Cơ sở pháp lý về hoạt động sáp nhập, mua bán

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sáp nhập, mua bán trong lĩnh vực Ngân hàng, kinh nghiệm quốc tế và một số hàm ý đối với Việt Nam (Trang 90 - 91)

4.1. Hoạt động sáp nhập, mua bán trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam

4.1.2. Cơ sở pháp lý về hoạt động sáp nhập, mua bán

Để quản trị hoạt động sáp nhập, mua bán các tổ chức tín dụng tại Việt Nam, Chính Phủ và Ngân hàng đã ban hành rất nhiều các văn bản nhằm quản trị, điều hành cũng như giám sát hoạt động này, cụ thể:

Luật Doanh nghiệp năm 2005, quy định về mua lại và sáp nhập tại điều 150, 151, 152, 153.

Luật cạnh tranh năm 2004 quy định tập trung kinh tế là hành vi của Doanh nghiệp bao gồm: Sáp nhập doanh nghiệp, hợp nhất Doanh nghiệp, mua lại Doanh nghiệp.

Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20/4/2007 của Chính phủ về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam và Thông tư số 07/2007/TT-NHNN ngày 29/11/2007 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 69/2007/NĐ-CP đã tập trung vào việc quy định tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài; điều kiện để ngân hàng Việt Nam bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài; điều kiện của tổ chức tín dụng nước ngoài mua cổ phần

của ngân hàng Việt Nam; điều kiện của các nhà đầu tư nước ngoài khi mua cổ phần của các ngân hàng Việt Nam trên thị trường chứng khoán; điều kiện tham gia quản trị tại ngân hàng Việt Nam.

Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/02/2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc sáp nhập, hợp nhất và mua lại tổ chức tín dụng. Thông tư số 04 đã kế thừa và loại bỏ những hạn chế của Quy chế về sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng cổ phần Việt Nam được ban hành theo Quyết định số 241/1998/QĐ-NHNN ngày 15/07/1998 của Ngân hàng Nhà nước, theo đó phạm vi các đối tượng được/thuộc diện sáp nhập, hợp nhất được mở rộng; kế thừa tinh thần của Luật Doanh nghiệp năm 2005 về hợp nhất, sáp nhập.

Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020” theo quyết định phê duyệt Thủ tưởng chính phủ số 1058/QĐ-TTg ngày 19/07/2017. Nội dung chính của đề án là tiếp tục cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với trọng tâm là xử lý căn bản, triệt để nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém bằng các hình thức phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống; giảm số lượng tổ chức tín dụng yếu kém để có số lượng các tổ chức tín dụng phù hợp, có quy mô và uy tín, hoạt động lành mạnh, bảo đảm tính thanh khoản. Theo đánh giá, đây là một đề án có ý nghĩa hết sức quan trọng với ngành Tài chính – Ngân hàng, đặc biệt là việc giảm số lượng các tổ chức tín dụng yếu kém, giữ số lượng các tổ chức tín dụng ở mức phù hợp về quy mô, uy tín và hoạt động lành mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sáp nhập, mua bán trong lĩnh vực Ngân hàng, kinh nghiệm quốc tế và một số hàm ý đối với Việt Nam (Trang 90 - 91)