Các loại phản ứng: Từ nhận thức khác nhau bệnh nhân có các phản ứng khác nhau đối với bệnh tật, với thầy thuốc, với bản thân mình.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC VÀ Y ĐỨC doc (Trang 28 - 30)

3. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ PHẢN ỨNG CỦA BỆNH NHÂN

3.4Các loại phản ứng: Từ nhận thức khác nhau bệnh nhân có các phản ứng khác nhau đối với bệnh tật, với thầy thuốc, với bản thân mình.

khác nhau đối với bệnh tật, với thầy thuốc, với bản thân mình.

- Phản ứng hợp tác: Đây là loại bệnh nhân có nhận thức bình thường, khi bị bệnh thường lắng nghe ý kiến thầy thuốc, và hợp tác với thầy thuốc trong quá trình điều trị, quan hệ tốt với nhân viên y tế và tin tưởng chuyên môn.

- Phản ứng nội tâm: Bệnh nhân tiếp thu có nghiên cứu ý kiến của bác sỹ, không phản ứng lung tung, phát biểu đúng lúc, có tổ chức, khi đã có ý kiến có nhận xét

Bộ Môn Y Học Cộng Đồng Tâm Lý Học & Y Đức

thì khó thay đổi, trầm lặng khó tính. Đối với loại này nếu thầy thuốc có uy tín, tác động tốt tâm lý bệnh nhân sẽ được bệnh nhân tin tưởng một cách chắc chắn, nếu sai sót với bệnh nhân sẽ khó khôi phục lòng tin.

- Phản ứng bàng quan: Người bệnh coi thường bệnh tật, mặc kệ tới đâu hay đó, thờ ơ với tất cả, thầy thuốc nói sao nghe vậy không phản đối cũng không quá sốt sắng, họ cho là bệnh không quan trọng rồi sẽ khỏi do đó mất cảnh giác, bệnh có thể trầm trọng hơn, loại bệnh nhân này thường ít kêu la mà âm thầm chịu đựng. Đối với bệnh nhân này cần chú ý động viên thường xuyên để bệnh nhân có ý thức quan tâm tới sức khỏe của mình.

- Phản ứng nghi ngờ: Luôn luôn nghi ngờ, thiếu tin tưởng, nghi ngờ thầy không giỏi, thuốc không tốt, nghi ngờ chẩn đoán, nghi ngờ kết quả X quang, xét nghiệm...chạy chữa lung tung. Đối với loại bệnh nhân này thầy thuốc cần nêu những bệnh nhân điển hình chẩn đoán và điều trị có kết quả tốt để gây ấn tượng mạnh mẽ.

- Phản ứng tiêu cực: Luôn lo lắng cho bệnh tật của mình không chữa được, sẽ tàn phế, sẽ chết. Dù có thầy thuốc giỏi, thuốc tốt cũng chẳng giúp ích gì, nhất là khi bị bệnh mãn tính khó chữa khỏi như đái đường, suy tim, người bệnh luôn có tư tưởng chờ chết. Đối với bệnh nhân này thầy thuốc cần giải thích cho bệnh nhân hiểu về bệnh tật của mình, và chứng minh bằng những bệnh nhân mắc bệnh tương tự nhưng vẫn sống và sinh hoạt bình thường, một số bệnh gây đau đớn như ung thư thì chữa triệu chứng, giảm đau kịp thời sẽ có tác động rất tốt đến tâm lý bệnh nhân.

- Phản ứng hốt hoảng: Dù chỉ mắc bệnh nhẹ nhưng hốt hoảng, lo sợ. Thông thường thầy thuốc phải dùng thuốc an thần nếu giải pháp tâm lý bằng lời nói không hiệu quả.

- Phản ứng phá hoại: Bệnh nhân không thỏa mãn mọi cái với người xung quanh, dễ phản ứng, có những hành động tiêu cực như không chịu uống thuốc, không chịu để nhân viên y tế chăm sóc, thậm chí phản đối với nhân viên y tế, gây gổ, cãi vã hành hung. Loại này thường gặp ở các bệnh nhân có nhân cách bệnh lý,

bệnh tâm thần. Thầy thuốc phải thương yêu giúp đỡ, nhưng cũng phải cương quyết với những hành động sai trái.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC VÀ Y ĐỨC doc (Trang 28 - 30)