GIAO TIẾP GIỮA NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG VỚI ĐỒNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC VÀ Y ĐỨC doc (Trang 50 - 51)

- Thầy thuốc/cán bộ điều dưỡng cũng là một chủ thể, cũng có những đặc điểm tâm lý, những cá tính riêng, đặc biệt nóng nảy, hay cáu gắt, hay có

6. GIAO TIẾP GIỮA NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG VỚI ĐỒNG NGHIỆP

6.1 Các yêu cầu giao tiếp với đồng nghiệp:

Phải cộng tác giúp đỡ lẫn nhau: lao động y tế có đặc điểm và phát triển của công nghiệp tập thể, sự cộng tác thân ái và giúp đỡ lẫn nhau đều này tạo điều kiện để thiết lập bầu không khí hoà thuận trong một tập thể.

Tôn trọng lẫn nhau: sự tôn trọng, sự tế nhị có ý nghĩa quyết định trong quyết định trong mối quan hệ công tác. Người điều dưỡng không được phép cãi nhau và xúc phạm lẫn nhau trước mặt bệnh nhân.

Phê bình có thiện chí: nguồn gốc của các quan hệ phức tạp trong tập thể là sự hiềm khích lẫn nhau phê bình thiện chí là điều kiện để củng cố tập thể và giữ gìn đoàn kết.

Truyền thụ kinh nghiệm: cần phải giáo dục cho điều dưỡng viên không thấy hỗ thẹn khi cần sự giúp đỡ chỉ bảo của người khác.

6.2 Trách nhiệm đối với sự hành nghề:

- Người điều dưỡng hộ sinh mang theo trách nhiệm cá nhân khi hành nghề chăm sóc vì vậy không ngừng học tập để nâng cao trình độ.

- Người điều dưỡng hộ sinh phải duy trì tiêu chuẩn chăm sóc cao nhất theo hoàn cảnh thực tế cho phép.

- Người điều dưỡng hộ sinh phải thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy trình pháp luật.

- Luôn giữ vững tư cách đạo đức bản thân để mang lại uy tín cho nghề nghiệp.

6.3 Các kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp:

- Tạo những mối quan hệ tốt - Truyền đạt rõ ràng

- Khuyến khích sự tham gia của đồng nghiệp - Tránh định kiến và thiên kiến

Bộ Môn Y Học Cộng Đồng Tâm Lý Học & Y Đức

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC VÀ Y ĐỨC doc (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w