.Những đặc điểm thái độ của bệnh nhân

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC VÀ Y ĐỨC doc (Trang 32 - 33)

3. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ PHẢN ỨNG CỦA BỆNH NHÂN

5.4.Những đặc điểm thái độ của bệnh nhân

- Bệnh nhân muốn gì ? Khi bị bệnh, bệnh nhân rất lo âu cho mình và cho gia đình, mong muốn được chữa khỏi bệnh một cách nhanh chóng để trở lại cuộc sống bình thường. Họ sợ nhất là phải nằm viện, sợ mắc bệnh nặng không cứu chữa được hoạt để lại di chứng, hoặc tàn phế.

- Bệnh nhân sẵn sàng trình bày bệnh tật Tâm lý chung của bệnh nhân là mong muốn gặp Bác sỹ, Điều dưỡng để trình bày cặn kẽ bệnh tật của mình sau 24 giờ qua, để Bác sỹ hiểu hết bệnh tật của mình vì vậy đôi khi dài dòng và chiếm nhiều thời gian.Thầy thuốc và điều dưỡng phải kiên nhẫn lắng nghe, chọn lọc

Bộ Môn Y Học Cộng Đồng Tâm Lý Học & Y Đức

cái tinh, vừa nghe vừa suy nghĩ để trở thành tài liệu cho chẩn đoán và điều trị, không nên cáu gắt, ngắt lời bệnh nhân.

- Bệnh nhân rụt rè e thẹn Trước thầy thuốc, bệnh nhân thường có tâm lý phức tạp, vừa muốn trình bày mọi điều với thầy thuốc nhưng cũng có khi lại e thẹn, rụt rè nhất là những người mắt các bệnh truyền nhiễm do lối sống .

Thầy thuốc cần thông cảm và tế nhị giữ những điều kín đáo cho họ nếu họ có ý yêu cầu.

- Bệnh nhân luôn luôn quan sát nhận xét

- Lòng tin của bệnh nhân: Thông thường bệnh nhân nằm bệnh viện , hoặc tìm đến thầy thuốc họ đều có niềm tin sẽ được cứu chữa, được cứu sống và luôn có ấn tượng tốt đẹp với thầy thuốc và bệnh viện, luôn kính trọng thầy thuốc.

- Vì sao bệnh nhân phản ứng với thầy thuốc: Khi bệnh nhân phản ứng với thầy thuốc việc đầu tiên thầy thuốc phải tự xem xét mình. Bệnh nhân phản ứng thông thường do :

+ Cảm thấy không được quan tâm đúng mức, không được tôn trọng, hoặc thậm chí bị “ bạc đãi”.

+ Thái độ thầy thuốc và nhân viên y tế không đúng đắn gây xúc phạm họ, cũng có khi thái độ của các thầy thuốc, của nhân viên y tế đối xử với nhau không đúng mức.

+ Việc thăm khám học tập phiền phức của sinh viên trên cơ thể bệnh nhân quá nhiều trong lúc thầy thuốc thực sự lại quá ít.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC VÀ Y ĐỨC doc (Trang 32 - 33)