CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Bối cảnh mới và những vấn đề đặt ra đối với quản lý thị trƣờng thuốc đông
4.1.2. Bối cảnh trong nước
Tác động từ các chính sách của Chính phủ có hiệu lực đã ảnh hƣởng lớn đến phƣơng hƣớng thị trƣờng thời gian tới mà gần nhất là Luật Dƣợc sửa đổi số 105/2016/QH13 có hiệu lực năm 2016 đã gia tăng số ngƣời đƣợc cấp chứng chỉ hành nghề bán lẻ thuốc thành phẩm, số lƣợng dƣợc sĩ đƣợc gia tăng nhanh sau thông tƣ có hiệu lực vào đầu năm 2017 của Bộ Y tế và thời gian đƣợc phép hành nghề cũng đƣợc rút ngắn thành ngay khi tốt nghiệp chứ không phải sau hai năm nhƣ trƣớc đây. Thông tƣ này vừa tạo ra cơ hội nâng cao tỷ lệ dƣợc sĩ (cả đại học và trung cấp, cao đẳng) trên tỷ lệ dân cƣ nhƣng cũng đem lại thách thức về quản lý chất lƣợng dƣợc sĩ nhằm đảm bảo hiệu quả tƣ vấn sử dụng thuốc, tránh trục lợi làm ảnh hƣởng sức khỏe và niềm tin của ngƣời dân. Bên cạnh đó, thông tƣ mới nhất số 11/2016/TT-BYT ngày 11 tháng 05 năm 2016 về quy định đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập cũng chƣa có gì đổi mới đáng kể so với thông tƣ trƣớc đó cũng khiến thị trƣờng thuốc đông dƣợc ít cơ hội tiếp cận cơ sở y tế công lập nhƣờng sân chơi cho các sản phẩm nhập khẩu.
Tác động quán tính từ hệ quả của thực tiễn thị trƣờng thuốc đông dƣợc Việt Nam thời gian qua đã tạo nên tăng trƣởng mạnh mẽ của thị trƣờng thuốc đông dƣợc
và TPCN do nhận thức của ngƣời dân tăng lên và mức thu nhập bình quân gia tăng khiến nhu cầu chăm sóc sức khỏe chủ động gia tăng. Mặt khác, thực tiễn thời gian qua cho thấy thị trƣờng thuốc đông dƣợc mà đặc biệt là thuốc đông dƣợc đăng ký lƣu hành dƣới dạng TPCN đang đƣợc ngƣời dân tin dùng vì tính hiệu quả ngày càng cao và an toàn, chi phí rẻ đã khiến bùng nổ các sản phẩm, đáp ứng đa dạng nhu cầu chăm sóc sức khỏe và chữa các bệnh thƣờng gặp.
Tác động của môi trƣờng, áp lực cuộc sống đã thay đổi nhiều thói quen chăm sóc sức khỏe của ngƣời dân đặc biệt ở các đô thị khi tình trạng ô nhiễm gia tăng ở cả môi trƣờng không khí, nƣớc sinh hoạt nhiễm bẩn, thực phẩm chứa chất độc hại và ô nhiễm môi trƣờng do rác thải công nghiệp hay các bệnh mới phát sinh đối với ngƣời làm việc tại các văn phòng ở đô thị lớn nhƣ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh nhƣ căng thẳng thần kinh, stress, tim mạch, huyết áp, mỡ máu, tiểu đƣờng, béo phì,… đã khiến việc chăm sóc sức khỏe chủ động nhờ vào thuốc đông dƣợc hay TPCN trở nên phổ biến và thƣờng xuyên hơn.
Tác động của thói quen tiêu dùng và nhận thức, trình độ dân trí ngày càng đƣợc nâng cao ở Việt Nam đã cho thấy rõ hơn khi ngƣời dân bắt đầu mua sắm các sản phẩm thuốc, TPCN qua mạng internet hay trực tiếp tìm hiểu, nghiên cứu về sản phẩm để mua tai các Nhà thuốc/ Quầy thuốc thay vì trƣớc đây lệ thuộc hoàn toàn vào sự tƣ vấn của các cơ sở bán lẻ thuốc hay chỉ định của Bác sĩ.
Tác động từ sự suy giảm của kinh tế thế giới, giá dầu giảm, cá chết hàng loạt và suy giảm xuất khẩu các lĩnh vực mũi nhọn nhƣ da giày, may mặc, nông sản của Việt Nam đã khiến thị trƣờng thuốc đông dƣợc có thêm cơ hội phát triển nhằm chiếm tỉ trọng cao hơn, bù đắp vào GDP của nền kinh tế. Thực tế khoảng một thập kỷ gần đây đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thị trƣờng thuốc đông dƣợc và TPCN cho thấy cơ hội to lớn của Việt Nam nếu đầu tƣ cho ngành này. Trƣớc mắt, hiệu quả từ một số vùng nghiên liệu do các công ty lớn nhƣ Traphaco, Dƣợc Hậu Giang đầu tƣ đã thay đổi đời sống nhiều ngƣời dân hay nhƣ vùng nguyên liệu trồng Sâm Ngọc Linh tại Quảng Nam đã giúp hàng trăm hộ dân trở thành tỷ phú và giúp bảo tồn nguồn gen quý hiếm của loại Sâm này và thực sự tiềm năng còn rất to lớn
khi mà Việt Nam có hơn 4.000 cây, con dùng làm thuốc chữa bệnh chăm sóc sức khỏe hàng ngày.
Chiến lƣợc quốc gia phát triển ngành dƣợc Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 cho thấy định hƣớng của Chính phủ về phát triển ngành dƣợc đến năm 2030. Chiến lƣợc này quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, các cơ chế mở cho phát triển thuốc đông dƣợc tại Việt Nam. Nhƣng để đạt đƣợc các mục tiêu tham vọng nhƣ đã đặt ra nhằm chủ động nguồn thuốc trong nƣớc đáp ứng căn bản nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân thì cần có các biện pháp mạnh mẽ hơn nữa đầu tƣ tập trung nguồn lực mới có thể hiệu quả.
Thị trƣờng thuốc đông dƣợc ở Việt Nam đang đứng trức nhiều cơ hội và thách thức đan xen, các điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức cần đƣợc xem xét cẩn trọng để có thể đƣa ra các giải pháp phù hợp trong tình hình mới hiện nay.
Điểm mạnh, chúng ta thấy đƣợc hai điểm mạnh lớn nhất là quan điểm của chính phủ và tiềm năng của Việt Nam. Quan điểm của Chính phủ thể hiện ở Luật Dƣợc và nhiều Nghị định, Thông tƣ liên quan gần đây quy hoạch chi tiết phƣơng hƣớng và chiến lƣợc phát triển vùng nguyên liệu, chuyển đổi cây trồng ở một số địa phƣơng và ban hành các quy định chi tiết hơn nhằm tạo cơ hội cho thuốc y học cổ truyền có thể lƣu hành rộng rãi. Còn tiềm năng của Việt Nam đƣợc thấy rõ khi chúng ta có tới khoảng 4.000 cây con có thể dùng làm thuốc với khoảng 40.000 bài thuốc y học cổ truyền có giá trị đem lại sự đa dạng về sản phẩm và hiệu quả kinh tế khi đầu tƣ, đồng thời với đó là thói quen sử dụng thuốc nam đã mở đƣờng cho việc chấp nhận dễ dàng thuốc đƣợc sản xuất từ dƣợc liệu trong nƣớc đem lại lợi thế cạnh tranh to lớn cho các doanh nghiệp trong nƣớc nếu biết nắm bắt.
Bảng 4.1: Tình hình cây, con có tiềm năng làm dƣợc liệu năm 2015
Loại Đã khai thác Đạt GACP Tổng số
Số lƣợng 200 14 4000
Tỷ lệ 5% 0,35% 100%
Điểm yếu, có thể thấy ba điểm yếu lớn nhất đó là: chƣa có sự hỗ trợ về vốn, cơ chế riêng từ phía chính phủ; quy mô của thị trƣờng còn nhỏ bé nên chƣa đƣợc chú trọng đầu tƣ lớn bởi các doanh nghiệp có tiềm lực; công nghệ bào chế còn đơn giản, chƣa đầu tƣ đồng bộ, hiện đại.
Thời cơ, chúng ta đang có dân số vàng với hơn 90 triệu ngƣời trẻ có nhận thức tăng nhanh, thu nhập tăng nhanh và dễ chấp nhận cái mới nên việc chăm sóc sức khỏe chủ động từ thuốc đông dƣợc, TPCN hay các thiết bị công nghệ chăm sóc sức khỏe sẽ có cơ hội to lớn phát triển tại Việt Nam trong hai thập kỷ tới cũng nhƣ cơ hội mới khi mở rộng thị trƣờng thông qua các hiệp đinh nhƣ TPP hay khi Việt Nam là thành viên của thị trƣờng AEC với hơn 600 triệu dân.
Hình 4.1: Chi phí chăm sóc sức khỏe và tăng trƣởng giai đoạn 2009 đến 2015, dự báo 2017
(Nguồn: Công ty nghiên cứu thị trường BMI (2015)) Thách thức, có hai thách thức lớn nhất hiện nay đó là: sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp nƣớc ngoài và thiếu cơ chế chính sách bảo hộ mạnh mẽ cho ngành công nghiệp đông dƣợc non trẻ của chúng ta. Các doanh nghiệp nƣớc ngoài đã gia tăng đầu tƣ vào ngành dƣợc Việt Nam hàng thập kỷ qua và đang dần thâu tóm các doanh nghiệp đầu đàn của chúng ta cũng nhƣ trực tiếp gia tăng thị phần
hàng năm, bên cạnh đó ở mảnh đấu thầu thuốc ở các bệnh viên công lập của nhà nƣớc thì do thông tƣ của Bộ Y tế về quy định đấu thầu thuốc tập trung vào giá rẻ nên đem lại cơ hội ít ỏi cho các doanh nghiệp trong nƣớc, khiến phần lớn thị trƣờng sử dụng thuốc của Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc (do thị trƣờng bệnh viện chiếm tới 70% tổng thị trƣờng thuốc tiêu thụ dƣợc phẩm).
4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý thị trƣờng thuốc đông dƣợc ở Việt Nam trong thời gian tới