Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sáp nhập, mua bán trong lĩnh vực Ngân hàng, kinh nghiệm quốc tế và một số hàm ý đối với Việt Nam (Trang 105 - 108)

4.2. Một số hàm ý đối Việt Nam

4.2.1 Đối với Chính phủ

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý cho hoạt động M&A ngân hàng

Đây là giải pháp có ý nghĩa nền tảng nhằm thúc đẩy quá trình M&A ngân hàng phát triển. Kinh nghiệm của Mỹ, như đã phân tích ở trên, cho thấy, chính phủ Mỹ đã xây dựng được một hành lang pháp lý chuẩn mực với sự phối hợp chặt chẽ, rõ ràng giữa các cơ quan trong mạng an toàn tài chính quốc gia đối với hoạt động mua bán sáp nhập ngân hàng.

Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2006. Để phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế đã được Việt Nam cam kết, Chính phủ Việt Nam và NHNN cần phải tiến hành rà soát tổng thể, đối chiếu các quy định, pháp luật hiện hành về tính tương thích, phù hợp với các quy định của quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, dịch vụ tài chính. Từ đó, việc sửa đổi, xây dựng các quy định, chính sách, cơ chế phải đảm bảo phù hợp các thông lệ quốc tế, các quy định về kiểm soát hoạt động ngân hàng, tỷ lệ an toàn vốn, phòng ngừa và xử lý rủi ro, tỷ lệ dự trữ bắt buộc… Trên thực tế, về cơ bản, các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành thời gian qua đã bước đầu hỗ trợ tích cực cho hoạt động M&A ngân hàng, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho NHNN và

tính chất phức tạp của thực tiễn cần xử lý và quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, nên một số văn bản chưa được ban hành kịp thời, chưa đảm bảo được tính phù hợp và thống nhất, tính đầy đủ và đồng bộ, tính hiệu lực chưa cao… M&A ngân hàng Việt Nam đang hoạt động theo Thông tư 04/2010, đây là văn bản dưới Luật, đồng thời hoạt động này còn chịu sự chi phối của Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh, Luật Đầu tư nước ngoài, Luật dân sự, Luật các tổ chức tín dụng. Tất cả những quy định này mới chỉ mang tính hình thức khung cho hoạt động M&A, chưa có quy định chuẩn về định giá tài sản ngân hàng, cổ phiếu, cổ phần, chủ đầu tư được mua cổ phần ngân hàng, các giao dịch M&A ngân hàng công khai, minh bạch, quyền lợi của cổ đông, quyền lợi của người lao động, chính sách thuế, bảo hiểm tiền gửi… Do đó, cần bổ sung vào Luật các TCTD nhằm hoàn chỉnh hành lang pháp lý, đồng thời đưa ra những định hướng rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam, qua đó góp phần giải quyết hiệu quả các trường hợp gian lận trong M&A ngân hàng.

Thứ hai, nâng cao vai trò quản lý nhà nước và chỉ đạo, điều hành của

NHNN đối với hoạt động M&A ngân hàng; gắn quá trình M&A ngân hàng với quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

Theo kinh nghiệm của Hàn Quốc, Chính phủ Hàn Quốc đã chủ động tiến hành M&A để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, chứ không thụ động ngồi chờ các ngân hàng đổ vỡ để xử lý hậu quả. Đặc biệt là việc thành lập 01 Ủy ban Giám sát tài chính (FSC) vào năm 1998 nhằm giải quyết vấn đề nợ xấu và tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng hay giai đoạn 2001 khi thành lập 02 Tổng công ty nhà nước là KAMCO và FIDC để giải quyết vấn đề tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng.

Đối với Việt Nam, ngày 01/3/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 254/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức

tín dụng giai đoạn 2011- 2015”. Mục tiêu cơ cấu lại hệ thống các TCTD, đó là: Cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng để đến năm 2020 phát triển được hệ thống các tổ chức tín dụng đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình có khả năng cạnh tranh lớn hơn và dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế. Tuy nhiên, Chính phủ cần có cơ chế kiểm tra, kiểm soát quá trình thực thi M&A theo Quyết định trên.

Thứ ba, ban hành quy định, quy trình chuẩn về định giá tài sản trong

hoạt động ngân hàng, đồng thời xây dựng quy định chuẩn lựa chọn các tổ chức có uy tín, chuẩn mực nghề nghiệp để thực hiện việc định giá tài sản ngân hàng, đây chính là một kinh nghiệm quý giá mà chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra để hỗ trợ và tạo dựng những Quy chuẩn cho hệ thống tài chính – ngân hàng tại Quốc gia này. Định giá trong hoạt động M&A ngân hàng phải được đặc biệt quan tâm, bởi hiện nay, việc định giá tài sản ngân hàng do các ngân hàng tự đưa ra phương thức định giá. Thời gian vừa qua, các ngân hàng nhỏ, yếu thanh khoản, mất khả năng chi trả được Chính phủ và NHNN cho vay tái chiết khấu, tái cấp vốn tín dụng thông qua các NHTM CP này cầm cố trái phiếu, tái thế chấp các tài sản của doanh nghiệp, khách hàng cá nhân để được NHNN cấp vốn hỗ trợ thanh khoản, do đó khó tránh rủi ro trong việc Nhà nước mất vốn hay khó thu hồi vốn của Nhà nước từ các ngân hàng này. Do nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi sang kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, chưa có những tiêu chuẩn định lượng cụ thể để lựa chọn, nhất là đối với các tài sản vô hình trong lĩnh vực ngân hàng. Vì thế, thành lập các tổ chức định giá mức độ tín nhiệm đóng vai trò là tổ chức trung gian hoạt động độc lập chuyên về định giá rủi ro của các ngành kinh tế, các chương

trình đầu tư của Chính phủ là rất cần thiết. Việc đánh giá xếp hạng tín nhiệm cũng như rủi ro của các tổ chức quốc tế uy tín sẽ giúp các ngân hàng thuận lợi hơn khi thẩm định cho vay, còn các nhà đầu tư có cơ sở để thẩm định lại, dự báo tình hình phát triển ngân hàng, định giá cổ phiếu ngân hàng để quyết định đầu tư, mua bán cổ phần, qua đó góp phần thúc đẩy hoạt động M&A phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sáp nhập, mua bán trong lĩnh vực Ngân hàng, kinh nghiệm quốc tế và một số hàm ý đối với Việt Nam (Trang 105 - 108)