3.1. Phân tích hoạt động mua bán, sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng của một
3.1.3. M&A trong lĩnh vực ngân hàn gở một số nước châu Âu
3.1.3.1. Bối cảnh của M&A ngân hàng tại một số nước châu Âu
Hệ thống ngân hàng châu Âu được đặc trưng bởi sự phân mảnh và lợi thế nhà nước mạnh, đó là các ngân hàng chuyên về phát hành trái phiếu và giao dịch tiền tệ ở đất nước của họ. Ở các quốc gia lớn hơn, lợi thế sân nhà kết hợp với các dòng thu nhập cao và tương đối ổn định có nghĩa là lợi nhuận ổn định. Hơn nữa, cấu trúc vĩ mô ở châu Âu làm cho việc sáp nhập ngân hàng ở khu vực này không mạnh mẽ. Một mặt, Châu Âu là một thị trường khổng lồ với nhiều khách hàng trong thị trường trung gian thịnh vượng. Mức tăng trưởng và thu nhập kinh tế vĩ mô của khu vực này nói chung là cao. Hơn nữa các nước châu Âu đã thực hiện cắt giảm các quy định quản lý từ giữa những năm 1980. Và một thị trường chung châu Âu, hứa hẹn một sự tăng trưởng về khách hàng của các ngân hàng theo định hướng mở rộng địa bàn. Mặt khác, hoạt động của các ngân hàng đang hoạt động lại không khuyến khích sáp nhập và cũng không khuyến khích sự vươn ra do hạn chế trong lịch sử phân bổ vốn trên thị trường tín dụng. Ví dụ, các ngân hàng lớn của Pháp cho đến gần đây vẫn là các ngân hàng thuộc sở hữu của chính phủ, các ngân hàng lớn của Đức chủ yếu là sở hữu chéo và có mối quan hệ lâu dài với các tập đoàn lớn. Sự khác biệt trong cấu trúc và các quy định về ngân hàng cũng như sự khác biệt trong văn hóa ngân hàng giữa các quốc gia đã ngăn cản các vụ sáp nhập xuyên biên giới. Chi phí để gia nhập vào các nước khác lại cao, các rào cản pháp lý và văn hóa làm cho các vụ sáp nhập không có khả năng cắt giảm chi phí bằng cách đóng cửa các chi nhánh không cần thiết. Bối cảnh này dẫn đến việc các ngân hàng có các chiến lược M&A thụ động. Những yếu tố này đã ngăn chặn các cuộc sáp nhập ngân hàng. Tuy nhiên, tình trạng này đã thay đổi, vì mối quan hệ mật thiết giữa các tập đoàn phi tài chính và các ngân hàng đã bắt đầu bị phá vỡ.
Ngoài ra, hai yếu tố bên ngoài tác động vào quá trình này gồm các công ty bên ngoài, đặc biệt là các công ty của Mỹ, và sự ra đời của liên minh tiền tệ châu Âu và đồng Euro. Các công ty có trụ sở tại Mỹ đã có thể thâm nhập thị trường tài chính châu Âu, đặc biệt là trong các hoạt động của ngân hàng đầu tư. Điều này bắt đầu phá vỡ mạng lưới với sức ảnh hưởng cấp quốc gia được xây dựng qua nhiều thập kỷ giữa ngân hàng và công ty ở khu vực này. Hai yếu tố này buộc các ngân hàng lớn của châu Âu phải thay đổi chiến lược. Họ buộc phải sáp nhập. Các ngân hàng trong nước phải củng cố để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo, giai đoạn chỉ còn lại hầu hết các ngân hàng xuyên biên giới.
3.1.3.2. Phương thức M&A trong lĩnh vực ngân hàng tại một số nước Châu Âu
Các ngân hàng tham gia sáp nhập gồm hai loại: những ngân hàng từ các nước châu Âu nhỏ để mở rộng hoạt động ra nước ngoài nhằm đạt được quy mô cạnh tranh toàn cầu; và các đại ngân hàng từ các thị trường lớn. Một ví dụ về một ngân hàng trong thị trường nhỏ nhưng đầy tham vọng là ABN Amro của Hà Lan. Ngân hàng này là kết quả của sự hợp nhất giữa Algemene Bank Nederland (ABN) và Ngân hàng AmsterdamRotterdam vào tháng 12 năm 1999. ABN nói riêng đã thành lập được một mạng lưới quốc tế. Việc sáp nhập này làm đóng cửa nhiều chi nhánh và cắt giảm các chi phí khác, thúc đẩy doanh thu thuần của nó. ABN Amro đồng thời thực hiện hai hướng chiến lược khác nhau. Đầu tiên, ngân hàng này tìm kiếm những thị trường nhỏ đã có sẵn trên thị trường chứng khoán trong nước và toàn cầu. Đây là ngân hàng đầu tiên phát hành sản phẩm tài chính chứng khoán hóa ở Hà Lan vào tháng 9 năm 1997, và đi tiên phong trong việc bán trái phiếu dựa trên web vào tháng ba năm 2001. Ngân hàng này cũng đã mở rộng môi giới và sự hiện diện trên thị trường, ví dụ như ngân hàng đã thâm nhập vào thị trường bảo hiểm rủi ro. Thứ hai, Ngân hàng ABN Amro đã tích cực mở rộng hoạt động ngân hàng
cho khách hàng tiêu dùng xuyên biên giới, đặc biệt là ở châu Á và Mỹ Latinh. Đây là một trong số ít các ngân hàng xuyên biên giới tham gia vào hoạt động ngân hàng cho khách hàng tiêu dùng, phương pháp tiếp cận của nó tương tự như các ngân hàng bán lẻ cao cấp trên thị trường Mỹ. ABN Amro mua lại Bank of Asia của Thái Lan vào đầu năm 1998, và vào giữa năm 1998 trở thành ngân hàng quốc tế đầu tiên tại Kazakhstan. Cuối năm 1998, Ngân hàng ABN Amro của Hà Lan trở thành ngân hàng đầu tiên được phép vào Bắc Kinh, và cũng mua lại Banco Real, ngân hàng lớn thứ tư ở Brazil, với mức giá 2,1 tỷ đô la Mỹ. Và sau đó là mở rộng mạng lưới hoạt động tại Costa Rica, Guatemala, Hungary, và Nam Phi. Tại Mỹ, Ngân hàng ABN Amro đã bán ngân hàng European American Bank trụ sở tại New England của nó cho Citibank, điều này cho phép nó tập trung vào thế mạnh của mình ở miền trung Tây Mỹ, nơi nó sở hữu LaSalle Bank tại bang Illinois và Standard Federal ở Michigan.
Một ngân hàng Hà Lan đầy tham vọng khác là Internationale Nederlanden Group (ING). Ngân hàng này cũng sử dụng sáp nhập để trở thành một "siêu thị tài chính" quy mô lớn. Cũng giống như Citigroup, tổ chức này kết hợp hoạt động bảo hiểm và ngân hàng thương mại. ING đã được tạo ra trong một cuộc sáp nhập năm 1991 với một ngân hàng có trụ sở ở Mỹ Latinh. ING mua Barings vào năm 1995, sau khi ngân hàng này bị khủng hoảng bởi nhà đầu cơ ngoại tệ Nick Leeson. Sau đó nó cũng mua lại Equitable of Iowa. Vào cuối năm 1997, nó mua Cruz Blanca Securos de Vida, một công ty bảo hiểm nhân thọ Chile, và BBL của Hà Lan. ING cũng đã mua tài sản ngân hàng ở Đức. ING đã xây dựng được vốn hóa thị trường của nó, và từ năm 1999 ở châu Âu chỉ đứng sau UBS. Tuy nhiên ING vẫn chưa thành công trong việc gia nhập vào nhóm đầu các siêu ngân hàng ở châu Âu. ING đã nỗ lực mua lại Credit Commercial de France bằng cách đưa ra lời đề nghị mua
cao hơn 15% giá trị thị trường của CCF, nhưng bị thất bại vào tháng 12 năm 1999. Điều này phản ánh một khuyết tật riêng trong tình hình châu Âu - sự kháng cự sáp nhập xuyên biên giới của các ngân hàng trên nhiều quốc gia. Không có một cuộc mua lại nào của các ngân hàng Pháp cho đến khi ngân hàng HSBC của Anh mua CCF vào tháng Tư năm 2001. Hầu hết các vụ sáp nhập, thậm chí là lớn nhất, là kết hợp phòng thủ trong biên giới đất nước. Đây là trường hợp cuộc đấu thầu của Banque Nationale de Paris (BNP) vào tháng 3 năm 1999 để có được cả Paribas và Societe General, ngay sau khi hai tổ chức này công khai khẳng định sự quan tâm của họ với một cuộc “hôn nhân” bình đẳng. BNP là một ngân hàng đầu tư, trong khi hai tổ chức kia chủ yếu là các ngân hàng thương mại, vì vậy việc sáp nhập này mang lại tiềm năng trong cả hai trong việc cắt giảm chi phí và mở rộng nhóm sản phẩm. BNP đã thành công trong việc mua lại Paribas vào tháng 6 năm 1999. Vào tháng 5 năm 2001, BNP mua lại BancWest ở Hawaii để thúc đẩy các hoạt động ngân hàng cho khu vực tư nhân, quản lý tài sản và bảo hiểm ở Mỹ, và mở ra khả năng mở rộng hơn nữa trên thị trường ngân hàng Mỹ. Tương tự, ngân hàng của Italia cũng tham gia vào một loạt các vụ sáp nhập phòng thủ. Tháng ba năm 1999, hai tập đoàn ngân hàng lớn nhất thực hiện đấu giá sáp nhập, là UniCredito Italiano với Banca Commerciale Italiana (BCI), và Sanpaolo IMI với Banca di Roma.
Cả hai thương vụ này đều bị thúc đẩy bởi những cân nhắc cắt giảm chi phí, và nhằm mục đích tăng vốn hóa thị trường. Vào tháng sáu năm 1999, ngân hàng lớn thứ tư của Ý, Banca Intesa, sáp nhập với ngân hàng lớn thứ năm là Banca Commerciale Italiana (BCI). Hợp nhất ngân hàng kiểu phòng ngự ở Ý xảy ra thời gian gần đây bởi vì nhiều ngân hàng lớn chỉ gần đây mới được tư nhân hóa. Sáp nhập phòng thủ ở Tây Ban Nha đã được tiến hành từ lâu trước đó. Ví dụ, Banco Central Hispanomericano (BCH) được thành lập
vào năm 1992 bởi một vụ sáp nhập phòng thủ thực hiện khi xuất hiện ý tưởng thị trường chung châu Âu. Vào tháng Giêng năm 1999, ngân hàng lớn nhất Tây Ban Nha là Banco Santander, củng cố vị trí của mình bằng cách kết hợp với ngân hàng lớn thứ ba, BCH. Ngân hàng lớn thứ hai của Tây Ban Nha, Banco Bilbao Vizcaya, được tạo ra trong một cuộc sáp nhập của hai ngân hàng ở Basque năm 1988. Những vụ sáp nhập phòng thủ khắp châu Âu này đã cho phép đóng cửa chi nhánh, cắt giảm chi phí và gia tăng vốn hóa thị trường. Hai ngân hàng lớn này của Tây Ban Nha đã sử dụng mua lại để có một vai trò hàng đầu trong thị trường ngân hàng Mỹ Latinh. Điều này đưa chúng ta đến thể loại thứ hai của sáp nhập qua biên giới ở châu Âu là các đại ngân hàng tìm kiếm quy mô toàn cầu trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư, có khả năng phục vụ các tập đoàn và bảo lãnh các vấn đề để tăng cơ cấu quy mô.
Các ngân hàng tư nhân của Đức có một thị phần rất nhỏ trong thị trường tiền gửi quốc gia, vì các ngân hàng quốc doanh thống trị hoạt động này, vì vậy họ là những người đi tiên phong trong các nỗ lực tăng quy mô. Những nỗ lực này thậm chí có thể được hiểu là phản ứng phòng thủ đối với những thay đổi trên thị trường. Cũng như những nơi khác ở châu Âu, các ngân hàng lớn nhất của Đức đã phản ứng lại với những áp lực và triển vọng của tự do hóa châu Âu bằng một loạt các vụ sáp nhập. Phải kể đến nỗ lực sáp nhập của ngân hàng lớn nhất của Đức, Deutsche Bank (DB), với Dresdner vào giữa năm 1999. DB đã tìm kiếm được một công thức thành công trong một thời gian. DB đã cắt giảm một phần năm nhân viên bán lẻ của mình từ năm 1992. DB mua ngân hàng thương mại Anh Morgan Grenfell năm 1989. Sau đó, vào giữa năm 1998, nó đã mua lại Bankers Trust với giá 9 tỷ USD, vì Deutsche nhận ra nó cần giải quyết điểm yếu của mình ở Mỹ, nơi tạo ra 60% lệ phí ngân hàng đầu tư toàn cầu. Động thái này, như đã nói ở trên, làm cho
Mỹ như JP Morgan, Paine Webber, và Lehman Brothers. DB cuối cùng đã thành công trong công cuôc tìm kiếm lâu dài của mình khi Euromoney xếp nó là ngân hàng hàng đầu thế giới vào tháng 7 năm 2000. Ngân hàng này đang chuyển đổi thành một cỗ máy kiếm tiền mà cuối cùng đưa Deutsche gần với các ngân hàng đầu tư lâu năm như Goldman Sachs và Morgan Stanley. Qua các nghiên cứu điển hình của hoạt động M&A ngân hàng tại châu Âu đặt ra vấn đề về xu hướng tất yếu của M&A xuyên quốc gia có tác động từ những yếu tố: (1) Tình hình kinh tế và mối quan hệ kinh tế toàn cầu; (2) Phương thức tiến hành M&A của châu Âu từ phòng thủ chuyển sang tấn công để đảm bảo duy trì được tốc độ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh.