Những tồn tại, khó khăn cần tháo gỡ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thị trường thuốc đông dược ở việt nam (Trang 67 - 69)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý thị trƣờng thuốc đông dƣợ cở Việt

3.3.2. Những tồn tại, khó khăn cần tháo gỡ

3.3.2.1. Tồn tại, khó khăn trong ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý thị trường thuốc đông dược

Hiện nay cơ quan tham mƣu ban hành các Chính sách, Thông tƣ và Luật về quản lý đối với thị trƣờng thuốc đông dƣợc là Cục Quản lý y dƣợc cổ truyền (mới hình thành bộ máy ở Trung ƣơng năm 2014) nên dù đã có những tham mƣu mạnh mẽ, tích cực nhƣng gặp nhiều khó khăn do thiếu nhân sự, các Luật hoàn chỉnh cũng nhƣ chỉ đạo kịp thời trong công tác quản lý thị trƣờng. Các cơ quan quản lý về TPCN hay thuốc tân dƣợc đã tham mƣu ban hành nhiều thông tƣ hƣớng dẫn giúp quản lý thị trƣờng dƣợc nói chung và có đề cập đến thuốc đông dƣợc, dƣợc liệu, quản lý khám chữa bệnh y học cổ truyền nhƣng thiếu đi các quy định về quản lý chuyên môn, các quy định về chất lƣợng, lƣu hành, sản xuất,… liên quan đến thị trƣờng thuốc đông dƣợc.

Đồng thời với đó là thói quen hoạt động của các cơ sở y học cổ truyền và vai trò quản lý truyền thống của các Hội Đông y địa phƣơng cũng tạo ra những khó khăn mới trong ban hành các chính sách khi mà phải hài hòa lợi ích của các đối tƣợng tham gia quản lý, hoạt động tại thị trƣờng.

3.3.2.2. Khó khăn trong tổ chức thực hiện quản lý thị trường thuốc đông dược

Đối với tổ chức tiêu chuẩn điều kiện sản xuất thuốc đông dƣợc, do đặc thù thị trƣờng hiện nay chỉ có 5 đơn vị đạt chứng chỉ GMP trong tổng số 80 đơn vị sản

xuất có quy mô, tồn tại song song với hơn 400 cơ sở sản xuất quy mô nhỏ lẻ và khoảng 70.000 cơ sở khám chữa bệnh kèm bốc thuốc tại nhà nên việc thừa nhận đồng thời các đơn vị này gây khó khăn cho kiểm soát điều kiện chuẩn cho sản xuất, dẫn đến các khó khăn khác nhƣ chất lƣợng sản phẩm đầu ra của thị trƣờng không đồng đều và khó bị phạt, thậm chí các mức phạt do còn nƣơng nhẹ nên không đảm bảo tính răn đe.

Công tác kiểm tra chất lƣợng của dƣợc liệu cũng gặp khó khăn khi chủ yếu dƣợc liệu đƣợc nhập lậu qua hải quan từ Trung Quốc và bằng đƣờng tiểu ngach nên rất khó xử lý, đồng thời quy định về chất lƣợng dƣợc liệu thiếu hẳn công đoạn kiểm định chất lƣợng mà dựa trên tự công bố kiểm định của cơ quan cung ứng mà thiếu khâu hậu kiểm nên không giám sát đƣợc chất lƣợng của dƣợc liệu ngoài thị trƣờng. Chƣa kể, công tác giám sát còn hết sức lỏng lẻo dẫn đến tồn tại ngang nhiên các chợ đầu mối bán chuyên về dƣợc liệu tại các thành phố lớn nhƣ Hà Nội hay Hồ Chí Minh.

3.3.2.3 Hạn chế trong kiểm tra, giám sát thị trường thuốc đông dược

Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định của nhà nƣớc đối với thị trƣờng thuốc đông dƣợc đã đƣợc thực hiện rộng khắp ở các địa phƣơng, giúp nâng cao nhận thức của ngƣời dân về sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc đông dƣợc từ đó giúp thị trƣờng phát triển lành mạnh hơn nữa.

Công tác kiểm tra, giám sát đã tập trung vào kiểm tra các nguồn nguyên liệu, dƣợc liệu đầu vào, sự tuân thủ các điều kiện về sản xuất, kinh doanh, điều kiện hành nghề khám chữa bệnh, bán thuốc của các cơ sở YHCT, giúp kịp thời chấn chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với thị trƣờng thuốc đông dƣợc. Các kết quả kiểm tra đã làm căn cứ để điều chỉnh các quy định, chính sách và hoàn chỉnh cơ chế, chính sách, luật nhằm tạo thuận lợi cho thị trƣờng phát triển, giúp gia tăng kinh tế địa phƣơng và đa dạng hóa nguồn thuốc khám chữa bệnh cho nhân dân.

Công tác kiểm tra, giám sát cũng giúp kịp thời phát hiện các sai phạm nghiêm trọng và các lỗ hổng về hải quan, lỗ hổng trong cơ chế đấu thầu dƣợc liệu, lỗ hổng trong cấp phép, xử phạt…. trong sản xuất, kinh doanh từ đó các biện pháp kịp thời chấn chỉnh và thực hiện tốt công tác tổ chức thực hiện.

Thuốc đông dƣợc phần lớn vẫn đƣợc bán kèm kê đơn của chủ cơ sở đông y nên việc niêm yết giá, dán nhãn còn hình thức và thƣờng thì chỉ để qua mắt đoàn kiểm tra sau đó lại tiến hành bốc thuốc và bán theo cách tự phát gây nhiễu loạn thị trƣờng nhƣng lại chƣa có cơ chế kiểm tra đột xuất và lực lƣợng chuyên trách còn rất mỏng nên chƣa thực sự kiểm soát đƣợc vấn đề này.

Việc cấp chứng chỉ hành nghề hiện nay còn tồn tại song song giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc và cơ quan Hội chuyên ngành (Hội đông y) thông qua các chƣơng trình tập huấn, sát hạch trực tiếp các hôi viên dẫn đến thiếu minh bạch, khách quan và khó cho công tác kiểm tra đối với các điều kiện hành nghề đƣợc cấp cho các lƣơng y bởi các lƣơng y là hội viên của các Hội đông y. Cán bộ kiểm tra chỉ có thể kiểm tra về mặt hành chính (có chứng chỉ hay không) chứ chƣa có biện pháp kiểm tra chuyên môn và các nội dung đào tạo cấp chứng chỉ lƣơng y hiện nay cũng còn bất cập khi tồn tại thừa nhận các kinh nghiệm dân gian mà chƣa cần kiểm chứng, chuẩn hóa bằng khoa học hiện đại, vì thế khó có tiêu chuẩn cụ thể để kiểm tra, giám sát hiệu quả.

Việc quảng cáo, cạnh tranh trong lĩnh vực thuốc đông dƣợc hiện nay còn tự phát, chƣa có sự vào cuộc mạnh mẽ của công tác thanh tra, kiểm tra. Các thông tin quảng cáo về thuốc đông dƣợc hiện nay dễ gây nhầm lẫn thuốc đông dƣợc nhƣ thần dƣợc với khả năng trị nhiều loại bệnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thị trường thuốc đông dược ở việt nam (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)