Bối cảnh quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thị trường thuốc đông dược ở việt nam (Trang 75 - 77)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Bối cảnh mới và những vấn đề đặt ra đối với quản lý thị trƣờng thuốc đông

4.1.1. Bối cảnh quốc tế

Tác động từ việc Việt Nam gia nhập TPP là hết sức to lớn với nhiều điều khoản quy định của hiệp định đối với các nƣớc thành viên, một phần sẽ tạo nên cơ hội cho các nƣớc tham gia khi có thể tiếp cận đƣợc một thị trƣởng rộng lớn với nhiều ƣu đãi, cộng đồng mà ngƣời dân có mức thu nhập cao, trình độ lao động hiện đại nhƣng mặt khác cũng chính là thách thức to lớn đối với những ngành, lĩnh vực đòi hỏi chất xám cao, sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền các phát minh, sáng chế, bảo hộ thuốc gốc. Nguy cơ cao đối với Việt Nam chính là các thuốc phát minh có bản quyền sẽ đƣợc kéo dài thời gian hiệu lực về quyển độc quyền của mình, khi đó các doanh nghiệp trong nƣớc sẽ khó tiếp cận đƣợc với công nghệ hiện đại và có ít hơn các khả năng sản xuất thuốc phiên bản với giá rẻ hơn phục vụ nhu cầu của ngƣời dân trong nƣớc.

Tác động từ việc thị trƣờng chung AEC chính thức có hiệu lực từ ngày 31/12/2015. Hình thành thị trƣờng chung sẽ xóa đi các rào cản về thuế quan, biên giới sẽ đem lại nhiều cơ hội cho hàng hóa đông dƣợc Việt Nam xuất sang các nƣớc trong khu vực nhƣng cũng sẽ khiến chúng ta đƣơng đầu với một làn sóng các sản phẩm chất lƣợng của các nƣớc trong khu vực xâm nhập thị trƣờng lớn với dân số xếp thứ 3 trong AEC. Việt Nam trở thành thị trƣờng hấp dẫn các nhà đầu tƣ, công ty dƣợc phẩm do đó cũng gây sức ép to lớn trong chiến lƣợc kinh doanh của các doanh nghiệp trong nƣớc.

Tác động từ những điều khoản thi hành có hiệu lực khi Việt Nam gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO:

Quyền kinh doanh

Từ 1/1/2007 các doanh nghiệp nƣớc ngoài sẽ đƣợc phép mở chi nhánh tại Việt Nam dƣới hình thức liên doanh liên kết hay 100% vốn nƣớc ngoài. Doanh

nghiệp trong nƣớc và doanh nghiệp nƣớc ngoài sẽ đƣợc đối xử bình đẳng theo nguyên tắc đối xử quốc gia. Việc bảo hộ các doanh nghiệp phải đƣợc thực hiện đúng trong khuôn khổ của WTO.

Quyền phân phối

Kể từ 1/1/2009 các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và chi nhánh doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ đƣợc phép trực tiếp xuất khẩu mà không phải thông qua nhập khẩu ủy thác và uỷ thác nhập khẩu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nƣớc ngoài vĩnh viễn không đƣợc phép phân phối trực tiếp dƣợc phẩm tại Việt Nam mà phải bán lại cho các doanh nghiệp Việt Nam có chức năng phân phối. Nhƣ vậy, các doanh nghiệp nƣớc ngoài và chi nhánh doanh nghiệp nƣớc ngoài Việt Nam nhập khẩu trực tiếp sẽ phải bán lại cho các doanh nghiệp trong nƣớc có chức năng phân phối.

Thuế

Sau khi gia nhập WTO Việt Nam cam kết giảm thuế suất đối với 47 dòng thuế chủ yếu là kháng sinh (có 18 dòng), Vitamin (4 dòng) đƣợc giảm từ 10-15% xuống 3%-13%, trung bình mức giảm 3%. Sẽ có 3 dòng thuế sẽ giảm 0-5% với thời gian trong vòng 3-5 năm. Mức thuế trung bình 2,5% sau 5 năm kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Thuế đối với mỹ phẩm giảm từ 44%-17,9%. Giảm thuế nhập khẩu là thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất dƣợc trong nƣớc trong việc cạnh tranh với thuốc nhập khẩu.

Các nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu sẽ đƣợc miễm giảm đến 0% tạo điều kiệm giảm chi phí giá vốn, tuy nhiên cũng ảnh hƣởng đến một số doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu của Việt Nam.

Tác động từ một loạt các hiệp định thƣơng mại song phƣơng sẽ tiếp tục mở rộng cửa cho các công ty đa quốc gia đặc biệt là các nƣớc phát triển trong khu vực châu Á nhƣ Nhật Bản và Hàn Quốc đầu tƣ mạnh mẽ vào Việt Nam để nắm lấy cơ hội. Có thể thấy từ năm 2013 trở lại đây rất nhiều nhãn hàng, công ty của Nhật Bản và Hàn Quốc đã đầu tƣ đón đầu tại Việt Nam, còn các tập đoàn lớn đến từ Châu Âu nhƣ Sanofi hay GSK,.. đã có hệ thống nhà máy, sản phẩm, kênh phân phối rộng

khắp và thực tế chiếm ƣu thế dẫn dắn thị trƣờng thuốc nhiều năm nay và gần đây cũng đang tiến hành các liên kết hợp tác với doanh nghiệp trong nƣớc nhằm khai thác tiềm năng thị trƣờng thuốc đông dƣợc. Điển hình nhƣ việc tập đoàn Mega của Thái Lan đã từng mua nhãn hàng Eugica của dƣợc hậu giang với giá 6 triệu đô la cho thấy bƣớc tiến sâu và mạnh mẽ của các công ty nƣớc ngoài tại Việt Nam.

Những hiệp định đem lại áp lực to lớn khiến Việt Nam phải tiến hành các cải cách về thể chế, tháo gỡ nhiều cơ chế và tập trung nguồn lực đầu tƣ mũi nhọn, qua đó cũng tạo ra sức cạnh tranh tốt hơn cho doanh nghiệp và nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đảm bảo cao hơn quyền lợi ngƣời tiêu dùng nhƣng cũng trở thành thách thức to lớn trƣớc nguy cơ bị thâu tóm thị trƣờng bởi các công ty nƣớc ngoài, đặc biệt đáng lo ngại về thị trƣờng thuốc đông dƣợc khi mới manh nha và còn nhiều dƣ địa phát triển do xu hƣớng tiêu dùng trên thế giới đã dần thay thế thuốc tân dƣợc bằng thuốc sinh học và TPCN để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thị trường thuốc đông dược ở việt nam (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)