Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường thuốc đông dược

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thị trường thuốc đông dược ở việt nam (Trang 83 - 87)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý thị trƣờng

4.2.3 Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường thuốc đông dược

4.2.3.1. Nâng cao hiệu quả cấp phép sản xuất, kinh doanh thuốc đông dược

Cục QLYDCT cần tham mƣu với Bộ Y tế để có các quy định chặt chẽ về điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc đông dƣợc, các sản phẩm từ dƣợc liệu về điều kiện hành nghề, cơ sở hạ tầng. Các hoạt động cấp phép cần xem xét điều kiện về chuyên môn hơn và các ƣu tiên về thủ tục hành chính nhƣ hiện nay, muốn vậy cần phải quy định cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận, xác nhận điều kiện hành nghề và các quy định về hạ tầng đối với sản xuất thuốc cần cụ thể, đảm bảo hiện đại, đáp ứng cơ bản các điều kiện bƣớc đầu của sản xuất theo chuẩn GMP – WHO nhằm thực hiện lộ trình đáp ứng chuẩn GMP – WHO cho đến năm 2021 mà Bộ Y tế đã đề ra.

Các quy định về cấp phép sản xuất, kinh doanh cần đi kèm với chế tài xử phạt hành chính mạnh tay, tƣớc giấy phép nếu vi phạm nghiêm trọng có nhƣ vậy mới nâng cao chất lƣợng cấp phép và chất lƣợng của các đối tƣợng đƣợc cấp phép. Các hoạt động cấp phép sản xuất, kinh doanh cũng cần minh bạch, công khai thông tin trên website của cục quản lý y dƣợc cổ truyền nhằm khuyến khích cá nhân, tổ chức đăng ký giúp quản lý hiệu quả hơn.

Quy trình cấp phép cần rút gọn, minh bạch các thủ tục và áp dụng cấp phép điện tử, giảm thiểu các quy trình hành chính trực tiếp giúp tiết kiệm chi phí và kiểm tra dễ dàng, giảm tham nhũng, gian lận, móc ngoặc hoặc cấp phép theo yêu cầu, cho thuê chứng chỉ hay dịch vụ cò mồi.

4.2.3.2. Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng thuốc đông dược và dược liệu

Để nâng cao đƣợc hiệu quả quản lý chất lƣợng đối với thuốc đông dƣợc và dƣợc liệu Bộ Y tế cần có các quy chuẩn, yêu cầu về nguyên liệu sản xuất thuốc, quy định về bản quản, lƣu hành, phân phối và sản xuất dƣợc liệu cũng nhƣ các bán thành phẩm, thành phẩm thuốc đông dƣợc.

Bên cạnh đó, cần thiết phải tiến hành các hoạt động truyền thông cho cả đối tƣợng là cá nhân sản xuất kinh doanh thuốc đông dƣợc và cả ngƣời tiêu dùng về thông tin, nhận diện, chế độ phản ánh chất lƣợng, khuyến cáo của các cơ quan chức

năng để nâng cao hiệu quả quản lý với đối tƣợng tham gia sản xuất, kinh doanh, lƣu hành và nâng cao nhận thức của ngƣời dân khi tìm hiểu, lựa chọn và sử dụng thuốc đông dƣợc.

Thuốc vốn dĩ là sản phẩm đặc biệt, có giá trị cao và khó kiểm soát chất lƣợng khi đã lƣu hành nếu thiếu các điều kiện kiểm nghiệm, đặc biệt là đối với thuốc đông dƣợc hay TPCN do ít độc tính, khó cảm nhận thấy tác dụng phụ. Do đó, cần có các cơ sở kiểm nghiệm thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế nhằm giám sát trực tiếp, đánh giá chất lƣợng nhanh chóng hiệu quả sản phẩm từ đó có thể nâng cao chất lƣợng, giảm thiểu hàng giả, hàng kém chất lƣợng lƣu thông trên thị trƣờng.

Công tác kiểm tra cần phải có phối hợp và phân công nhiệm vụ chặt chẽ hơn với quản lý thị trƣờng và hải quan đặc biệt khi phần lớn nguyên liệu dùng làm thuốc hiện nay đang phải nhập từ Trung Quốc cả ở đƣờng chính ngạch và tiểu ngạch gây thách thức lớn trong quản lý.

4.2.3.3. Quản lý hiệu quả hơn giá thuốc đông dược

Để có thể quản lý hiệu quả giá của thuốc đông dƣợc cần phải áp dụng quy định dán nhãn, ghi nhãn và niêm yết giá đối với các sản phẩm thuốc đông dƣợc sản xuất bởi các cơ sở YHCT gia đình, nhỏ lẻ. Bộ Y tế cần ban hành các chế tài xử phạt cần đủ nghiêm khắc bởi phần lớn sản phẩm lƣu hành hiện nay đƣợc bán mà không niêm yết giá và xuất phát từ chính các cơ sở YHCT nhỏ lẻ này. Công tác quản lý cần đƣợc chú trọng hơn ở cấp huyện, thị xã nơi mà phần lớn các cơ sở sản xuất nhỏ hoạt động.

4.2.3.4. Nâng cao hiệu quả cấp chứng nhận lương y

Để nâng cao hiệu quả cấp chứng chỉ hành nghề cho các lƣơng y, Cục QLYDCT cần quy chuẩn điều kiện, tham mƣu Bộ Y tế quy định thống nhất cơ quan đƣợc có thẩm quyền cấp chứng nhận lƣơng y và ràng buộc các điều kiện về đạt yêu cầu chuyên môn bắt buộc bởi các cơ quan quản lý về y tế. Ví dụ nhƣ quy định bắt buộc về hoàn thành, đạt yêu cầu khóa học về chuyên môn dành cho các đối tƣợng trong diện cấp chứng nhận lƣơng y phải đƣợc áp dụng tại các sở y tế hoặc cơ quan đƣợc ủy quyền bởi Cục QLYDCT.

Quy định này sẽ giúp thống nhất các tiêu chuẩn, đảm bảo chất lƣợng chuyên môn của các lƣơng y hành nghề từ đó đem lại các hiệu quả cao hơn trong công tác khám chữa bệnh hiện nay.

Cần tiến hành quy mô lớn hơn và bao phủ trên diện rộng các cuộc thanh tra, kiểm tra chứng chỉ hành nghề tƣ nhân và hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc đông dƣợc nhằm kiểm soát chặt chẽ chất lƣợng các lƣơng y, nâng cao mặt bằng chất lƣợng đối với công tác khám chữa bệnh bằng YHCT giúp phát triển ngành đông dƣợc của chúng ta thực chất hơn.

4.2.3.5. Nâng cao hiệu quả thực hiện việc dán nhãn, ghi nhãn trên sản phẩm thuốc đông dược

Các giải pháp chính giúp nâng cao hiệu quả thực hiện dán nhãn đối với các sản phẩm thuốc đông dƣợc nhƣ tăng cƣờng nhân lực chuyên trách tại các sở y tế phụ trách quản lý đối với các cơ sở khám chữa bệnh YHCT trên địa bàn. Song song với đó là hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, nâng cao khả năng nhận biết sản phẩm thuốc đông dƣợc đạt chuẩn, đạt yêu cầu dán nhãn để ngƣời tiêu dùng đƣợc biết, giám sát và phản ánh với cơ quan chức năng.

Trong giai đoạn này, khi cơ cấu tổ chức, lực lƣợng cán bộ chuyên trách quản lý về YHCT tại các sở y tế còn gặp khó khăn thì giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức của ngƣời dân và áp dụng các chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với các cơ sở vi phạm đƣợc xem là ƣu tiên.

4.2.3.6. Nâng cao hiệu quả đăng ký SHTT đối với các bài thuốc YHCT

Bộ Y tế cần có các hƣớng dẫn cho chủ cơ sở YHCT hiểu về vai trò của SHTT đối với các bài thuốc gia truyền mà họ đang sở hữu trong bối cảnh thị trƣờng hiện nay từ đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong đăng ký SHTT cho các bài thuốc YHCT giá trị cao có khả năng ứng dụng thực tiễn.

Bộ Y tế cần tham mƣu Chính phủ đại diện chủ thể Nhà nƣớc trực tiếp đăng ký SHTT hoặc khuyến khích các cơ sở gia truyền hiến tặng các bài thuốc giá trị để làm tài sản quốc gia, có thể áp dụng để sản xuất công nghiệp phục vụ trong nƣớc và xuất khẩu giúp bảo vệ và phát huy lợi ích nền YHCT lâu đời và trí tuệ truyền thống

phục vụ quốc gia.

Cần có hƣớng dẫn chi tiết và phối hợp đặc biệt giữa Cục SHTT và Cục QLYDCT trong ban hành các hƣớng dẫn rút ngắn thời gian, giản thủ tục hành chính và dành quyền ƣu tiên đối với đăng ký SHTT đối với bài thuốc YHCT nhằm nhanh chóng đáp ứng yêu cầu phát triển sản phẩm thuốc đông dƣợc hiện nay và bảo vệ đƣợc quyền ƣu tiên sản xuất, kinh doanh cho cá nhân, tổ chức trong nƣớc đang sở hữu bài thuốc này.

4.2.3.7. Nâng cao hiệu quả tuân thủ quy định quảng cáo thuốc đông dược

Bộ Y tế cần có các quy định hƣớng dẫn các chất, hoạt chất và danh mục các cây, con dùng làm thuốc đông dƣợc kèm theo các công dụng của các loại dƣợc liệu này nhằm giảm thiểu các quảng cáo khuếch đại, sai sự thật đối với sản phẩm.

Tiến hành hoạt động truyền thông bài bản về thuốc đông dƣợc (công dụng, cách nhận biết sản phẩm chất lƣợng, phân loại thuốc đông dƣợc và TPCN,…) nhằm nâng cao nhận thức ngƣời dân, giúp họ lựa chọn chính xác.

Các phòng y tế ở Huyện, Thị xã cần có các hoạt động kiểm tra giám sát chặt chẽ hơn đối với các cơ sở sản xuất thuốc YHCT tại địa bàn nhằm giảm thiểu các quảng cáo tự phát sai sự thật, các kiểu truyền miệng về tác dụng thần thánh của thuốc đông dƣợc và có biện pháp xử lý phù hợp.

4.2.3.8. Nâng cao hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh

Bộ Y tế cần công khai, minh bạch các định hƣớng phát triển ngành đông dƣợc, tiến hành các hội nghị, hội thảo chuyên ngành về thuốc đông dƣợc nhằm hƣớng cộng đồng doanh nghiệp phát triển theo chiến lƣợc, từng bƣớc tuân thủ các thông lệ, quy định quốc tế để tăng năng lực cạnh tranh ở thị trƣờng quan trọng khi Việt Nam gia nhập TPP. Các lợi ích của chuỗi cung ứng hoàn thiện đối với sản phẩm thuốc đông dƣợc và cơ hội xuất khẩu sang các nƣớc tham gia TPP với giá trị kinh tế cao và có sức cạnh tranh, đặc biệt khi TPP không có sự tham gia của Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thị trường thuốc đông dược ở việt nam (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)