Đánh giá thực trạng thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai tại trung tâm hành chính công tỉnh thừa thiên huế (Trang 83)

vực đất đai tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế

2.3.1. Ưu điểm

Kết quả nghiên cứu, khảo sát được phân tích ở trên cho thấy việc thực hiện TTHC trong lĩnh vực đất đai tại Trung tâm HCC tỉnh Thừa Thiên Huế có những ưu điểm nổi bật, tạo thuận lợi cho người dân và công tác quản lý của cơ quan chính quyền.

- Thứ nhất, thực hiện TTHC trong lĩnh vực đất đai theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Trung tâm HCC tỉnh Thừa Thiên Huế đã góp phần làm thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa chính quyền và người dân, tổ chức theo hướng nền hành chính phục vụ, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi đến giao dịch với cơ quan hành chính, giảm được tình trạng cá nhân, tổ chức phải đi lại nhiều lần, gặp nhiều cơ quan, nhiều cấp hành chính để giải quyết công việc liên quan đến lĩnh vực đất đai (Bảng 2.1, Biểu đồ 2.2.).

Hộp 1. Ví dụ về ưu điểm của cơ chế phối hợp liên thông giải quyết TTHC trong lĩnh vực đất đai của tỉnh thừa Thiên Huế

Mô hình một cửa, một cửa liên thông đã khắc phục những nhược điểm của mô hình cũ trước đây. Chẳng hạn, trong khi thời gian thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định tại Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi tại Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP là 20 ngày làm việc, nhưng trên thực tế hầu như không thể đảm bảo thời gian quy định, bởi vì thủ tục này hiện nay lại được tách ra và thực hiện thành nhiều thủ tục riêng lẻ, độc lập (thủ tục con). Theo đó, tổ chức phải thực hiện một loạt 05 thủ tục sau đây:

- Về thủ tục giao đất, cho thuê đất: Tổ chức kinh tế lập hồ sơ xin thuê đất, giao đất nộp hồ sơ tại Bộ phận TN&TKQ Sở TNMT. Sở TNMT thẩm định, trình UBND tỉnh ra quyết định giao đất hoặc cho thuê đất. Kết quả của thủ tục giao đất, cho thuê đất là Quyết định giao đất hoặc cho thuê đất, trả cho người được giao đất, cho thuê đất tại Bộ phận TN&TKQ.

- Về thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính: Sở TNMT chuyển thông tin địa chính đến Cục Thuế hoặc Sở Tài Chính để xác định đơn giá thuê đất, xác định giá đất thu tiền sử dụng đất. Cục Thuế thẩm định ra Thông báo đơn giá thuê đất hoặc Sở Tài chính, trình Hội đồng giá đất tham mưu UBND tỉnh ra quyết định đơn giá hoặc giá đất tính tiền thu sử dụng đất. Kết quả trả cho người xin giao đất, cho thuê đất là Thông báo đơn giá thuê đất hoặc Quyết định giá đất tính thu tiền sử dụng đất.

- Về thủ tục giao đất ngoài thực địa: Theo đề nghị của người xin giao đất, cho thuê đất, Phòng TNMT nơi có đất chủ trì phối hợp với UBND cấp xã tổ chức cắm mốc và giao đất ngoài thực địa cho người được giao đất, cho thuê đất. Sản phẩm cuối cùng của công đoạn này là Biên bản cắm mốc.

- Về thủ tục ký hợp đồng thuê đất (đối với trường hợp cho thuê đất): Căn cứ đơn giá thuê đất, Sở TNMMT ký hợp đồng thuê đất với tổ chức kinh tế, sản phẩm cuối cùng là Hợp đồng thuê đất.

- Về thủ tục cấp giấy chứng nhận: Sau khi có đơn giá thuê đất, hợp đồng thuê đất hoặc Quyết định giá đất, tổ chức, cá nhân được giao đất, cho thuê đất tiếp tục nộp hồ sơ Cấp giấy chứng nhận tại Bộ phận TN&TKQ Sở TNMT. Hồ sơ được chuyển cho Văn phòng đăng ký đất đai để thẩm định, chuyển thông tin địa chính đến cơ quan Thuế để xác định lệ phí trước bạ (trường hợp phải thu lệ phí trước bạ theo quy định). Sau khi tổ chức kinh tế hoàn thành nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký đất đai trình Sở TNMT thẩm định trước khi trình UBND tỉnh ký giấy chứng nhận.

Với cách làm trên, tổ chức kinh tế phải đi lại rất nhiều lần, đến rất nhiều cơ quan, nộp nhiều bộ hồ sơ, có nhiều giấy tờ trùng lắp, không cần thiết. Tuy nhiên, với việc thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo Quyết định 1907/QĐ-UBND ngày 28/8/2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quy định về cơ chế phối hợp liên thông trong giải quyết TTHC thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, tổ chức kinh tế không phải thực hiện nhiều thủ tục riêng kẻ khác nhau tại các cơ quan khác nhau, không phải đi lại nhiều lần mà chỉ cần nộp hồ sơ và nhận kết quả TTHC tại một đầu mối duy nhất là Trung tâm HCC tỉnh (Bộ phận TN&TKQ của Sở TNMT, trách nhiệm liên thông hồ sơ thuộc về Bộ phận TN&TKQ của Sở TNMT và các cơ quan liên quan.

- Thứ hai, việc sử dụng quy trình vận hành bằng phần mềm một cửa điện tử trong Trung tâm HCC tỉnh đã giúp cho việc tra cứu thông tin nhanh chóng và hiệu quả, giảm thời gian xử lý và thời gian đi lại của người dân; giúp cán bộ thực hiện thống kê, xử lý và tổng hợp các TTHC trong lĩnh vực đất đai nhanh chóng, kịp thời, chính xác, huy động được nhân dân tham gia và giám sát cán bộ trong giải quyết TTHC. Đặc biệt, phần mềm Dịch vụ công tỉnh áp dụng dịch vụ công mức 3, 4 đã giúp liên thông hồ sơ từ công dân đến cán bộ một cửa và luân chuyển đến từng bộ phận chuyên môn, giúp giảm tải hồ sơ giấy, tiết kiệm thời gian đi lại của người dân. Hồ sơ được xử lý và trả kết quả nhanh chóng. Bên cạnh đó, phía cơ quan và cả công chức Bộ phận TN&TKQ Sở TNMT đã có sự nỗ lực bước đầu trong việc đưa DVCTT tiếp cận gần hơn với người dân, tổ chức.

- Thứ ba, trong quá trình thực thi công vụ, cán bộ, công chức bộ phận TN&TKQ Sở TNMT đã có giao tiếp, ứng xử chuẩn mực với công dân tổ chức, đem đến mức độ hài lòng cao của công dân, tổ chức đối với dịch vụ hành chính công (Bảng 2.1). Sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp là thước đo hiệu quả cho chất lượng công tác cải cách hành chính, là nền tảng để hướng tới xây dựng chính quyền kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động, phục vụ theo chủ trương của Chính phủ.

- Thứ tư, toàn bộ TTHC được niêm yết công khai, đầy đủ, rõ ràng tại Bộ phận TN&TKQ Sở TNMT theo đúng quy định với cách thức niêm yết đa dạng như: bảng di động, màn hình cảm ứng, trên mạng điện tử v.v.. bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu của người dân trong việc tìm hiểu, tra cứu và thực hiện TTHC.

- Thứ năm, công tác tiếp nhận, xử lý PA, KN của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính để nhằm nâng cao chất lượng các quy định hành chính và giám sát việc thực hiện TTHC các cơ quan hành chính Nhà nước các

cấp nói chung, cũng như Trung tâm HCC nói riêng ngày càng được quan tâm hơn và tạo được niềm tin cho nhân dân. Trung tâm HCC tỉnh đi vào hoạt động ổn định 02 năm. Hoạt động của các Trung tâm HCC tỉnh cho thấy thực tế ngày càng chuyên nghiệp hơn, hiệu quả cải cách TTHC được nâng lên rõ rệt, đáng khích lệ và nhận được sự đánh giá cao và hài lòng của tổ chức, cá nhân trên địa bàn toàn tỉnh. Trung tâm HCC tỉnh ngoài việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC, cung cấp thông tin về TTHC, cũng chính là nơi tiếp nhận, trả lời các thắc mắc cho tổ chức, cá nhân trong giao dịch thực hiện TTHC; hỗ trợ chuyển xử lý PA, KN về Văn phòng UBND tỉnh – cơ quan đầu mối được Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền tiếp nhận, xử lý PA, KN của tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp về quy định hành chính trên địa bàn toàn tỉnh. Điều này cũng góp phần giải thích việc các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, chính quyền địa phương các cấp cũng ít tiếp nhận, xử lý PA, KN về quy định hành chính hơn. Sở TNMT cũng đã chủ động xây dựng Thư mục "Góp ý PA, KN của công dân, tổ chức về quy định hành chính" trên Trang thông tin điện tử của từng cơ quan, đơn vị; đăng tải công khai thông tin về địa chỉ, điện thoại trực tiếp, email của bộ phận tiếp nhận, xử lý PA, KN của tỉnh.

Ngoài công tác tiếp dân định kỳ của lãnh đạo tỉnh, bên cạnh việc tiếp nhận các nguồn PA, KN từ các cơ quan báo chí, truyền hình, định kỳ hàng quý, UBND tỉnh cũng đã chủ động trong việc đối thoại trực tuyến với doanh nghiệp và nhân dân trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh (có ghi hình và phát lại trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh) liên quan đến thực hiện TTHC, giải quyết PA, KN về quy định hành chính trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội; tăng cường chỉ đạo công khai chuẩn mực các quy định hành chính để nhân dân, các tổ chức xã hội cùng giám sát việc thực hiện.

- Thứ sáu,công tác rà soát, ban hành bổ sung, sửa đổi và công bố bộ TTHC trong lĩnh vực đất đai đã được duy trì thực hiện thường xuyên; góp phần cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục không cần thiết; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công dân và đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước; tạo sự thống nhất về quy định giữa Chính phủ và UBND tỉnh trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những ưu điểm được khẳng định ở trên, việc thực hiện TTHC trong lĩnh vực đất đai tại Trung tâm HCC tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn một số hạn chế, được thể hiện dưới đây.

a) Hạn chế trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai

- Thứ nhất, vẫn còn tình trạng trễ hồ sơ giải quyết TTHC.

Số liệu được rà soát, thống kê về Kết quả thực hiện TTHC trong lĩnh vực đất đai tại Trung tâm HCC tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2019 (Bảng 2.4 ) cho thấy vẫn còn 4.62% hồ sơ trễ hạn. Hồ sơ trễ hạn thuộc lĩnh vực đất đai tập trung nhiều nhất là những TTHC liên thông 3 cấp, 4 cấp và có nhiều đầu mối trung gian trong hoạt động phối hợp giải quyết.

Trong quá trình thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận hoặc đăng ký biến động về tài sản gắn liền với đất, trường hợp cần thiết phải xác minh thêm thông tin về điều kiện chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai gửi phiếu lấy ý kiến đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và các cơ quan quản lý nhà nước khác có liên quan cụ thể trong các trường hợp:

+ Có ý kiến về điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ quy định tại các

Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ.

+ Xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy phép nhưng phù hợp hoặc không phù hợp quy chuẩn xây dựng và quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

+ Có ý kiến chấp thuận hoặc không chấp thuận về tồn tại nhà ở hoặc công trình xây dựng thuộc đối tượng phải xin phép xây dựng mà không xin phép nhưng phù hợp quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các trường hợp quy định tại Điều 33 Quyết định 31/2014/QĐ- UBND ngày 30/6/2014 của UBND tỉnh về việc Ban hành quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sau khi nhận phiếu chuyển thông tin để xác định nghĩa vụ tài chính của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai. Sau 03 ngày làm việc cơ quan thuế có trách nhiệm xác định và gửi thông báo nộp các khoản nghĩa vụ tài chính về đất đai cho người sử dụng đất. Tuy nhiên, việc liên thông, liên thông điện tử giữa các thủ tục hành chính về đất đai với các thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính với cơ quan Thuế chưa đồng bộ về phần mềm. Cơ quan Thuế sử dụng phần mềm nội bộ riêng nên việc thực hiện liên thông, liên thông điện tử còn gặp khó khăn. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước về Xây dựng, cơ quan thuế; các cơ quan quản lý khác có liên quan tiếp nhận và trả lời quá thời hạn quy định kể từ ngày nhận được Phiếu lấy ý kiến của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai (thời gian theo quy định là 05 ngày làm việc đối với cơ quan xây dựng, 03 ngày làm việc đối với cơ quan thuế). Điều này cho thấy việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông gặp nhiều khó khăn như hiện nay có nguyên nhân cơ bản

xuất phát từ cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hành chính Nhà nước chưa chặt chẽ, có sự chia cắt giữa các cấp hành chính ở địa phương với các cơ quan ngành dọc của Trung ương ở địa phương.

- Thứ hai, số lượng người dân tham gia và sử dụng DVCTT mức độ 3, 4 vẫn còn hạn chế nên số lượng hồ sơ tiếp nhận trực tuyến không nhiều. Chương trình cung ứng dịch vụ hành chính công mức độ 3, mức độ 4 đang vận hành và thực hiện với mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử đang là vấn đề mang tính lý luận. Tuy nhiên, trên thực tế tại Trung tâm HCC tỉnh Thừa Thiên Huế hiệu quả mang lại không nhiều (Bảng 2.2). Tỷ lệ người dân sử dụng DVCTT còn chưa cao xuất phát từ 03 nguyên nhân chính dưới đây:

+ Một là, việc sử dụng DVCTT chưa trở thành thói quen của người dân (Biểu đồ 2.1), tâm lý lo ngại của công dân, tổ chức về sự không thuận tiện, mất an toàn thông tin khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến, nên đa số người dân vẫn lựa chọn nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm HCC.

+ Hai là, mặt bằng trình độ công nghệ thông tin của người dân chưa đồng đều, điều kiện tiếp cận với công nghệ để biết và sử dụng DVCTT chưa đáp ứng. Muốn xây dựng chính quyền điện tử phải xây dựng công dân điện tử là yếu tố nền tảng mang tính quyết định sự thành công hay thất bại của chương trình. Nếu chỉ tập trung xây dựng chính quyền điện tử trong đó lấy mục tiêu giải quyết TTHC qua môi trường mạng được các cơ quan hành chính Nhà nước cung cấp, nhưng người dân chưa sẵn sàng tiếp cận là giải pháp thiếu toàn diện.

+ Ba là, yếu tố phức tạp của các thành phần hồ sơ của TTHC trong lĩnh vực đất đai cũng là nguyên nhân khiến người dân, tổ chức e dè, lúng túng khi nộp hồ sơ trực tuyến. Bên cạnh đó, DVCTT do các cơ quan nhà nước vẫn chưa đủ thuận tiện, nhiều dữ liệu chưa liên thông, các chức năng xác thực điện tử và thanh toán trực tuyến chưa hoàn thiện (Bảng 2.3).

Vì vậy, Trung tâm HCC tỉnh cần xây dựng chương trình vận động, hướng dẫn công dân, tổ chức tiếp cận mục tiêu này vì lợi ích của chương trình mang lại là thiết thực, đáp ứng kỳ vọng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, cũng như mục tiêu xây dựng Chính phủ quyền điện tử, kiến tạo và phát triển hiện nay.

b) Hạn chế trong rà soát và kiến nghị về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai

Việc việc rà soát, đánh giá TTHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh cũng còn những hạn chế nhất định mà nguyên nhân chủ yếu là do thời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai tại trung tâm hành chính công tỉnh thừa thiên huế (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)