3.1 Thái độ và lời nói của thầy thuốc/Điều dưỡng:
Con người biết dùng lời nói để diễn đạt tư tưởng, thái độ, ý nghĩ tình cảm và sự hiểu biết của mình với những người xung quanh. Đặc biệt lời nói của thầy thuốc không những biểu lộ những phẩm chất trên đây mà còn có ý nghĩa rất quan trọng vì tác động sâu sắc vào tâm lý bệnh nhân và vào quá trình chữa bệnh của họ.
Lời nói biểu lộ nội tâm bên trong của con người, vì vậy thầy thuốc cần phải có lời nói đúng đắn tế nhị, diễn đạt đầy đủ sự quan tâm của mình trước bệnh nhân gây cho họ một niềm tin tưởng lạc quan.
Thái độ đúng đắn và tự tin của thầy thuốc tăng sự kính trọng và yên tâm của bệnh nhân. Thầy thuốc phải có thái độ thật thà khiêm tốn, thương yêu và thông cảm với những bất hạnh của người bệnh quan tâm tới hạnh phúc của họ, gần gũi và lắng nghe ý kiến của họ. Tránh thái độ ban ơn, xa lánh khó chịu gay gắt với họ.
3.2 Tranh thủ tình cảm và lòng tin của bệnh nhân
Bệnh nhân sẵn có niềm tin, tình cảm và sự kính trọng đối với thầy thuốc. Cần tranh thủ tình cảm và lòng tin của họ.
Thực sự quan tâm tới hạnh phúc người bệnh, chú ý các đặc điểm tâm lý người bệnh, lắng nghe ý kiến của người bệnh, yêu nghề và có tâm hồn, khắc
phục mọi khó khăn gần gũi và cuốn hút họ đến với mình sẽ tranh thủ được tình cảm và niềm tin của bệnh nhân.
3.3 Biết tiếp xúc với bệnh nhân
Tiếp xúc tốt với bệnh nhân là điều kiện quan trọng để biết được tình trạng và diễn biến của bệnh. Muốn tiếp xúc dễ dàng thầy thuốc/điều dưỡng phải nghiên cứu và biết được tâm lý người bệnh, biết các biểu hiện rối loạn tâm lý do tình trạng bệnh gây ra, biết được mối quan hệ của họ, nắm được tâm tư nguyện vọng của họ để có thái độ cư xử, giao tiếp khơi dậy niềm tin và cuốn hút họ.
3.4 Biết tác động vào tâm lý bệnh nhân
- Tác động có mục đích vào tâm lý bệnh nhân tạo những điều kiện thuận lợi cho quá trình chữa bệnh là việc rất quan trọng cho mọi thầy thuốc. Phải biết tác động tích cực vào từng đối tượng, đó là công việc đòi hỏi thầy thuốc phải có kiến thức tâm lý xã hội đầy đủ và toàn diện.
- Các phương pháp tác động vào tâm lý mà người thầy thuốc cần quan tâm : + Phương pháp trực tiếp:
* Lời nói
* Ám thị bằng lời nói.
* Thôi miên (Ám thị trong giấc ngủ ) * Điều trị nhóm.
* Tâm kịch (điều trị bằng đóng kịch) * Dùng chế phẩm placebo.
* Chữa bệnh không dùng thuốc * Tâm lý trị liệu.
* Bí mật.
* Thái độ và quan điểm phục vụ người bệnh:
* Trình độ chuyên môn, trình độ quản lý và uy tín nghề nghiệp * Sự quan tâm chăm sóc và phục vụ bệnh nhân
+ Phương pháp gián tiếp:
Bộ Môn Y Học Cộng Đồng Tâm Lý Học & Y Đức
* Khí hậu, thời tiết * Tâm lý xã hội
* Gia đình, tập thể, xã hội.
* Ý thức kỷ luật, tinh thần thái độ phục vụ.
3.5 Những kĩ năng giao tiếp tổng quát với bệnh nhân
3.5.1 Sự thăm dò
- Thăm dò yêu cầu giúp đỡ, nguyện vọng, dự tính.
- Thăm dò phản ứng của bệnh nhân đối với các thông tin được cung cấp. - Phản ứng đối với thái độ (hành vi) và những gợi ý không lời.
Sàng lọc: chúng ta đã biết cách dùng một câu hỏi mở thích hợp kết hợp với lắng nghe tích cực và các kĩ năng đơn giản đặc hiệu cho phép NVYT phát hiện nhiều vấn đề hơn trong giai đoạn đầu tư vấn hoặc GDSK. Bây giờ chúng ta xem xét điều gì làm cho những nỗ lực phát hiện các vấn đề của bệnh nhân trước khi phát hiện chủ động bất kì vấn đề nào trong các vấn đề có thể làm tăng tính chính xác và hiêu quả của chẩn đoán.
Sàng lọc là quá trình kiểm tra người bệnh có chủ ý mà nhằm phát hiện tất cả những gì người bệnh muốn nói bằng cách hỏi những câu hỏi mở dễ hơn là bắt họ nói tất cả những khó khăn của họ, kiểm tra kép: “chị cảm thấy khó khăn khi sử dụng bao cao su? Có gì khác nữa không?”. ” Chị cảm thấy như thế nào...?” Nếu người bệnh tiếp tục, nên lắng nghe cho tới khi người bệnh dừng lại sau đó tiến hành quá trình sàng lọc cho tới khi người bệnh nói rằng đã đủ: “Chị cũng cảm thấy rất mệt và dễ nổi cáu và muốn biết là có dễ sinh không? Còn gì nữa không?”.
Kết thúc quá trình này là khi bệnh nhân nói: “không, chỉ vậy thôi”, bạn muốn xác nhận và cho bệnh nhân cơ hội để biết bạn nghe được gì: “à, theo tôi biết thì chị sinh con bình thường, chóng mặt, mệt mỏi, dễ cáu giận và chị cho rằng mình gặp vấn đề khi sinh? có đúng vậy không?.
Thường phương pháp kiểm tra này bộc lộ những triệu chứng và đưa ra các hướng dẫn với những phàn nàn của người bệnh mà người bệnh không muốn
nói ra. Bạn phải kiểm tra lần cuối: “Tôi cho rằng những triệu chứng này đã làm chị lo lắng và chúng ta cần xem xét chúng kỹ hơn. Trước khi chúng tôi làm để tôi xem có vấn đề nào khác mà chị nghĩ tôi có thể giúp chị với những vấn đề này không?”.Bệnh nhân có thể đưa ra vấn đề thứ hai: “Ồ, tôi rất lo lắng về đứa con của tôi sắp chào đời”. Nếu không kiểm tra bạn chỉ phát hiện được những việc này khi kết thúc buổi khám và nếu không còn thời gian thì người bệnh sẽ tự giải quyết.
3.5.2 Những xúc cảm
- Hỏi/ thăm dò cảm xúc.
- Phản ánh cảm xúc, bản chất và cường độ. - Đầy đủ trong cuộc tiếp xúc.
3.5.3 Chia sẽ thông tin
- Thông báo, xếp loại.
- Những lượng nhỏ, những giải thích cụ thể. - Ngôn ngữ dễ hiểu.
- Xác định bệnh nhân hiểu thông tin hay không.
CHỈ DẪN là một kĩ năng tóm tắt kép. Sau khi tóm tắt sẽ làm người bệnh trả lời là “có” chỉ dẫn được dùng để tạo ra một chuỗi sự việc từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. Giải thích cơ sở lý luận cho lĩnh vực kế tiếp. “Tôi có thể thấy là ông/bà không thoải mái nhưng tôi cần hỏi ông/bà một vài câu hỏi về những vấn đề ông/bà đã tự chăm sóc cho bản thân... và sau đó sẽ...giải quyết các vấn đề chính xác hơn”.
3.5.4 Tóm tắt (bao gồm lặp lại)
- Ngắn gọn, đầy đủ, nhắc lại. - Thông báo các việc sẽ làm. - Nội dung đúng và đủ. - Kiểm tra.
Tóm tắt là một bước có chủ ý để tóm lại những lời nói của bệnh nhân rõ ràng được thu thập cho tới lúc đó và là một trong số các kỹ năng thu nhận thông
Bộ Môn Y Học Cộng Đồng Tâm Lý Học & Y Đức
tin quan trọng nhất. Thông qua phỏng vấn, tóm tắt là phương pháp chủ đạo để đảm bảo chăm sóc tốt hơn .Nó cho phép bệnh nhân xác định rằng bạn hiểu những gì họ nói hay sửa lại những điều gì bị hiểu sai. Những giải thích mới giúp người bệnh hiểu rõ hơn việc chăm sóc y tế và suy nghĩ của họ có đúng hay không.
- TTV: không biết có đúng không? Hình như anh/chị đã từng bị rối loạn tiêu hóa, nhưng vài tuần gần đây anh/chị có thêm vấn đề mới là bị đau bất ngờ ở trước ngực kèm theo thở gấp và dư acid. Nó làm anh/chị mất ngủ, tệ hơn khi uống rượu và anh/chị tự hỏi không biết có phải do thuốc giảm đau không. Đúng vậy không? (Dừng một tí).
- BN: Đúng vậy? và tôi không thể chịu được bệnh bây giờ vì Lê cũng bệnh. Tôi không biết tôi phải làm gì.
3.5.5 Thứ tự
- Trình tự các bước hợp lý. - Phân phối thời gian cân đối.
3.5.6 Linh hoạt
- Đồng cảm, khuyến khích, khen, lắng nghe tích cực, chăm chú và cởi mở trong ngữ điệu, cử chỉ và tiếp xúc bằng mắt.
- Thời gian, không gian đủ cho bệnh nhân.
- Không lưỡng lự gây lo ngại hoặc gián đoạn; kịp thời, đúng lúc.
Sự cân bằng giữa lắng nghe và sàng lọc: phát hiện ra sự quan trọng của sàng lọc đối với mọi vấn đề, học viên thường xác định khó khăn khi sàng lọc và khi lắng nghe tích cực. Sự cân bằng cần thiết khi dùng những kỹ năng bổ trợ được xác định trong mỗi cuộc tiếp xúc. Trước khi bắt đầu, giải thích đúng kế hoạch của bạn đối với người bệnh là rất có ích.
3.6. Những điều cần tránh khi thầy thuốc/người điều dưỡng tiếp xúc với bệnh nhân: nhân: