- Thầy thuốc/cán bộ điều dưỡng cũng là một chủ thể, cũng có những đặc điểm tâm lý, những cá tính riêng, đặc biệt nóng nảy, hay cáu gắt, hay có
2. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA TRẠNG THÁI STRESS
Theo Selye, phản ứng stress, hay hội chứng kích ứng chung, được chia thành ba giai đoạn sau;
2.1. Giai đoạn báo động
Đây là giai đoạn biểu hiện bằng những biến đổi đặc trưng của chủ thể khi tiếp xúc với các yếu tố gây stress, như:
- Các hoạt động tâm lý được kích thích, đặc biệt là quá trình tập trung chú ý, tăng cường quá trình ghi nhớ và tư duy.
- Những phản ứng chức năng sinh lý của cơ thể như tăng huyết áp, tăng nhịp tim, nhịp thở và trương lực của cơ bắp.
Giai đoạn này có thể diễn ra rất nhanh hoặc kéo dài vài giờ, vài ngày. Chủ thể có thể chết trong giai đoạn này, nếu yếu tố gây stress quá mạnh. Nếu tồn tại được, thì phản ứng chuyển sang giai đoạn thích nghi.
2.2. Giai đoạn thích nghi
Giai đoạn chống đỡ tiến triển tốt thì các chức năng tâm lý, sinh lý của cơ thể được phục hồi. Nếu khả năng thích ứng của cơ thể mất dần, thì quá trình phục hồi không xẩy ra và cơ thể chuyển sang giai đoạn kiệt quệ.
2.3. Giai đoạn kiệt quệ
Trong giai đoạn kiệt quệ, các biến đổi tâm lý, sinh lý của giai đoạn báo động xuất hiện trở lại, hoặc là cấp tính và tạm thời, hoặc là nhẹ nhàng hơn và kéo dài. Chia stress bệnh lý thành hai giai đoạn như sau:
2.3.1. Stress bệnh lý cấp tính
Những tác nhân gây stress là những tình huống không lường trước có tính chất dữ dội. Trạng thái stress bệnh lý cấp tính chia thành hai loại:
- Các phản ứng cảm xúc cấp xẩy ra nhanh, tức thời.
Trạng thái stress bệnh lý cấp tính thuộc loại này có đặc trưng là chủ thể hưng phấn quá mức về mặt tâm lý và cơ thể. Những biểu hiện cụ thể của trạng thái này như sau: tăng trương lực cơ, rối loạn thần kinh thực vật, tăng qua mức phản ứng của các giác quan, rối loạn trí tuệ biểu hiện chủ yếu ở kém khả năng tập trung suy nghĩ, trạng thái lo âu, kích động nhẹ.
- Những phản ứng cảm xúc cấp tính, xẩy tra chậm.
Các rối loạn xuất hiện chậm. Chủ thể có vẻ như chịu đựng và chống đỡ được tình huống gây stress. Song họ cũng nhận thức được rằng, mình đã bị các tình huống stress xâm chiếm.
Bộ Môn Y Học Cộng Đồng Tâm Lý Học & Y Đức
- Sự hình thành stress bệnh lý kéo dài: Thường được hình thành từ các tình huống quen thuộc, lặp đi lặp lại như trong những trường hợp xung đột, không toại nguyện, hoặc gặp những phiền nhiễu trong đời sống hàng ngày.
- Đôi khi được hình thành từ các tình huống stress bất ngờ và dữ dội sau một phản ứng cấp và không thoái lui hoặc sau một loạt các phản ứng cấp thoáng qua.
- Biểu hiện của stress bệnh lý kéo dài
+ Các biểu hiện về biến đổi tâm lý, tâm thần: dễ nổi cáu, có cảm giác khó chịu, căng thẳng về tâm lý, mệt mỏi về trí tuệ, rối loạn về giấc ngủ.
+ Các biểu hiện cơ thể: Suy nhược kéo dài, đánh trống ngực, đau vùng trước tim, huyết áp tăng không ổn định, nhức đầu, đau nửa đầu.
+ Các biểu hiện về tập tính: Có thể ức chế hoặc kích thích những hành vi của con người. Những rối loạn chức năng thích nghi của tập tính được biểu hiện ở những rối loạn hành vi.
+ Trạng thái trầm cảm: Khi những tình huống stress kéo dài dai dẳng người bệnh xuất hiện tình trạng lo âu kéo dài và hạn chế các hoạt động bình thường của họ.