Các nhân tố ảnh hưởng đến M&A

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sáp nhập, mua bán trong lĩnh vực Ngân hàng, kinh nghiệm quốc tế và một số hàm ý đối với Việt Nam (Trang 38 - 44)

1.2. Cơ sở lý luận về sáp nhập, mua bán trong lĩnh vực Ngân hàng

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến M&A

1.2.4.1. Nhân tố ngoài doanh nghiệp

Nhân tố bên ngoài góp phần ảnh hưởng tới sự phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập các tổ chức tài chính ngân hàng, đặc biệt trong giai đoạn đầu là các nhân tố thuộc môi trường pháp lý, môi trường kỹ thuật, công nghệ, môi trường kinh tế và môi trường chính trị xã hội của một quốc gia.

a) Môi trường thể chế, pháp luật

Đối với mọi hoạt động kinh doanh nói chung và đối lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng đều nhạy cảm với tình hình chính trị của mỗi quốc gia. Các yếu tố về thể chế, pháp luật có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động trong lĩnh vực tài chính trong đó có hoạt động M&A. Một nền chính trị ổn định, không có những yếu tố gây xung đột sẽ tạo tâm lý ổn định cho các nhà đầu tư. Các chính sách, qui định, đạo luật liên quan đến hoạt động M&A như luật ngân hàng, luật doanh nghiệp, luật đầu tư hay luật cạnh tranh nếu được xem xét xây dựng một cách có khoa học, đầy đủ, rành mạch sẽ tạo một khung pháp lý vững chắc thúc đẩy hoạt động mua bán và sáp nhập phát triển.

Mặc dù hoạt động mua bán doanh nghiệp, nhượng bán cổ phần thực chất là việc người mua và người bán tự tìm đến với nhau và thực hiện thương vụ. Nó gần như mang tính tự nhiên không chịu sự tác động của các quy định pháp lý, bởi khó có điều luật nào quy định xu hướng tăng giảm của cung cầu

hàng hóa trên thị trường, và khó có điều luật nào có thể phù hợp với tất cả doanh nghiệp trong nền kinh tế. Song, hoạt động M&A lại cần có những quy định, hướng dẫn cụ thể từ phía các cơ quan chức năng để hướng dẫn thực hiện, kết thúc và giải quyết các vấn đề hậu M&A nhằm đảm bảo một thương vụ diễn ra đem lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan.

Bên cạnh đó, môi trường pháp lý của hoạt động mua bán và sáp nhập cũng tạo điều kiện ngăn chặn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh hay độc quyền lũng đoạn thị trường của một nhóm doanh nghiệp khi thực hiện M&A với mục đích thâu tóm hay lũng đoạn thị trường. Trong trường hợp, nếu khung pháp lý liên quan tới M&A chưa thực sự đi sâu, chưa phản ánh đúng thực trạng hoạt động M&A của nền kinh tế nơi mà các thương vụ đang diễn ra, có thể sẽ gây nên những khó khăn với doanh nghiệp khi tiến hành các thủ tục M&A cần thiết.

b) Môi trường kinh tế

Không chỉ riêng lĩnh vực tài chính ngân hàng, mà tất cả các ngành, lĩnh vực kinh doanh đều dựa trên các yếu tố kinh tế để đưa ra quyết định đầu tư. Tài chính ngân hàng là một lĩnh vực nhạy cảm với tình hình sức khoẻ của nền kinh tế. Vì vậy, khi có bất cứ tác động tích cực hay tiêu cực của kinh tế vĩ mô cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực tài chính ngân hàng nói chung và hoạt động M&A trong lĩnh vực này nói riêng.

Bên cạnh đó, bất kì nền kinh tế nào cũng có chu kì, trong mỗi giai đoạn nhất định các nhà đầu tư sẽ có những quyết định về hoạt động mua bán và sáp nhập tổ chức tài chính phù hợp riêng cho mình. Trong khủng hoảng, các thương vụ dường như trầm lắng hơn nhưng khi nền kinh tế phục hồi là lúc “thiên thời địa lợi” cho hoạt động M&A trỗi dậy hoạt động mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các yếu tố tác động đến nền kinh tế như mức lãi suất, lạm phát, tỷ giá hay các chính sách phát kinh tế của chính phủ: Luật tiền lương cơ bản, chiến

lược phát triển kinh tế, các chính sách ưu đãi hoặc các chỉ số như tốc độ tăng trưởng, mức độ gia tăng GDP, tỷ suất GDP/vốn đầu tư. Mặc dù không tác động trực tiếp đến hoạt động M&A song lại là những yếu tố quan trọng nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh ổn định thúc đẩy hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng phát triển.

c) Môi trường văn hóa xã hội

Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hoá và các yếu tố xã hội đặc trưng và những yếu tố này là đặc điểm của khách hàng ở khu vực đó. Những giá trị văn hoá là những giá trị làm nên một xã hội có thể vun đắp cho xã hội đó tồn tại và phát triển chính vì thế các yếu tố văn hoá thường được bảo vệ. Tuy nhiên, không thể phủ nhận cùng với quá trình toàn cầu hoá sâu và rộng là những giao thoa văn hoá của các nền văn hoá khác nhau trên thế giới. Sự giao thoa này sẽ làm thay đổi cách sống, tâm lý tiêu dùng và tạo ra tham vọng phát triển cho tất cả các ngành. Trong hoạt động M&A lĩnh vực tài chính ngân hàng khi nắm rõ yếu tố văn hoá xã hội của mỗi quốc gia sẽ giúp đỡ rất nhiều cho các tổ chức tài chính thâu tóm trước, trong và sau khi thương vụ hoàn thành.

Trước khi thực hiện, các tổ chức tài chính sẽ phải phân tích tìm hiểu kĩ lưỡng thói quen sử dụng dịch vụ tài chính, khả năng tiếp nhận các dịch vụ mới hay niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng mục tiêu từ đó đưa ra quyết định có nên thực hiện thương vụ hay không?. Trong quá trình thực hiên giao dịch đàm phán với ban lãnh đạo tổ chức mục tiêu, nắm rõ yếu tố văn hoá, tránh mọi hiểu nhầm trong giao tiếp, ứng xử là một bước tiến dài để đi đến một thương vụ đàm phán thành công. Khi thương cụ M&A đã hoàn thành thì văn hoá lại có vai trò quan trọng quyết định tương lai của tổ chức tài chính mới, đó chính là văn hoá doanh nghiệp. Một sự hiểu biết sâu sắc về văn hoá

xã hội bản địa sẽ giúp Ban lãnh đạo mới đưa ra chiến lược hoà hợp hai nền văn hoá doanh nghiệp nhằm tạo một khối đoàn kết vững mạnh đảm bảo cho tổ chức tài chính mới tồn tại và phát triển.

d) Môi trường kỹ thuật, công nghệ tài chính ngân hàng

Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, vấn đề công nghệ hiện đại trở thành vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp, công ty sản xuất kinh doanh nói chung và nói riêng với các tổ chức tài chính. Sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong những năm gần đây đã giúp lĩnh vực tài chính đổi mới được cơ cấu quản lý tổ chức, phát triển được các dòng sản phẩm dịch vụ tiện ích như ATM, thanh toán trực tuyến, Mobile banking và Internet banking, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng đảm bảo an toàn tối đa cho người gửi tiền.

Trong trường hợp, doanh nghiệp tài chính dự đoán trong những năm tới làn sóng công nghệ sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa điều này rất có lợi cho hoạt động sáp nhập và mua bán ngân hàng. Sau sáp nhập, tổ chức mới sẽ phải đương đầu với nhiều khó khăn do dữ liệu hai hệ thống không ăn khớp gây nên tình trạng mất mát, sai lệch dữ liệu. Ngoài ra khi mạng lưới kinh doanh mở rộng thì việc quản lý cũng khó khăn hơn nhiều đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn để nâng cấp, đổi mới hệ thống. Tuy nhiên, đầu tư cho công nghệ ngân hàng thường tốn chi phí, bên cạnh đó, sự hạn chế về nguồn lực và chi phí thực sự là bài toán khó đối với các tổ chức tài chính, đặc biệt là các doanh nghiệp tài chính nhỏ. Do vậy, để giải quyết bài toán này, các tổ chức tài chính nhỏ thường xem xét, áp dụng giải pháp tài chính M&A, nhờ vậy có thể kết hợp với những tổ chức lớn có kinh nghiệm hơn, nguồn lực dồi dào hơn từ đó nhận chuyển giao công nghệ mới, tiết giảm chi phí, cũng như phân bổ nguồn lực hợp lý trên cơ sở dữ liệu và khách hàng hiện tại.

1.2.4.2. Nhân tố bên trong doanh nghiệp a) Năng lực tài chính

Tình hình tài chính hay năng lực tài chính của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng doanh nghiệp sẽ tiến hành các thương vụ mua bán và sáp nhập. Hay nói cách khác, năng lực tài chính của doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng tới sự phát triển của các thương vụ mua bán. Năng lực tài chính của doanh nghiệp có thể được xem xét trên một số chỉ tiêu tài chính như doanh thu, lợi nhuận, quy mô vốn của doanh nghiệp. Những yếu tố này sẽ tác động tích cực tới sự phát triển của hoạt động mua bán và sáp nhập ở cả 2 góc độ là với doanh nghiệp có khả năng tài chính yếu và doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh.

Đối với doanh nghiệp mạnh có tiềm lực tài chính như doanh thu, lợi nhuận cao, đồng thời quy mô vốn lớn, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng thực hiện các thương vụ mua lại, thâu tóm doanh nghiệp yếu hơn để tăng thị phần, chiếm lĩnh và tăng uy thế trên thị trường ở một khu vực, hay vùng lãnh thổ. Điều này sẽ góp phần tăng lên số lượng các thương vụ mua bán và sáp nhập. Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp có năng lực tài chính yếu, họ cũng mong muốn nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tiếp thu nguồn công nghệ, trình độ quản lý bằng việc kết hợp với những đối tác mạnh hơn, do vậy M&A cũng là một công cụ tài chính mà doanh nghiệp mong muốn sử dụng. Như vậy, đối với các doanh nghiệp nhỏ, với tiềm lực tài chính yếu, doanh thu, lợi nhuận thấp, nguồn vốn yếu kém khi sáp nhập, bán cổ phần cho các đối tác cũng sẽ làm gia tăng các thương vụ mua bán và sáp nhập [6].

b) Năng lực cạnh tranh

Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo nên một môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế của một quốc gia.

Sự tham gia của nhiều các tổ chức tài chính quốc tế với tiềm lực tài chính mạnh sẽ đặt các doanh nghiệp tại một quốc gia trước áp lực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh toàn cầu. Do vậy, những doanh nghiệp yếu kém sẽ buộc phải sáp nhập lại với nhau hoặc tìm kiếm đối tác chiến lược để bán cổ phần nhằm hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh trước các doanh nghiệp tài chính lớn.

Bên cạnh đó, hoạt động mua bán và sáp nhập cũng hỗ trợ hiệu quả cho quá trình sàng lọc thị trường, những doanh nghiệp mạnh mới có khả năng tồn tại trên thị trường, những doanh nghiệp yếu kém sẽ buộc phải sáp nhập lại với nhau hoặc bị mua lại bởi những doanh nghiệp mạnh hơn. Kết quả của quá trình này làm cho số lượng các tổ chức tài chính trên thị trường giảm đi, điều này cũng góp phần tăng thị phần của các doanh nghiệp còn lại trên thị trường. Như vậy, hoạt động mua bán và sáp nhập được cho là một trong những công cụ tài chính để loại bỏ những tổ chức yếu kém và giữ lại những tổ chức mạnh, có năng lực cạnh tranh, nâng cao tính bền vững của thị trường tài chính và nền kinh tế của một quốc gia.

c) Năng lực quản trị rủi ro

Nhiều tổ chức tài chính có năng lực quản trị rủi ro yếu, không đáp ứng các tiêu chuẩn việc quản trị rủi ro hệ thống theo các tiêu chuẩn quốc tế về đảm bảo an toàn vốn (Basel II), rủi ro về các khoản nợ khó đòi và nợ có khả năng mất vốn, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh, mở cửa thị trường. Khi các tổ chức tài chính cân nhắc hoạt động mua bán và sáp nhập sẽ tạo cơ hội hỗ trợ tổ chức rủi ro, đặc biệt là rủi ro liên quan tới hoạt động tín dụng do tình trạng nợ quá hạn gây nên. Ngoài ra, hoạt động này còn hỗ trợ doanh nghiệp tránh được tình trạng tổ chức phải tuyên bố phá sản do không có khả năng thu hồi các khoản nợ khó đòi. Bởi, thông qua M&A, các tổ chức tài chính lớn mua lại các tổ chức tài chính đang gặp vấn đề và hỗ trợ các tổ chức tài chính này

giải quyết các khó khăn như vấn đề thanh khoản, các khoản nợ quá hạn…từ đó tổ chức đang gặp khó khăn sẽ tránh được rủi ro phải tuyên bố phá sản, đóng cửa doanh nghiệp.

Một tổ chức tài chính với năng lực quản trị rủi ro yếu kém, phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn trong việc điều hành và quản trị nguồn vốn, nguồn lực của doanh nghiệp sẽ có xu hướng quan tâm tới hoạt động mua bán và sáp nhập, coi đây là một giải pháp hữu ích cho việc nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp. Đây cũng chính là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của các thương vụ mua bán và sáp nhập trên thị trường [10].

Tóm lại, có rất nhiều nhân tố tác động tới sự phát triển của hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sáp nhập, mua bán trong lĩnh vực Ngân hàng, kinh nghiệm quốc tế và một số hàm ý đối với Việt Nam (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)