Bối cảnh của sáp nhập, mua bán các ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sáp nhập, mua bán trong lĩnh vực Ngân hàng, kinh nghiệm quốc tế và một số hàm ý đối với Việt Nam (Trang 88 - 90)

4.1. Hoạt động sáp nhập, mua bán trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam

4.1.1. Bối cảnh của sáp nhập, mua bán các ngân hàng

Bối cảnh của hoạt động Sáp nhập, mua bán các Ngân hàng tại Việt Nam đượcdiễn ra rất khác nhau trong 02 giai đoạn:

Giai đoạn trước năm 2004: trong giai đoạn này, quá trình cải cách hệ

thống ngân hàng Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể và nhiều thay đổi quan trọng. Năm 1990 đánh dấu mốc quan trọng trong ngành ngân hàng Việt Nam với sự thành lập của 4 NHTM NN. Kể từ đó, hệ thống ngân hàng hai cấp đã thay thế hệ thống ngân hàng đơn cấp, hoạt động theo định hướng thương mại. Thời điểm năm 1989-1990, Việt Nam gặp cuộc khủng hoảng kinh tế từ đó kéo theo phần lớn các TCTD lâm vào tình trạng khó khăn, nợ xấu có ngân hàng đến 40-50% tổng dư nợ. Thực hiện các Pháp lệnh về ngân hàng, từ năm 1990 đến năm 1996, NHNN đã cấp giấy phép hoạt động cho 20 NH TMCP, trong đó 10 ngân hàng được thành lập trên cơ sở sắp xếp, sáp nhập từ các hợp tác xã tín dụng trước Pháp lệnh, 10 ngân hàng được cấp giấy phép thành lập mới. Đến thời điểm 1996 – 1997, nền kinh tế Việt Nam lại chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực với việc hàng loạt các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và không có khả năng trả nợ ngân hàng và các vụ án liên quan đến lĩnh vực ngân hàng. Vào đầu năm 1998, một số NH TMCP, đặc biệt là các NH TMCP nông thôn đã lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, có nguy cơ đổ vỡ gây ảnh hưởng dây chuyền đến cả hệ thống. Điển hình là 18 ngân hàng tại thành phố Hồ Chí Minh mất khả năng thanh toán và mức độ thua lỗ so với vốn tự có. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã can thiệp theo các cơ chế:

- Kiểm soát đặc biệt (theo đó một nhóm cán bộ của NHNN đảm nhận tất cả các công việc then chốt của ngân hàng) để xử lý các sai phạm và yếu kém, giúp các ngân hàng phục hồi trở lại hoạt động bình thường.

- Kiểm soát đặc biệt và hạn chế dần các hoạt động để tiến tới đóng cửa đối với các tổ chức mà ngân hàng Nhà nước xác định là quá yếu kém.

- Chỉ định các ngân hàng nhỏ, yếu tự giải thể hoặc sáp nhập, hợp nhất, bán cho tổ chức khác.

Để duy trì ổn định tài chính, NHNN đã sử dụng khoảng 1.500 tỷ đồng từ nguồn tiền cung ứng để đóng cửa một số ngân hàng và tái cấp vốn cho những ngân hàng thực hiện cơ cấu lại.Đến thời điểm cuối năm 2006 đã có 20 ngân hàng chính thức bị đóng của hoặc đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt để tiến tới rút giấy phép. Trong đó, 2 ngân hàng tự nguyện giải thể, 8 ngân hàng giải thể bắt buộc dưới sự giám sát của ngân hàng Nhà Nước; 6 ngân hàng thực hiện sáp nhập theo chỉ định vào các ngân hàng khác và 4 ngân hàng đang trong tình trạng kiểm soat đặc biệt, thanh lý tài sản để tiến tới rút giấy phép là Việt Hoa, Nam Đô, Vũng Tàu, Châu Á-Thái Bình Dương.

Giai đoạn từ 2004 đến nay: Nền kinh tế của Việt Nam trong những

năm gần đây ngày càng hòa nhập với thế giới thì số lượng giao dịch và giá trị sáp nhập và mua lại ngày càng cao qua các năm. Năm 2007 có sự gia tăng mạnh mẽ do thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh và Việt Nam gia nhập WTO ngày 07/11/2006. Trong các ngành thì ngành tài chính luôn là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong các thương vụ sáp nhập và mua lại.

Từ năm 2004 trở lại đây hoạt động đầu tư, góp vốn mua cổ phần, một hình thức của M&A, của nhà đầu tư nước ngoài hay trong nước để trở thành cổ đông chiến lược của các ngân hàng trong nước đã diễn ra mạnh mẽ. Xu hướng này ngày càng gia tăng từ khi Việt Nam gia nhập WTO ngày 07/11/2006 và sự tăng trưởng mạnh của thị trường chứng khoán. Các thương

vụ mua cổ phần có giá trị lớn đều được thực hiện bởi các Ngân hàng nước ngoài. Các Ngân hàng nước ngoài đầu tư gián tiếp và trực tiếp vào Việt Nam hầu hết là các ngân hàng cổ phần lớn trên thế giới với bề dày kinh nghiệm hàng trăm năm, có tiềm lực tài chính mạnh. Họ không chỉ đầu tư vào Việt Nam mà đã đầu tư đến hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường phát triển trên toàn thế giới. Dưới hình thức đối tác chiến lược, các Ngân hàng nước ngoài có thể thâm nhập vào thị trường tài chính Việt Nam một cách nhanh chóng và dễ dàng so với việc thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài với mục đích tùy theo chiến lược kinh doanh như tìm hiểu thị trường nội địa, tâm lý người tiêu dùng, tận dụng mạng lưới khách hàng, tìm kiếm lợi nhuận. Các ngân hàng trong nước muốn khai thác thuơng hiệu, kinh nghiệm quản lý, hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ Ngân hàng nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sáp nhập, mua bán trong lĩnh vực Ngân hàng, kinh nghiệm quốc tế và một số hàm ý đối với Việt Nam (Trang 88 - 90)