Bên cạnh những ưu điểm được khẳng định ở trên, việc thực hiện TTHC trong lĩnh vực đất đai tại Trung tâm HCC tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn một số hạn chế, được thể hiện dưới đây.
a) Hạn chế trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai
- Thứ nhất, vẫn còn tình trạng trễ hồ sơ giải quyết TTHC.
Số liệu được rà soát, thống kê về Kết quả thực hiện TTHC trong lĩnh vực đất đai tại Trung tâm HCC tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2019 (Bảng 2.4 ) cho thấy vẫn còn 4.62% hồ sơ trễ hạn. Hồ sơ trễ hạn thuộc lĩnh vực đất đai tập trung nhiều nhất là những TTHC liên thông 3 cấp, 4 cấp và có nhiều đầu mối trung gian trong hoạt động phối hợp giải quyết.
Trong quá trình thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận hoặc đăng ký biến động về tài sản gắn liền với đất, trường hợp cần thiết phải xác minh thêm thông tin về điều kiện chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai gửi phiếu lấy ý kiến đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và các cơ quan quản lý nhà nước khác có liên quan cụ thể trong các trường hợp:
+ Có ý kiến về điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ quy định tại các
Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ.
+ Xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy phép nhưng phù hợp hoặc không phù hợp quy chuẩn xây dựng và quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
+ Có ý kiến chấp thuận hoặc không chấp thuận về tồn tại nhà ở hoặc công trình xây dựng thuộc đối tượng phải xin phép xây dựng mà không xin phép nhưng phù hợp quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các trường hợp quy định tại Điều 33 Quyết định 31/2014/QĐ- UBND ngày 30/6/2014 của UBND tỉnh về việc Ban hành quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sau khi nhận phiếu chuyển thông tin để xác định nghĩa vụ tài chính của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai. Sau 03 ngày làm việc cơ quan thuế có trách nhiệm xác định và gửi thông báo nộp các khoản nghĩa vụ tài chính về đất đai cho người sử dụng đất. Tuy nhiên, việc liên thông, liên thông điện tử giữa các thủ tục hành chính về đất đai với các thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính với cơ quan Thuế chưa đồng bộ về phần mềm. Cơ quan Thuế sử dụng phần mềm nội bộ riêng nên việc thực hiện liên thông, liên thông điện tử còn gặp khó khăn. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước về Xây dựng, cơ quan thuế; các cơ quan quản lý khác có liên quan tiếp nhận và trả lời quá thời hạn quy định kể từ ngày nhận được Phiếu lấy ý kiến của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai (thời gian theo quy định là 05 ngày làm việc đối với cơ quan xây dựng, 03 ngày làm việc đối với cơ quan thuế). Điều này cho thấy việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông gặp nhiều khó khăn như hiện nay có nguyên nhân cơ bản
xuất phát từ cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hành chính Nhà nước chưa chặt chẽ, có sự chia cắt giữa các cấp hành chính ở địa phương với các cơ quan ngành dọc của Trung ương ở địa phương.
- Thứ hai, số lượng người dân tham gia và sử dụng DVCTT mức độ 3, 4 vẫn còn hạn chế nên số lượng hồ sơ tiếp nhận trực tuyến không nhiều. Chương trình cung ứng dịch vụ hành chính công mức độ 3, mức độ 4 đang vận hành và thực hiện với mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử đang là vấn đề mang tính lý luận. Tuy nhiên, trên thực tế tại Trung tâm HCC tỉnh Thừa Thiên Huế hiệu quả mang lại không nhiều (Bảng 2.2). Tỷ lệ người dân sử dụng DVCTT còn chưa cao xuất phát từ 03 nguyên nhân chính dưới đây:
+ Một là, việc sử dụng DVCTT chưa trở thành thói quen của người dân (Biểu đồ 2.1), tâm lý lo ngại của công dân, tổ chức về sự không thuận tiện, mất an toàn thông tin khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến, nên đa số người dân vẫn lựa chọn nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm HCC.
+ Hai là, mặt bằng trình độ công nghệ thông tin của người dân chưa đồng đều, điều kiện tiếp cận với công nghệ để biết và sử dụng DVCTT chưa đáp ứng. Muốn xây dựng chính quyền điện tử phải xây dựng công dân điện tử là yếu tố nền tảng mang tính quyết định sự thành công hay thất bại của chương trình. Nếu chỉ tập trung xây dựng chính quyền điện tử trong đó lấy mục tiêu giải quyết TTHC qua môi trường mạng được các cơ quan hành chính Nhà nước cung cấp, nhưng người dân chưa sẵn sàng tiếp cận là giải pháp thiếu toàn diện.
+ Ba là, yếu tố phức tạp của các thành phần hồ sơ của TTHC trong lĩnh vực đất đai cũng là nguyên nhân khiến người dân, tổ chức e dè, lúng túng khi nộp hồ sơ trực tuyến. Bên cạnh đó, DVCTT do các cơ quan nhà nước vẫn chưa đủ thuận tiện, nhiều dữ liệu chưa liên thông, các chức năng xác thực điện tử và thanh toán trực tuyến chưa hoàn thiện (Bảng 2.3).
Vì vậy, Trung tâm HCC tỉnh cần xây dựng chương trình vận động, hướng dẫn công dân, tổ chức tiếp cận mục tiêu này vì lợi ích của chương trình mang lại là thiết thực, đáp ứng kỳ vọng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, cũng như mục tiêu xây dựng Chính phủ quyền điện tử, kiến tạo và phát triển hiện nay.
b) Hạn chế trong rà soát và kiến nghị về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai
Việc việc rà soát, đánh giá TTHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh cũng còn những hạn chế nhất định mà nguyên nhân chủ yếu là do thời gian tiến hành rà soát ngắn, nên hiệu quả của công tác rà soát, đánh giá không cao. Hiện nay, các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở TNMT phải giải quyết khá nhiều nên khi rà soát TTHC phải tốn thời gian để đảm bảo không bỏ sót bất kỳ thủ tục nào không được rà soát.
Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy các biểu mẫu để tiến hành rà soát TTHC khá nhiều dẫn đến lúng túng trong việc sử dụng biểu mẫu, trong biểu mẫu có nhiều nội dung khác nhau nên khi tiến hành cũng phải được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định, có những câu hỏi mà công chức không biết trả lời hoặc trả lời mang tính hình thức dẫn đến chất lượng của biểu mẫu rà soát, đánh giá TTHC chưa cao.
Bên cạnh đó, một số công chức tham mưu công tác kiểm soát TTHC chưa coi trọng công tác rà soát các TTHC, chỉ làm đối phó để có báo cáo gửi lên cấp trên. Do đó ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của việc rà soát. Cán bộ, công chức thực hiện công tác rà soát cũng đa phần kiêm nhiệm, chưa được tập huấn, bồi dưỡng nhiều về nghiệp vụ rà soát, đánh giá nên tính chuyên nghiệp trong công tác rà soát, đánh giá còn chưa cao.
Nguyên nhân chủ quan dẫn đến thực trạng này xuất phát từ tư duy và nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của của hoạt động này của cấp chính
quyền, nhất là người đứng đầu chưa thực sự đầy đủ và việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ còn chậm, thiếu quyết liệt. Người dân, cộng đồng doanh nghiệp vẫn còn tâm lý e ngại, hồ nghi về mức độ thành công của công tác này. Đồng thời, tư duy cán bộ, công chức vẫn còn bị ảnh hưởng những cách làm việc truyền thống; việc thay đổi thói quen, cách làm cũ của bộ máy hành chính các cấp là một công việc khó khăn, lâu dài. Những trường hợp bảo thủ, cố tình níu kéo, duy trì các quy định cũ không còn hợp lý cũng là một trở ngại không nhỏ trong quá trình cải cách TTHC và Kiểm soát TTHC. Để thực hiện có kết quả công tác này, trước hết cần thiết phải có sự đổi mới trong tư duy của cán bộ, công chức, sự quyết tâm chính trị của lãnh đạo đơn vị và có sự chung tay, góp sức của toàn hệ thống.
c) Hạn chế về quy định, phương thức và quy trình tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của nhân dân về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai
Theo quy định hiện nay, nội dung quy định tiếp nhận và xử lý PA, KN về quy định hành chính chiụ sự điều chỉnh của Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý PA, KN của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính; Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính, tại mỗi địa phương còn được giao nhiệm vụ ban hành quy định về hoạt động phối hợp trong tiếp nhận, giải quyết phản ánh kiến nghị về quy định hành chính. Quy định này đã xác lập trật tự quản lý thống nhất về tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị về quy định hành chính. Tuy nhiên, thực tiễn nghiên cứu cho thấy tính khả thi, tính đồng bộ của quy định còn những bất cập như:
- Thứ nhất, cơ chế tiếp nhận, xử lý các phản ánh kiến nghị còn thiếu nội dung về thầm quyền giải quyết PA, KN lần 1 có quy định nhưng lần 2 lần 3 thì chưa có quy định cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết. Vì trên thực tế phát sinh khá nhiều vụ việc người PA, KN không đồng tình kết giả giải quyết lần 1 làm phát sinh lần 2 và lần 3 nhưng chưa có quy định cách thức, quy trình, thẩm quyền giải quyết.
- Thứ hai, phương thức PA, KN có quy định các thông tin được PA, KN thông qua hoạt động đối thoại công dân, doanh nghiệp về quy định hành chính theo Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ có được xem là hình thức PA, KN được tiếp nhận, xử lý theo quy trình này hay không thì chưa có trong quy định. Vì vậy, thể chế quy định về PA, KN chưa tạo thành quy định mang tính thống nhất cao để vận hành hiệu quả trên thực tiễn. Về góc độ pháp lý thì Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 48/2013/NĐ-CP), nghị định này chỉ quy định cách thức, quy trình tiếp nhận, chủ thể thực hiện là Sở Tư pháp. Đối với PA, KN của công dân, tổ chức về TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính khác trên địa bàn tỉnh thì Nghị định này không quy định. Tác giả cho rằng đây là một hạn chế của Nghị định số 20/2008/NĐ-CP, làm cho cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh không thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc tiếp nhận, xử lý PA, KN của công dân.
- Thứ ba, quy trình tiếp nhận PA, KN chỉ dừng lại mức độ “tiếp nhận” và “chuyển” đến cơ quan chuyên môn hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết để xử lý, chưa trao quyền “xử lý sâu hơn” dẫn đến thực trạng cơ quan bị PA, KN cũng chính là cơ quan trực tiếp giải quyết phản ánh kiến nghị, dẫn đến hiện tượng công dân chưa tin tưởng vào việc tiếp nhận và
phản ánh này, nên trên thực tế rất ít trường hợp công dân, tổ chức đến PA, KN, chỉ có 24 ý kiến PA, KN về quy định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực đất đai trong năm 2019 theo (Bảng 2.6). Nghị định số 63/2010/NĐ-CP có quy định giao trách nhiệm cho các cơ quan chuyên môn tiếp nhận, xử lý PA, KN của công dân, tổ chức trong quá trình thực hiện TTHC (khoản 10, Điều 18). Tuy nhiên quy định này còn chung chung, không rõ ràng về nội dung thực hiện, cách thức thực hiện, biện pháp bảo đảm thực hiện. Do đó, trên thực tế các cơ quan chuyên môn chưa quan tâm thực hiện nhiệm vụ này và chỉ bố trí cán bộ tiếp công dân (thuộc Phòng Thanh tra) để tiếp nhận khiếu nại, tố cáo nói chung theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, chứ chưa bố trí cán bộ thực hiện việc tiếp nhận PA, KN của cá nhân, tổ chức về TTHC để kịp thời tháo gỡ vướng mắc của công dân, tổ chức, hoặc chưa có biện pháp giao cho cán bộ tiếp công dân tiếp nhận các PA, KN về TTHC của công dân.
Quy chế tiếp nhận, xử lý PA, KN của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính nói chung và quy định hành chính trong lĩnh vực đất đai nói riêng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành có quy định rõ hơn về thời gian xử lý PA, KN của các cơ quan có trách nhiệm, và có “gia tăng áp lực” đối với cơ quan chuyên môn với quy định việc xem xét, xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nhìn chung Quy chế này được ban hành trên cơ sở Nghị định số 20/2008/NĐ-CP, nên cũng chỉ dừng lại ở mức độ Sở Tư pháp “Tiếp nhận và chuyển” PA, KN đến cơ quan chuyên môn xem xét, xử lý; chưa được giao quyền hạn trong “xử lý đến cùng” các PA, KN này.
Tiểu kết chương 2
Trong Chương 2, học viên đã phân tích, làm rõ thực trạng chung về thực hiện TTHC trong lĩnh vực đất đai tại Trung tâm HCC tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở đánh giá toàn diện các nội dung có liên quan đến thực hiện TTHC trong lĩnh vực đất đai theo quy định của pháp luật, học viên đã làm sáng tỏ thực trạng hoạt động chuyên môn nghiệp vụ trên từng nội dung gồm: công khai, niêm yết TTHC đất đai; rà soát TTHC, thực hiện TTHC trong lĩnh vực đất đai theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; công tác tiếp nhận và xử lý PA, KN của người dân, tổ chức đối với quy định hành chính, hành vi hành chính… Học viên cũng đã tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của người dân, tổ chức để làm sáng tỏ thực tế thực hiện TTHC trong lĩnh vực đất đai tại Trung tâm HCC tỉnh Thừa Thiên Huế theo nội dung của các mục đã phân tích.
Dựa trên kết quả khảo sát thực tiễn, học viên đánh giá chung về những kết quả đạt được, cũng như những hạn chế trong quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo điều hành hoạt động cải cách TTHC, kiểm soát TTHC, những bất cập về quy định, phương thức và quy trình tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của nhân dân về TTHC trong lĩnh vực đất đai, những hạn chế của cơ chế một cửa liên thông, tạo tiền đề, làm cơ sở nghiên cứu đưa ra các quan điểm, giải pháp, kiến nghị nhằm bảo đảm thực hiện TTHC trong lĩnh vực đất đai của Trung tâm tại Chương 3.
Chương 3
NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI
TẠI TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH CÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế Cải cách TTHC có hiệu quả sẽ góp phần giải quyết các vấn đề còn