Hoàn thiện quy hoạch, chiến lược phát triển thị trường thuốc đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thị trường thuốc đông dược ở việt nam (Trang 81 - 83)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý thị trƣờng

4.2.1 Hoàn thiện quy hoạch, chiến lược phát triển thị trường thuốc đông

giai đoạn tới

Trên cơ sở “Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” ban hành bởi Chính phủ, cần vận dụng đề xuất các quy hoạch và chiến lƣợc cụ thể dành cho ngành đông dƣợc và điều kiện để phát triển nhanh đối với thị trƣờng thuốc đông dƣợc.

Bộ Y tế cần có các phối hợp mạnh mẽ kịp thời với UBND các Tỉnh, Thành phố có liên quan, có đủ điều kiện, tiềm năng phát triển vùng nguyên liệu, chủ động đầu mối kết nối giữa doanh nghiệp và địa phƣơng để xây dựng, đƣa vào phát triển vùng dƣợc liệu giúp phát triển ngành, chuyển đổi cây trồng, phát triển kinh tế địa phƣơng.

Trên cơ sở các chiến lƣợc, quy hoạch đã có sẵn Bộ Y tế cần đƣa ra các đề xuất giúp hiện thực hóa các chiến lƣợc này nhƣ: tham mƣu thành lập mô hình Ban chỉ đạo Quốc gia phát triển thuốc đông dƣợc (nhƣ mô hình của Ban chỉ đạo An toàn giao thông quốc gia; Ban chỉ đạo quốc gia hiến máu tình nguyện,…) trong đó Bộ Y tế là cơ quan thƣờng trực, cơ cấu lãnh đạo UBND (Phó Chủ tịch) làm trƣởng ban chỉ đạo ở các địa phƣơng, có cơ chế tài chính đặc thù và chính sách tích cực, đủ mạnh để hiện thực hóa các Chiến lƣợc mà Chính phủ đã ban hành. Thực tiễn đã cho thấy mô hình các Ban chỉ đạo có những ƣu điểm và đạt đƣợc thành công nhất định.

4.2.2 Tiếp tục hoàn thiện thể chế, khung khổ pháp lý quản lý thị trường thuốc đông dược

Bộ Y tế cần nâng cao hiệu quả công tác tham mƣu, dự thảo Luật Dƣợc sửa đổi trên cơ sở đánh giá các thời cơ, thách thức mới trong quản lý thị trƣờng thuốc

đông dƣợc đặc biệt khi bối cảnh hội nhập đòi hỏi phải có các hành lang pháp lý phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Giao Cục QLYDCT tham mƣu một số chính sách ƣu đãi đặc biệt nhằm đón đầu cơ hội phát triển ngành đông dƣợc nhƣ ƣu đãi thuế, ƣu đãi về vùng trồng dƣợc liệu, ƣu đãi về tiếp cận vốn đầu tƣ sản xuất thuốc đông dƣợc, phát động những chiến dịch ngƣời việt ƣu tiên dùng thuốc việt,…

Bộ Y tế xem xét, tham mƣu, đề xuất Chính Phủ có ƣu đãi đặc thù cho một số ít doanh nghiệp đầu ngành để phát huy các lợi thế sẵn có, từ đó nhân rộng mô hình cho các doanh nghiệp khác giúp khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên về bài thuốc YHCT, nguồn cây dƣợc liệu phong phú, khí hậu thích hợp, thị trƣờng giá trị cao và bền vững.

Bộ Y tế ban hành các quy định mới, toàn diện giúp quy chuẩn các yếu tố đầu vào, đầu ra của thị trƣờng thuốc đông dƣợc, đặc biệt quy định cụ thể các tiêu chuẩn chất lƣợng đối với các loại hình thuốc đông dƣợc, thuốc thang, dƣợc liệu,… nhằm quản lý có hiệu quả. Các quy định về trƣng bày, dán nhãn, ghi nhãn và công khai thông tin sản phẩm, quảng cáo sản phẩm đƣợc quy định chặt chẽ nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm lƣu hành trên thị trƣờng, giảm thiểu thất thoát, trốn thuế, nạn hàng giả, hàng nhái gây ảnh hƣởng uy tín của ngành.

Bộ Y tế ban hành các quy định chặt chẽ kiểm soát và quy định các điều kiện về đơn vị đƣợc cấp chứng nhận lƣơng y nhằm đảm bảo khách quan, kiểm tra, kiểm soát đƣợc chất lƣợng đồng thời quy định các chế tài mạnh, đủ hiệu lực nhằm thu hồi chứng nhận, thu hồi giấy phép hành nghề, thậm chí hình sự hóa các sai phạm nghiêm trọng có nguy cơ ảnh hƣởng tới sức khỏe, tính mạng cộng đồng.

Bộ Y tế cần tham mƣu rút ngắn thời gian ban hành các thông tƣ hƣớng dẫn, chủ động đƣa ra các khuyến nghị với chính phủ ban hành sớm nghị định hƣớng dẫn luật để sớm đƣa luật vào đời sống đồng thời cần rà soát, loại bỏ các quy đinh cũ không hợp lý, các quy định cấp dƣới không phù hợp để gia tăng tính minh mạch, thuận lợi trong tiếp cận, thực thi cho cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh và hành nghề trên thị trƣờng thuốc đông dƣợc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thị trường thuốc đông dược ở việt nam (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)