Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Hà Nội (Trang 45 - 49)

b) Nhược điểm

2.2. Mô hình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết và các bài nghiên cứu trước về công tác tuyển dụng trong các doanh nghiệp.

Từ mục đích, phạm vi nghiên cứu, phương pháp tiếp cận đã đề ra và nội dung nghiên cứu trọng tâm của Luận văn, tác giả thiết kế quy trình nghiên cứu theo mô hình được nêu trong Hình 2.1 (trang 35):

Hình 2.1 : Mô hình nghiên cứu

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

Sử dụng số liệu thống kê: Phương pháp này giúp thu thập nhanh chóng những dữ liệu tại các thời điểm cụ thể giai đoạn 2010 – 2013. Tuy nhiên, dữ liệu thống kê chỉ phản ánh các số liệu định lượng, không đủ thông tin phản ánh đầy đủ về đối tượng nghiên cứu.

Thu thập dữ liệu bằng bảng hỏi: Phương pháp sử dụng bảng hỏi mất nhiều thời gian, tốn kém chi phí nhưng có thể cung cấp những thông tin chính xác vào thời điểm hỏi, cung cấp nhiều thông tin định tính, giúp đánh giá được công tác tuyển dụng tại công ty đang có những ưu, nhược điểm gì.

Phương pháp quan sát trực tiếp: Tác giả nghiên cứu sử dụng Phương pháp này để nắm bắt thêm các thông tin liên quan đến công tác tuyển dụng như chất lượng nhân viên được tuyển vào có đáp ứng được công việc hay không, những nhân viên có tính cách, thói quen như thế nào thì hòa hợp được môi trường công việc.

Tổng quan các công trình nghiên cứu Lý luận về tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp Thực trạng tuyển dụng tại Công ty - Khảo sát thực tế. - Phát phiếu khảo sát. - Phòng vấn sâu. - Tổng hợp kết quả. - Phân tích kết quả. Đánh giá công tác tuyển dụng

- Ưu, nhược điểm. - Xác định nguyên nhân Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng

2.3.2. Chọn mẫu điều tra:

Tổng thể mẫu: Đối tượng tham gia trong nghiên cứu này là cán bộ, nhân viên trong công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Hà Nội với những vị trí công việc khác nhau, không phân biệt giới tính, độ tuổi, thu nhập…

Kích thước mẫu: Độ tin cậy kết quả nghiên cứu phụ thuộc tỷ lệ thuận với kích thước mẫu khảo sát. Nếu cỡ mẫu càng lớn thì độ tin cậy càng cao nhưng mất thêm thời gian và chi phí. Tác giả cũng tập trung vào những nhân viên làm việc trong văn phòng và các vị trí trưởng các bộ phận công trường. Do vậy, tác giả chọn mức khảo sát với tỷ lệ 70% số nhân viên so với tổng số nguồn nhân lực tại văn phòng là 130 người. Số người được khảo sát là 90 người, được chia theo tỷ lệ với số lượng lần lượt là : Phòng đầu tư phát triển dự án: 23 người; phòng kế toán 5 người; phòng kỹ thuật 25 người; phòng hành chính nhân sự 2 người; phòng kế hoạch 28 người; và công nhân 7 người.

Bảng 2.1. Thống kê lao động và số ngƣời lấy mẫu

STT Bộ phận Số lƣợng

1 Đầu tư – Phát triển dự án 23

2 Kế toán 5 3 Kỹ thuật 25 4 Công nhân 7 5 Hành chính nhân sự 2 6 Kế hoạch 28 Tổng số 90

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả)

2.3.3. Thiết kế phiếu khảo sát

Trong quá trình nghiên cứu để đạt được mục tiêu là đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Hà Nội, tác giả luận văn dự kiến sẽ thu thập thông tin theo nhiều phương pháp khác nhau, sử

dụng nhiều nguồn số liệu khác nhau để minh họa, trong đó có sử dụng phiếu khảo sát. Phiếu khảo sát đã được thiết kế để hỏi người lao động đang làm việc tại Công ty.

Phiếu khảo sát được tiến hành với các 2 loại bảng hỏi (một bảng hỏi và một phiếu hướng dẫn phỏng vấn sâu) tương ứng với 2 nhóm đối tượng: Những người được công ty tuyển dụng từ 4 năm trở lại đây (chia làm công nhân kỹ thuật, phổ thông và nhóm còn lại), Cán bộ chuyên trách về NNL và cán bộ quản lý các bộ phận/phòng ban. Phiếu khảo sát được thiết kế theo hướng đưa ra những câu hỏi cần tìm hiểu và các câu trả lời định hướng đảm bảo tính logic, đầy đủ, tính hợp lý và xác thực.

Phiếu khảo sát dành cho người được công ty tuyển dụng từ 4 năm trở lại đây: (nghiên cứu định lượng). Cấu trúc của bảng hỏi gồm các phần :

Phần 1 : Thu thập thông tin chung về đối tượng tham gia khảo sát thông qua các câu hỏi lựa chọn về: Độ tuổi, trình độ chuyên môn, bộ phận công tác, thâm niên công tác.

Phần 2 : Gồm 14 câu hỏi liên quan đến công tác tuyển dụng tại công ty, từ đó đánh giá được thực trạng công tác tuyển dụng tại Công ty cổ phần đầu tư Phát triển Hà Nội : tuyển mộ, tuyển chọn và định hướng nhân viên.

Phần 3 : Câu hỏi liên quan đến giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Hà Nội. (Chi tiết bảng hỏi xem phụ lục số 01)

Phiếu hướng dẫn phỏng vấn sâu dành cho cán bộ làm công tác quản trị nhân lực tại công ty (nghiên cứu địn tính): mục đích để thu thập một số thông tin như đánh giá của các nhà quản trị về quá trình tuyển dụng nhân lực tại công ty; Ý kiến đóng góp của nhân viên để hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty.... (xem phụ lục số 02)

2.3.4. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

Về phạm vi thời gian, tác giả sẽ tập trung vào thu thập thông tin nghiên cứu về chính sách quản trị nhân sự tại Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Hà Nội sẽ được tổng hợp từ năm 2010 đến năm 2013.

Về phạm vi không gian: Các nghiên cứu tại luận văn sẽ tập trung vào các hoạt động nhân sự tại Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Hà Nội có tham chiếu tình

hình lao động - việc làm và chính sách nhân sự của một số doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực hoạt động với Công ty.

Về đối tượng thu thập thông tin nghiên cứu, tác giả sẽ tập trung vào đội ngũ lao động trực tiếp của Công ty, là đội ngũ có vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn tới kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và việc xây dựng chính sách nhân sự của Công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Hà Nội (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)