Thời gian 2 tiết

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC VÀ Y ĐỨC doc (Trang 71 - 72)

- Thầy thuốc/cán bộ điều dưỡng cũng là một chủ thể, cũng có những đặc điểm tâm lý, những cá tính riêng, đặc biệt nóng nảy, hay cáu gắt, hay có

Thời gian 2 tiết

Mục tiêu học tập

1. Trình bày được các khái niệm về đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp 2. Trình bày được các đặc điểm cơ bản của đạo đức y học

NỘI DUNG

1. KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những nguyên tắc, chuẩn mực của xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người, vì sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội.

Quan niệm đạo đức hoàn toàn khác nhau khi xã hội có giai cấp, có đấu tranh giai cấp, quan điểm duy vật lịch sử về đạo đức của chủ nghĩa Mác đối lập hoàn toàn với chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo.

Cùng quan điểm, ở những góc độ khác nhau của đời sống, cách nhìn nhận đạo đức cũng khác nhau.

Quan niệm đạo đức theo lý luận duy vật lịch sử: “Đạo đức là những hình thái ý thức xã hội, xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người. Đạo đức là tổng hợp những quan niệm về thiện ác, trung thực, giả dối, đáng khen, đáng chê cùng với những quy tắc phù hợp với những quan niệm đó, nhằm điều chỉnh hành vi của con người đối với xã hội, đối với giai cấp, đối với Đảng và đối với người khác”.

Quan niệm phổ thông: “Đạo đức là những phép tắc, căn cứ vào chế độ kinh tế, chế độ chính trị mà đặt ra, quy định quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân và xã hội cốt để bảo vệ chế độ kinh tế, chế độ xã hội”.

Quan niệm của Duberstin và Linchevski: “Đạo đức là hình thái của sự nhận thức xã hội, là tất cả những nguyên tắc, những quy định, tiêu chuẩn mà mọi người tuân theo trong hành vi của mình”.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC VÀ Y ĐỨC doc (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w