy quá trình thực hiện pháp luật về kiểm soát TTHC, kịp thời khắc phục những yếu kém, khuyết điểm trong quản lý, tăng cường ý thức và hiệu quả phục vụ người dân và tổ chức. Bên cạnh đó, cần phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, đòi hỏi các cơ quan nhà nước cấp tỉnh cần tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện được những nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Thứ nhất, thu thập và phản ảnh kịp thời các ý kiến của nhân dân về kiểm soát TTHC và thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, với nhiều hình thức, như qua xin ý kiến, qua hệ thống tổ chức, qua hòm thư, qua đường dây nóng, qua gặp gỡ định kỳ, qua phản ánh trực tiếp của đoàn viên, hội viên,… Qua đó, nắm rõ cách tổ chức, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong thực hiện pháp luật kiểm soát TTHC, giải quyết TTHC, thấy rõ được những mặt tích cực, ưu điểm, những mặt thiếu xót, tiêu cực nảy sinh trong quá trình thực hiện. Tập hợp ý kiến phản ánh để trao đổi trên cơ sở của quy chế phối hợp giữa UBND cấp tỉnh với Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể để kip thời uốn nắn, khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm, xử lý những ách tắc và thái độ thiếu trách nhiệm của cán bộ công chức trong quan hệ với người dân và doanh nghiệp.

- Thứ hai, phát huy và động viên các tầng lớp nhân dân tham gia đóng góp ý kiến với các cơ quan hành chính nhà nước, trong đánh giá chi

phí phải tuân thủ đối với các TTHC; động viên các tầng lớp nhân dân tham gia giám sát tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

- Thứ ba, tổ chức điều tra dư luận xã hội để đánh giá sự hài lòng của người dân đối với việc thực hiện pháp luật về kiểm soát TTHC, giải quyết THCC cũng như mong đợi của người dân đối với các cơ quan hành chính nhà nước. Thông qua hoạt động này nâng cao nhận thức, giáo dục và động viên các tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp thực hiện quyền làm chủ, gắn trách nhiệm với quyền lợi và nghĩa vụ, tôn trọng trật tự kỷ cương xã hội, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tích cực đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, tạo dựng bầu không khí xã hội nói không với tiêu cực, nói không với nạn lót tay phong bì trong thực hiện pháp luật về kiểm soát TTHC, giải quyết TTHC, xây dựng niềm tin trong mọi tầng lớp nhân dân với chính quyền, đồng thời đấu tranh không khoan nhượng với các hành vi tiêu cực, tham nhũng, góp phần xây dựng bộ máy hành chính cấp tỉnh ngày càng trong sạch, văn minh.

- Thứ tư, nâng cao vai trò giám sát của xã hội: Giám sát xã hội là hình thức giám sát mà chủ thể trực tiếp là các tầng lớp nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng, các hội, đoàn thể quần chúng nhân dân khác. Các chủ thể này đều có chung mục tiêu giám sát là tạo dòng chảy thông thoáng cho kinh tế -xã hội phát triển. Để nâng cao vai trò giám sát xã hội cần tập trung vào những nhiệm vụ sau: Chú trọng phương pháp điều tra xã hội học trong đánh giá chất lượng thực hiện pháp luật về kiểm soát TTHC, giải quyết TTHC, tạo ra chuyển biến căn bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, cá nhân; góp phần chống quan liêu, hách dịch, cửa quyền, chống tham nhũng.

- Thứ năm, tạo điều kiện để nâng cao vai trò của báo chí, của các cơ quan truyền thông trong việc xem xét, đánh giá việc thực hiện pháp luật về

giải quyết TTHC của cơ quan nhà nước cấp tỉnh. Báo chí, các cơ quan truyền thông có thế mạnh trong việc cung cấp thông tin cho xã hội và là diễn đàn của nhân dân. Ở bất cứ giai đoạn cách mạng nào, báo chí luôn là cơ quan ngôn luận cổ vũ, khuyến khích, biểu dương những điển hình người tốt, việc tốt và cổ vũ phong trào cách mạng của quần chúng, đồng thời cũng là kênh cung cấp thông tin rộng rãi cho toàn xã hội những mặt trái, những bất cập, những yếu kém nổi lên trong đời sống xã hội, trong đó có việc thực hiện pháp luật về kiểm soát TTHC, giải quyết TTHC. Vì vậy, đưa báo chí, các cơ quan truyền thông tham gia giám sát là nhiệm vụ hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai tại trung tâm hành chính công tỉnh thừa thiên huế (Trang 102 - 108)