Cơ sở lý luận về quản lý thị trường thuốc đông dược

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thị trường thuốc đông dược ở việt nam (Trang 27 - 39)

1.2. Cơ sở lý luận về thị trƣờng thuốc đông dƣợc và quản lý thị trƣờng thuốc

1.2.2. Cơ sở lý luận về quản lý thị trường thuốc đông dược

1.2.2.1. Khái niệm, vai trò, mục tiêu, công cụ quản lý thị trường thuốc đông dược

Khái niệm của quản lý thị trường thuốc đông dược:

Để hiểu đƣợc khái niệm về quản lý thị trƣờng thuốc đông dƣợc, chúng ta cần làm rõ một số khái niệm sau đây:

Khái niệm về quản lý: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả

nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động”

Khái niệm về quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng thuốc đông dƣợc: “Quản lý nhà nước đối với thị trường thuốc đông dược là hoạt động có tổ chức của Nhà nước thông qua các văn bản pháp quy, các công cụ, chính sách, Nhà nước sẽ tác động đến thị trường thuốc đông dược trên cả nước nhằm định hướng, dẫn dắt các chủ thể sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng thực hiện tốt các vấn đề về sản xuất và cung cấp thuốc đông dược”.

Việc quản lý thị trƣờng thuốc đông dƣợc, bên cạnh chức năng quản lý của nhà nƣớc, còn có sự tham gia của nhiều thành phần quản lý khác với các mục đích, nhiệm vụ khác nhau nhƣ: Hiệp hội doanh nghiệp thuốc Việt Nam; Hội đông y Việt Nam; Hội tiêu chuẩn và bảo vệ ngƣời tiêu dùng;…

Từ đó, có thể khái niệm quản lý thị trƣờng thuốc đông dƣợc ở Việt Nam nhƣ sau: “Quản lý thị trường thuốc đông dược ở Việt Nam là hoạt động của các chủ thể quản lý trên thị trường tác động lên các đối tượng, các quá trình hoạt động kinh tế trên thị trường thuốc đông dược nhằm đảm bảo thị trường phát triển theo mục tiêu đề ra”.

Vai trò của các chủ thể quản lý thị trường thuốc đông dược:

Trên cơ sở mục tiêu quản lý, các chủ thể quản lý thị trƣờng có các vai trò riêng đối với quá trình quản lý thị trƣờng thuốc đông dƣợc.

Thứ nhất, vai trò quản lý của chủ thể nhà nước đối với thị trường thuốc đông dược.

Chủ thể nhà nƣớc quản lý thị trƣờng thuốc đông dƣợc thể hiện vai trò qua các cơ quan chuyên môn Bộ Y tế.

Vai trò của Bộ Y tế: là cơ quan đóng vai trò quan trọng và chính thức trong quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng thuốc đông dƣợc. Cơ quan này chịu trách nhiệm xây dựng các dự thảo quy hoạch, chiến lƣợc quốc gia về thuốc đông dƣợc, dự thảo trình chính phủ dự luật, chính sách liên quan đến quản lý nhà nƣớc đồng thời dựa trên các quy định của luật, các nghị định ban hành bởi chính phủ thì Bộ Y tế ban hành các thông tƣ hƣớng dẫn, thực hiện nhằm quản lý hành chính và chuyên môn

đối với thị trƣờng thuốc đông dƣợc trên phạm vi toàn quốc thông qua các đơn vị trực thuộc tại trung ƣơng nhƣ Cục quản lý y dƣợc cổ truyền, Cục quản lý Dƣợc, Cục an toàn thực phẩm và các Sở Y tế địa phƣơng.

Thứ hai, vai trò của các Hiệp hội, Hội.

Hiện nay, tham gia quản lý thị trƣờng thuốc đông dƣợc Việt Nam có vai trò ngày càng quan trọng của các Hiệp Hội, Hội chuyên ngành mà đặc biệt là vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp dƣợc Việt Nam, Hội đông y Việt Nam, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ ngƣời tiêu dùng Việt Nam, Hội Dƣợc học Việt Nam.

Các Hội, Hiệp hội chuyên ngành này tham gia quản lý các Hội viên của mình là các doanh nghiệp dƣợc, các cơ sở kinh doanh thuốc đông dƣợc, các lƣơng y, cá nhân hành nghề đông dƣợc trên thị trƣờng đồng thời thông qua các hoạt động của mình, các Hội và Hiệp hội tích cực làm cầu nối giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc với các hội viên của mình.

Các Hội, Hiệp hội tham mƣu với cơ quan quản lý nhà nƣớc các chính sách, dự luật, quy hoạch quốc gia nhằm tạo cơ chế thuận lợi cho các doanh nghiệp hội viên phát triển đồng thời truyền tải các chủ trƣơng, chính sách, luật pháp của nhà nƣớc tới doanh nghiệp, các thành phần tham gia thị trƣờng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, minh bạch và phát triển bền vững thị trƣờng.

Thứ ba, vai trò của các doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của thị trường.

Các doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc định hình thị trƣờng và góp phần quản lý thị trƣờng trên cơ sở đảm bảo chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ, bình ổn giá bán, cung cấp các thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ nhằm hƣớng dẫn ngƣời tiêu dùng sử dụng sản phẩm hiệu quả, an toàn và hài hòa lợi ích doanh nghiệp, ngƣời tiêu dùng và cộng đồng.

Thứ tư, vai trò của các tổ chức trung gian trên thị trường.

Việt Nam với đặc thù hệ thống bán lẻ thuốc đa dạng với nhiều loại hình nhƣ: các Nhà thuốc/Quầy thuốc tƣ nhân; Chi nhánh của công ty dƣợc; Quầy thuốc thuộc công ty dƣợc; Trạm y tế cơ sở; Nhà thuốc tại bệnh viện; Phòng khám, cơ sở khám

chữa bệnh y học cổ truyền,… với tổng cộng hơn 45.000 điểm bán lẻ (chƣa kể các cơ sở YHCT) đã tạo ra cơ hội mua bán thuốc đông dƣợc dễ dàng hơn. Bản thân các tổ chức trung gian trên thị trƣờng đóng vai trò quan trọng trong điều tiết giá bán lẻ, lƣu thông hàng hóa, duy trì hoặc phá vỡ tình trạng khan hiếm hàng hóa, có ảnh hƣởng quan trọng trong lƣu thông hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lƣợng và trực tiếp cung cấp các thông tin về sản phẩm, dịch vụ tới ngƣời tiêu dùng.

Thứ năm, vai trò của truyền thông, báo chí.

Cơ quan truyền thông, báo đài từ trung ƣơng đến địa phƣơng có trách nhiệm tham gia quản lý thị trƣờng thông qua định hƣớng thông tin có lợi cho sự phát triển của thị trƣờng, kịp thời tuyên truyền các chính sách, chủ trƣơng của Đảng, Nhà Nƣớc tới các đối tƣợng tham gia thị trƣờng, đồng thời phát hiện và đăng tải các thông tin liên quan đến sai phạm trong hoạt động của thị trƣờng nhằm kêu gọi sự vào cuộc của các cơ quan quản lý. Báo chí, truyền thông trong thời đại hiện nay (đặc biệt là các mạng xã hội nhƣ facebook, youtube, zalo) đóng vai trò quan trọng lan tỏa, định hƣớng thông tin giúp lành mạnh thị trƣờng và giúp thị trƣờng phát triển bền vững, hiệu quả, hài hòa lợi ích của các chủ thể.

Thứ sáu, vai trò của người tiêu dùng.

Là ngƣời trực tiếp sử dụng và chi trả các sản phẩm, dịch vụ (thuốc đông dƣợc) nên ngƣời tiêu dùng với các yêu cầu và nhận thức ngày càng cao sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong quản lý thị trƣờng thuốc đông dƣợc ở Việt Nam. Thông qua Hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng hay các cơ quan báo, đài, tổ chức truyền thông,… ngƣời tiêu dùng dễ dàng phản ánh thực trạng thị trƣờng tới các cơ quan quản lý. Đặc biệt, trong bối cảnh thị trƣờng đông dƣợc phát triển mạnh mẽ gần đây, ngƣời tiêu dùng có nhiều lựa chọn và đƣợc cung cấp thông tin đa dạng hơn giúp họ chủ động hơn trong các quyết định sử dụng thuốc đông dƣợc, điều này ảnh hƣởng rất lớn đến xu hƣớng phát triển thị trƣờng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải minh bạch hơn, cung cấp sản phẩm chất lƣợng cao hơn với giá thành hạ, từng bƣớc hoàn thiện và góp phần phát triển thị trƣờng thuốc đông dƣợc ở Việt Nam theo hƣớng chất lƣợng cao, đa dạng, đem lại lợi ích lớn hơn cho ngƣời tiêu dùng.

Mục tiêu quản lý thị trường thuốc đông dược:

Mục tiêu quản lý nói chung đối với thị trƣờng thuốc đông dƣợc là: đảm bảo cho thị trƣờng phát triển ổn định, bền vững, hài hòa các loại lợi ích giữa nhà nƣớc, doanh nghiệp, ngƣời tiêu dùng và xã hội trên cơ sở sử dụng các công cụ quản lý hành chính nhà nƣớc và công cụ quản lý thị trƣờng.

Công cụ quản lý thị trường thuốc đông dược:

Định hướng: bao gồm các chiến lƣợc, quy hoạch phát triển quốc gia, phát triển vùng theo các giai đoạn cụ thể sẽ có vai trò định hƣớng sự phát triển của thị trƣờng, qua đó giúp thị trƣờng phát triển theo hƣớng tận dụng đƣợc các lợi thế, ƣu đãi về tài nguyên, vốn, nhân lực, công nghệ, qua đó đáp ứng đƣợc các yêu cầu, mục tiêu đặt ra của chính phủ và các địa phƣơng.

Pháp luật, hành chính: nhƣ các luật, nghị định, thông tƣ, quy định của các cơ quan có thẩm quyền về quản lý nhà nƣớc từ trung ƣơng đến địa phƣơng (bao gồm cả các cơ quan quản lý nhà nƣớc; các hiệp hội, hội, các tổ chức quốc tế), giúp tạo nên các hành lang pháp lý qua đó quản lý thị trƣờng phát triển theo các quy định, các thông lệ và tạo ra luật lệ chung cho tất cả các thành phần thuộc thị trƣờng góp phần lành mạnh quá trình phát triển của thị trƣờng thuốc đông dƣợc.

Kinh tế: thông qua các chính sách về thuế, hàng rào kỹ thuật, ƣu đãi về lãi suất, chính sách tạo nguồn vốn giá rẻ, ƣu đãi về tiêu chuẩn chất lƣợng,… các chủ thể quản lý sẽ tác động vào thị trƣờng để qua đó góp phần quản lý thị trƣờng vận hành theo quy luật, đảm bảo hiệu quả, hài hòa lợi ích, duy trì cạnh tranh và phát triển bền vững.

Tuyên truyền: qua các phƣơng tiện truyền thông, báo đài từ trung ƣơng đến địa phƣơng các chủ thể quản lý sẽ định hƣớng thông tin, giúp hƣớng thị trƣờng phát triển theo các chủ trƣơng mà các chủ thể quản lý mong muốn, góp phần đảm bảo thị trƣờng vận hành liên tục, cập nhật và hiệu quả hơn.

Thanh tra, kiểm tra: thông qua các hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan chuyên môn có trách nhiệm liên quan thị trƣờng sẽ đƣợc giám sát để các thành

phần tham gia thị trƣờng thực hiện đúng các quy định, quyền hạn và nghĩa vụ của mình, qua đó giúp thị trƣờng vận hành hiệu quả, minh bạch hơn.

Các công cụ trên phải đƣợc các chủ thể quản lý thị trƣờng áp dụng linh hoạt, hiệu quả giúp thị trƣờng phát triển đúng hƣớng, đúng yêu cầu và tuân thủ các thông lệ, thỏa ƣớc quốc tế.

1.2.2.2. Các chủ thể quản lý thị trường thuốc đông dược ở Việt Nam

Tham gia quản lý thị trƣờng thuốc đông dƣợc ở Việt Nam hiện nay có nhiều chủ thể với vai trò khác nhau, các chủ thể tham gia tác động và quản lý thị trƣờng nhằm góp phần làm thị trƣờng phát triển theo hƣớng mong muốn, trong đó vai trò quản lý của chủ thể nhà nƣớc rất quan trọng, đặc biệt khi đây là thị trƣờng mà sản phẩm của nó liên quan đến sức khỏe con ngƣời, ảnh hƣởng đến đời sống, an sinh xã hội. Việc quản lý hiệu quả thị trƣờng thuốc nói chung và thuốc đông dƣợc nói riêng không chỉ là nhiệm vụ hành chính hay kinh tế mà còn là nhiệm vụ chính trị quan trọng.

Nhà nước: đại diện quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng thuốc đông dƣợc có sự tham gia của nhiều cơ quan liên quan nhƣ: Bộ Y tế; Bộ Công thƣơng; Bộ Công an; Bộ Tài chính;…

Bộ Y tế chịu trách nhiệm chính trong: Quản lý về mặt chuyên môn; Tham mƣu, đề xuất cho Chính phủ, Quốc hội ban hành các chính sách, quy định, nghị định, luật liên đến thị trƣờng thuốc đông dƣợc; Chủ trì thực hiện kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định của các đối tƣợng thuộc thị trƣờng; Phối hợp liên ngành trong kiểm tra, ban hành các quy định về quản lý giá, kiểm soát chất lƣợng, quản lý cạnh tranh trên thị trƣờng.

Bộ Công thƣơng: chịu trách nhiệm phối hợp quản lý trong công tác xuất, nhập khẩu hàng hóa là thuốc đông dƣợc, bán thành phẩm thuốc đông dƣợc hay dƣợc liệu thông qua cơ quan hải quan; phối hợp quản lý hoạt động cạnh tranh trên thị trƣờng thông qua cơ quan quản lý cạnh tranh; phối hợp quản lý vi phạm hành chính trong quá trình hoạt động ở thị trƣờng thông qua cơ quan quản lý thị trƣờng.

Bộ Công an: chịu trách nhiệm phối hợp kiểm tra, phát hiện các sai phạm, xử lý vi phạm, hình sự vụ việc đối với các trƣờng hợp vi phạm nghiêm trọng.

Bộ Tài chính: chịu trách nhiệm phối hợp quản lý giá, quản lý thuế đối với các thành phần tham gia thị trƣờng.

UBND các Tỉnh/Thành phố: phối hợp thực hiện các quy hoạch tại địa phƣơng, chỉ đạo sở y tế quản lý chuyên môn tại địa phƣơng, chỉ đạo các sở công thƣơng, công an, tài chính phối hợp quản lý thị trƣờng tại địa bàn.

Các Hiệp hội, Hội:

Tham gia quản lý hành chính đối với các hội viên; Phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế định hƣớng, tuyên truyền các chủ trƣơng, chính sách về phát triển ngành theo mục tiêu của Đảng, Nhà nƣớc; Tham mƣu các ý kiến với Bộ Y tế để ban hành các dự thảo Luật, Nghị định, Thông tƣ giúp thị trƣờng hoạt động hiệu quả, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp trong nƣớc và các lợi ích quốc gia khác; Tập huấn, đào tạo cho hội viên hiểu đúng, làm đúng các chính sách, quy định của pháp luật; Hỗ trợ hội viên phát triển, tìm kiếm các cơ hội đầu tƣ, hợp tác; Hỗ trợ ngƣời tiêu dùng các thông tin liên quan đến hội viên của mình, tuyên truyền định hƣớng giúp ngành của mình phát triển.

Doanh nghiệp:

Tuân thủ tốt các quy định, luật pháp để hoạt động hiệu quả, góp phần ổn định hoạt động của thị trƣờng; Cung ứng sản phẩm dịch vụ tới ngƣời tiêu dùng giúp phát triển thị trƣờng theo định hƣớng của Đảng, Nhà nƣớc; Tham gia điều tiết hài hòa lợi ích doanh nghiệp, nhà nƣớc, ngƣời tiêu dùng và cộng đồng nhằm phát triển ngành bền vững; Cung cấp các thông tin về sản phẩm, dịch vụ giúp nâng cao nhận thức ngƣời tiêu dùng, góp phần phát triển ngành lành mạnh và chất lƣợng cao.

Tổ chức trung gian:

Các tổ chức trung gian luân chuyển hàng hóa nhƣ các Nhà thuốc/Quầy thuốc, Trạm Y tế, Cơ sở khám chữa bệnh YHCT, Phòng khám, Quầy thuốc Bệnh viện,… tham gia cung ứng sản phẩm tới ngƣời tiêu dùng, đảm bảo lƣu thông hàng hóa, minh bạch giá cả, thông tin liên quan đến sản phẩm dịch vụ góp phần cung cấp các

giá trị về sản phẩm dịch vụ phục vụ xã hội, ngƣời tiêu dùng và tham gia quản lý lƣu thông hàng hóa.

Báo chí, truyền thông:

Tham gia quản lý, định hƣớng, phản ánh các thông tin liên quan đến thị trƣờng, các chị thị của Đảng, Nhà nƣớc, Cơ quan quản lý chuyên môn và phản ánh các nhu cầu, mong muốn, ý kiến của ngƣời tiêu dùng, các thành phần tham gia thị trƣờng đến cơ quan quản lý liên quan và xã hội. Góp phần quan trọng vào duy trì liên hệ giữa các bên tham gia thị trƣờng và phản biện xã hội.

Người tiêu dùng:

Trực tiếp quyết định mua sản phẩm, dịch vụ của thị trƣờng, góp phần trực tiếp vào sự phát triển của thị trƣờng đồng thời là đối tƣợng thụ hƣởng chính các sản phẩm, dịch vụ cuối cùng ở thị trƣờng. Thông qua Hội tiêu chuẩn và bảo vệ ngƣời tiêu dùng cùng các cơ quan báo chí, truyền thông để phản biện, góp ý, kiến nghị tới các cơ quan liên quan nhằm bảo vệ quyền lợi của mình đồng thời tham gia trực tiếp định hƣớng sự phát triển thị trƣờng thông quan lựa chọn, thay đổi và nâng cao các nhu cầu, yêu cầu cá nhân đối với các sản phẩm, dịch vụ mà thị trƣờng cung cấp.

1.2.2.3. Nội dung, tiêu chí quản lý thị trường thuốc đông dược

Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu chủ thể quản lý nhà nƣớc đại diện là Bộ Y tế, từ đó đánh giá các thực trạng quản lý của cơ quan chủ quản này và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý đối với thị trƣờng thuốc đông dƣợc ở nƣớc ta thời gian tới.

Nội dung quản lý thị trường thuốc đông dược bao gồm:

Thứ nhất, xây dựng các kế hoạch, chiến lược, quy hoạch phát triển, ban hành chính sách, luật pháp, quy định về quản lý thị trường thuốc đông dược ở Việt Nam phù hợp với từng giai đoạn cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thị trường thuốc đông dược ở việt nam (Trang 27 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)