lĩnh vực Ngân hàng của một số quốc gia
3.3.1. Một số bài học thành công
Từ việc phân tích M&A trong lĩnh vực ngân hàng của Mỹ, Hàn Quốc và một số nước châu Âu cho thấy:
- M&A là xu thế lớn của ngành ngân hàng và tài chính trên thế giới. Trên phạm vi toàn cầu, mỗi năm có hàng ngàn cuộc M&A trong lĩnh vực này. Riêng tại Mỹ đã có đến 180-200 cuộc sáp nhập, trong đó có những cuộc sáp nhập lớn như JP Morgan và Chase để trở thành tập đoàn JP Morgan Chase. Chỉ tính riêng trong những tháng đầu năm 2009 đã có 37 ngân hàng từ lớn đến nhỏ của Mỹ đã bị sụp đổ. Nếu như ở những nước chưa được chuẩn bị kỹ càng, có thể hệ thống ngân hàng sẽ lập tức rơi vào cảnh hỗn loạn. Nhưng hệ thống ngân hàng của Mỹ vẫn hoạt động bình thường, người dân không có biểu hiện hốt hoảng. Đó là do Mỹ đã xây dựng được một hành lang pháp lý chuẩn mực với sự phối hợp chặt chẽ, rõ ràng giữa các cơ quan trong mạng an toàn tài chính quốc gia trong hoạt động mua bán sáp nhập ngân hàng.
- Kinh nghiệm nổi bật và hết sức quý báu của Hàn Quốc là chủ động tiến hành M&A để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, tạo cơ sở vững chắc về mặt tài chính cho phát triển kinh tế bền vững chứ không thụ động ngồi chờ các ngân hàng đổ vỡ để xử lý hậu quả. Từ 33 ngân hàng năm 1997, đến ngày 19/5/2009 chỉ còn 19 ngân hàng khỏe mạnh. Nghĩa là Hàn Quốc chấp nhận cắt bỏ một nửa cơ thể của ngành ngân hàng để tạo ra một hệ thống mới lành mạnh, đủ sức cạnh tranh quốc tế.
- Những chính sách về độc quyền của các Tổ chức tín dụng lớn phải được xóa bỏ, thay vào đó là những chính sách “cạnh tranh ưu việt” nhằm tạo ra thị trường tài chính – ngân hàng minh bạch, cạnh tranh và công bằng.
- Chiến lược bán lẻ, chiến lược thứ cấp sẽ là nguyên nhân dẫn đến hoạt động sáp nhập, mua bán nhằm chiếm lĩnh thị trường và mở rộng địa bàn kinh doanh.
- Việc ra đời các liên minh kinh tế, liên minh tiền tệ là cơ sở rất tốt cho hoạt động sáp nhập và mua bán, đặc biệt với các Khu vực có sự ảnh hưởng cấp Quốc gia đối với lĩnh vực Ngân hàng.
- Cần thiết thành lập 01 Ủy ban Giám sát về hoạt động của các Tổ chức tín dụng nhằm điều hành và quản trị hoạt động sáp nhập và mua bán trong lĩnh vực Ngân hàng.
- Hoạt động sáp nhập, mua bán được thực hiện thông qua những kế hoạch dài hạn và tính toán chi tiết.
3.3.2. Một số bài học chưa thành công
Bên cạnh các bài học thành công nêu trên thì qua phân tích và đánh giá thực trạng tại Mỹ, châu Âu và Hàn Quốc thì cũng đúc rút được rất nhiều bài học chưa thành công, cụ thể:
- Sự can thiệp quá sâu của Chính phủ vào hoạt động của các tổ chức tín dụng lớn hay tỷ lệ sở hữu của nhà nước quá lớn, sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến tính hiệu quả của các tổ chức tín dụng. Nếu như hoạt động sáp nhập và mua
bán có diễn ra, khi các tổ chức tín dụng mua lại các tổ chức yếu kém thì gánh nặng về tài chính vẫn sẽ thuộc về nhà nước, không giải quyết được vấn đề căn bản của thị trường tài chính – ngân hàng.
- Tính bản địa của các Quốc gia có thể khiến cho hoạt động của Ngân hàng không đạt hiệu quả. Sự khác biệt trong cấu trúc và các quy định về ngân hàng cũng như sự khác biệt trong văn hóa ngân hàng giữa các quốc gia châu Âu đã ngăn cản các vụ sáp nhập xuyên biên giới.
CHƢƠNG 4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TỪ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN, SÁP NHẬP TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG VÀ MỘT SỐ HÀM Ý
ĐỐI VỚI VIỆT NAM