Đầu tư phát triển thị trường thuốc đông dược

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thị trường thuốc đông dược ở việt nam (Trang 87 - 88)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý thị trƣờng

4.2.4 Đầu tư phát triển thị trường thuốc đông dược

4.2.4.1 Xây dựng hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển thị trường

Thành lập và phát triển Viện nghiên cứu quốc gia về thuốc đông dược

Bộ Y tế cần xem xét thành lập Viện nghiên cứu quốc gia về thuốc đông dƣợc (trực thuộc Bộ Y tế hoặc Ban chỉ đạo quốc gia) nhằm nghiên cứu các chất, hoạt chất, bài thuốc YHCT có giá trị trên cơ sở các bài thuốc YHCT dân gian nhằm xây dựng cơ sở lý luận về YHCT quốc gia. Viện này phối chặt chẽ với Học Viện Y Dƣợc học cổ truyền Việt Nam trong nghiên cứu khoa học, hoàn thiện cơ sở lý luật, cung cấp các bài thuốc giá trị, các hƣớng nghiên cứu ứng dụng mới đối với lĩnh vực đông dƣợc.

Thành lập Trung tâm hỗ trợ phát triển quốc gia về đông dược

Bộ Y tế cần xem xét thành lập Trung tâm hỗ trợ phát triển quốc gia về đông dƣợc (trực thuộc Bộ Y tế hoặc Ban chỉ đạo quốc gia) Hƣớng dẫn doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất hoàn thiện chứng chỉ GMP – WHO trong sản xuất và các chứng chỉ kinh doanh, bảo quản, lƣu hành thuốc đông dƣợc nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế sắp tới.

Hƣớng dẫn phát triển các mô hình về vùng trồng dƣợc liệu, kỹ thuật sản xuất, tiêu chuẩn GACP về nuôi trồng và thu hái dƣợc liệu nhằm đảm bảo nguồn dƣợc liệu chất lƣợng phục vụ sản xuất.

Phát triển trung tâm dữ liệu quốc gia về các bài thuốc YHCT, đăng tải trên các tạp chí quốc tế uy tín, công bố trong phạm vi quốc tế nhằm bảo vệ chủ động quyền ƣu tiên trong SHTT đối với các bài thuốc quý, hạn chế việc cá nhân, tổ chức nƣớc ngoài nhanh chân đăng ký SHTT đối với các bài thuốc giá trị hàng trăm năm.

4.2.4.2 Thu hút các nguồn lực toàn xã hội

Bộ Y tế cần đề xuất Chính phủ khuyến khích tƣ nhân sở hữu các SHTT dƣới dạng cá nhân khi công bố các bài thuốc và chuyển giao cho nhà nƣớc quyền nhằm khai thác, phát triển. Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa cá nhân và nhà nƣớc.

Bộ Y tế cần khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp đầu ngành của Việt Nam đầu tƣ thí điểm các vùng trồng dƣợc liệu, phát triển các khu vực trồng dƣợc liệu quý, giá trị kinh tế cao vừa phát triển vừa bảo tồn nguồn dƣợc liệu hiện nay.

Khuyến khích doanh nghiệp hàng đầu trong nƣớc hợp tác nghiên cứu, sản xuất theo đặt hàng của nhà nƣớc các sản phẩm có giá trị cao, chất lƣợng cao có thể thay thế các sản phẩm nhập ngoại nhằm giảm nhanh sự lệ thuộc vào thuốc ngoại

Bộ Y tế cần trình Chính phủ đầu tƣ các hạ tầng giao thông liên quan đến khu vực trồng dƣợc liệu tiềm năng nhƣng ở vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa (ví dụ nhƣ vùng núi cao phía Bắc, vùng Tây nguyên, Quảng Nam) để khuyến khích nhà đầu tƣ tham gia nuôi trồng dƣợc liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thị trường thuốc đông dược ở việt nam (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)