MỘT SỐ PHẨM CHẤT NHÂN CÁCH NGƯỜI THẦY THUỐC/ĐIỀU DƯỠNG

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC VÀ Y ĐỨC doc (Trang 36 - 39)

giúp đỡ của người bệnh.

1.4 Mọi hành vi, cử chỉ, lời nói của thầy thuốc đều tác động mạnh mẽ đến người bệnh: Trong giao tiếp giữa thầy thuốc - bệnh nhân, người thầy thuốc giữ người bệnh: Trong giao tiếp giữa thầy thuốc - bệnh nhân, người thầy thuốc giữ vai trò chủ đạo. Mỗi lời nói, hành vi của thầy thuốc đều tác động mạnh lên tâm lý người bệnh. Nếu như người thầy thuốc/điều dưỡng biết gây thiện cảm, biết khơi dậy mọi tiềm năng của người bệnh, hiểu thấu những suy tư trong lòng họ và đưa ra những lời khuyên hợp lý thì quá trình điều trị sẽ gặp nhiều thuận lợi. Nhiều khi tác động tâm lý mạnh đến mức có thể làm mờ đi, thậm chí xóa bỏ hẳn một hoặc một số triệu chứng của bệnh. Dựa trên cơ sở của tác động này mà người ta đã xây dựng chuyên ngành liệu pháp tâm lý, nhằm tổ chức những tác động tâm lý theo hướng điều trị tích cực, có lợi cho người bệnh. Tuy nhiên cũng có các trường hợp do thầy thuốc/điều dưỡng thiếu cân nhắc, thiếu thận trọng trong lời nói, hành vi mà đã tạo nên những phản ứng tâm lý trái ngược với kết quả điều trị, gây hại cho người bệnh.

1.5. Có sự trợ giúp của nhiều phương tiện công cụ: Trong sự phát triển của xã hội, những tiến bộ mới nhất của khoa học, kỹ thuật thường sớm được con người hội, những tiến bộ mới nhất của khoa học, kỹ thuật thường sớm được con người áp dụng vào lĩnh vực y tế, từ máy chụp X- quang đến các phương tiện chẩn đoán bằng siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ. Bên cạnh những phương tiện kỹ thuật tiên tiến được áp dụng sự phát triển mạnh mẽ của hóa dược cũng đang cung cấp cho thầy thuốc hàng loạt thuốc mới trong lâm sàng. Chính các đặc điểm hoạt động nghề nghiệp đòi hỏi người thầy thuốc phải không ngừng hoàn thiện những phẩm chất tâm lý- nhân cách cần thiết của mình, để đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu của nghề nghiệp.

2. MỘT SỐ PHẨM CHẤT NHÂN CÁCH NGƯỜI THẦY THUỐC/ĐIỀU DƯỠNG DƯỠNG

2.1 Xu hướng nghề nghiệp của người thầy thuốc: Xu hướng nghề y là một bộ phận quan trọng của xu hướng nhân cách, quy định tính tích cực và sự lựa chọn phận quan trọng của xu hướng nhân cách, quy định tính tích cực và sự lựa chọn thái độ của người thầy thuốc/điều dưỡng trong các hoạt động.

Bộ Môn Y Học Cộng Đồng Tâm Lý Học & Y Đức

2.1.1 Nhu cầu: Hoạt động nghề y nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng về vật chất và tinh thần của người thầy thuốc.

2.1.2 Hứng thú nghề nghiệp: Để nắm bắt được bệnh tật của người bệnh, người thầy thuốc/điều dưỡng phải không ngừng học tập nâng cao kiến thức, sử dụng điêu luyện các phương tiện điều trị. Chính những khát vọng hiểu biết là động lực thúc đẩy mạnh mẽ người thầy thuốc vươn lên, tạo niềm vui, sự say mê trong họat động nghề nghiệp của họ.

2.1.3 Lý tưởng nghề nghiệp: Lý tưởng là một biểu tượng hoàn thiện , mẫu mực để con người vươn tới, là sự thể hiện tập trung cao nhất của xu hướng nhân cách. Lý tưởng nghề là sự thể hiện cụ thể của lý tưởng chung trong họat động nghề của chủ thể.

2.2 Tính cách người thầy thuốc/điều dưỡng

2.2.1 Yêu nghề , say mê lao động nghề nghiệp: Lòng yêu nghề phải được xây dựng trên cơ sở nhận thức rõ vai trò , trách nhiệm ,về những khó khăn, gian khổ và sự hy sinh thầm lặng mà người thầy thuốc phải chịu đựng. Lòng yêu nghề chỉ có được khi các hoạt động nghề nghiệp của người thầy thuốc được thúc đẩy bởi hệ thống các động cơ đúng đắn: phụcvụ nhân dân, phục vụ tổ quốc.

2.2.2 Tinh thần trách nhiệm: Người thầy thuốc phải có trách nhiệm đối với nghề nghiệp của mình, biết giữ gìn truyền thống và tính chất nhân đạo của nghề y. Phải có trách nhiệm đối với người bệnh, phải tận tình thận trọng, tỉ mỉ trong công tác thăm khám và cứu chữa người bệnh, không bị ràng buộc những điều kiện quyền lợi cá nhân. Trách nhiệm rõ ràng đối với đồng nghiệp, có tinh thần tương trợ, giúp đỡ, vì sự tiến bộ chung và vì người bệnh. Trách nhiệm đối với xã hội rất to lớn, phải quan tâm chăm sóc sức khỏe của nhân dân, của cộng đồng. Một trách nhiệm không thể thiếu của người thây thuốc là trách nhiệm đối với bản thân mình, phải luôn tu dưỡng, rèn luyện bản thân, chăm lo việc nâng cao sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần cho chính bản thân mình.

2.2.3 Tính trung thực: Đây là một trong những phẩm chất nhân cách cơ bản của người thầy thuốc.

2.2.4 Sự dũng cảm: Sự dũng cảm của người thầy thuốc thể hiện trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, từ những việc tưởng chừng nhỏ, đến những việc khó khăn, nguy hiểm.

2.2.5 Tính tự chủ: Trong nhiều trường hợp thầy thuốc phải hết sức tự chủ, bình tỉnh để đấu tranh với bệnh tật, cứu sống con người.

2.2.6 Tính khiêm tốn: Khiêm tốn học hỏi, khiêm tốn trong công việc cũng là một đức tính quý báu của người thầy thuốc.

2.3 Năng lực của người thầy thuốc/điều dưỡng:

2.3.1 Năng lực chuyên môn y học: Người thầy thuốc phải làm chủ được các kỹ năng, kỹ xảo thiết yếu, chung cho ngành nghề đồng thời phải có được các kỹ năng, kỹ xảo đặc thù của từng chuyên khoa.

2.3.2 Năng lực giao tiếp: Năng lực giao tiếp của người thầy thuốc thể hiện ở chỗ biết cách gợi mở để người bệnh mô tả một cách chân thật những cảm giác chủ quan về bệnh. Năng lực giao tiếp của người thầy thuốc còn thể hiện trong sự khéo léo, nhuần nhuyễn các phương tiện giao tiếp mà trong đó có ngôn ngữ. Các phương tiện phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ, nét mặt cũng có vai trò to lớn. 2.3.3 Biết nghiên cứu khoa học và tổ chức hoạt động thực tiễn: Người thầy thuốc phải đi sâu nghiên cứu bệnh căn, bệnh sinh của bệnh, tìm ra những thuốc mới, phương pháp chữa bệnh mới phù hợp với người bệnh, phải biết ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ mới, khai thác vốn y học cổ truyền dân tộc...Người thầy thuốc phải biết tổ chức lực lượng một cách khoa học để cùng hoạt động đạt tới mục đích là cứu chữa người bệnh và không ngừng nâng cao sức khỏe con người.Mặc khác còn phải biết tổ chức, quản lý, điều hành người bệnh.

2.3.4 Cơ sở tâm lý của năng lực người thầy thuốc

- Kiến thức - Kiến thức chuyên môn- Hiểu biết về khoa học xã hội- nhân văn - Phẩm chất nhận thức cảm tính - Độ nhạy cảm cao- Óc quan sát

Bộ Môn Y Học Cộng Đồng Tâm Lý Học & Y Đức

- Tư duy lâm sàng của thầy thuốc là tư duy biện chứng được thực hiện thông qua một loạt các thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa các triệu chứng, hội chứng và chỉ ra bản chất bệnh tật của người bệnh.

2.4 Vấn đề đạo đức của người thầy thuốc: Tám đức tính cơ bản của người thầy thuốc chân chính mà Hải Thượng Lãn Ông đã tổng kết, cho đến nay vẫn là thuốc chân chính mà Hải Thượng Lãn Ông đã tổng kết, cho đến nay vẫn là những lời khuyên quý báu:

- Nhân: nhân từ, bác ái, không ích kỷ - Minh: Hiểu biết sâu rộng, sáng suốt - Trí: khôn khéo, nhạy bén, không cẩu thả - Đức: phải có đạo đức, không làm điều ác - Thành: thành thật, trung thực

- Lượng: độ lượng

- Khiêm: khiêm tốn học hỏi, thật sự cầu thị - Cần: chuyên cần, chịu khó

Với đồng nghiệp , người thầy thuốc phải đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau, không tranh công, đổ lỗi, không dồn đẩy trách nhiệm

Với bản thân, người thầy thuốc phải xây dựng uy tín bằng chính tài năng, đức độ của mình, khiêm tốn, chân thành, có tinh thần tự phê bình, cầu tiến bộ, có cuộc sống giản dị, lành mạnh, lạc quan.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC VÀ Y ĐỨC doc (Trang 36 - 39)