Trình độ, năng lực của đội ngũ làm công tác tuyển dụng nhân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Hà Nội (Trang 61 - 64)

b) Nhược điểm

3.2. Thực trạng công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần Đầu tƣ

3.2.1. Trình độ, năng lực của đội ngũ làm công tác tuyển dụng nhân sự

Tổng số cán bộ nhân viên của phòng hành chính nhân sự là 5 người, gồm 1 trưởng phòng, 1 nhân viên quản trị nhân sự, 1 nhân viên tuyển dụng, một nhân viên lao động tiền lương và chính sách, và 1 nhân viên hành chính.

Bảng 3.3. Bảng thông tin nhân sự đội ngũ chuyên trách về nguồn nhân lực STT Vị trí Tuổi Giới tính Trình độ Chuyên ngành Kinh nghiệm

1 Trưởng phòng 39 Nữ Cao học Quản trị

kinh doanh 10 năm 2

Nhân viên

Nhân viên

nhân sự 1 29 Nam Đại học Quản trị

nhân lực 5 năm

3 Nhân viên

nhân sự 2 28 Nữ Đại học Quản trị

nhân lực 3 năm

4 Nhân viên

lễ tân 24 Nữ Cao

đẳng

Văn thư lưu

trữ 1 năm

(Nguồn: Phòng Hành chính- Nhân sự)

Qua bảng thông tin trên ta thấy, nhìn chung đội ngũ chuyên trách về nhân sự có trình độ khá cao, đều tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên, riêng trưởng phòng nhân sự tốt nghiệp cao học. Chuyên ngành của các cán bộ, nhân viên làm công tác nhân sự cũng khá phù hợp với công việc hiện tại của họ. Đây là tiền đề rất lớn trong việc giải quyết các công việc liên quan đến chuyên môn. Bên cạnh đó, các cán bộ nhân viên nhân sự có độ tuổi khá trẻ, đây sẽ là một đội ngũ năng động, giàu nhiệt huyết và đầy sáng tạo. Họ có khả năng nắm bắt được công nghệ thông tin và ứng dụng

chúng vào công tác một cách nhanh chóng. Ngoài ra, họ cũng đều đã có kinh nghiệm trong công tác nhân sự người có ít kinh nghiệm nhất cũng là một năm (bởi đây là nhân viên mới vào làm), còn lại đều từ 3 năm kinh nghiệm trở lên. Đặc biệt, Trưởng phòng đã có kinh nghiệm lâu năm trong công tác nhân sự nên có thể dẫn dắt, điều hành đội ngũ nhân viên của mình đưa ra được những cách giải quyết kịp thời và đúng đắn trong từng trường hợp.

Thực trạng phân công công việc trong bộ phận chuyên trách công tác quản trị nhân sự

Trƣởng phòng

+ Chủ trì, nghiên cứu đề xuất, tổ chức thực hiện về tổ chức bộ máy, quy hoạch về chiến lược phát triển nguồn nhân lực vào bảo vệ quy định, hoạt động nội bộ của Công ty.

+ Xây dựng kế hoạch ngắn hạn , trung hạn và các phương án để quản lý và thực hiện nhiệm vụ của phòng Tổ chức – Hành chính.

+ Nghiên cứu xây dựng điều lệ về tổ chức hoạt động của Công ty, xây dựng các quy định về tổ chức, cán bộ, bảo vệ hoạt động nội bộ của Công ty.

+ Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra nghiệp vụ của cán bộ cấp dưới. Tổng kết đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ và đề xuất những biện pháp chỉ đạo, uốn nắn những sai lệch trong việc quản lý cán bộ nhân viên Công ty.

Nhân viên nhân sự 1 :

+ Quản lý và lưu trữ hồ sơ nhân sự và các tài liệu có liên quan, thực hiện theo quy trình kiểm soát hồ sơ

+ Theo dõi thực hiện Hợp đồng lao động, Luật lao động và các chế độ chính sách liên quan đến người lao động

+ Thông báo các thông tin về nhân sự mới, nhân sự nghỉ việc hoặc hết hạn hợp đồng lao động

+ Tổng hợp, phân tích các nhu cầu tuyển dụng trong đơn vị + Tiếp nhận hồ sơ dự tuyển và trả lời ứng viên

+ Viết báo cáo hàng kỳ nộp trưởng phòng

Nhân viên nhân sự 2 :

+ Tiến hành chấm công, cuối tháng tổng hợp gửi lên bộ phận kế toán

+ Thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước (Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế) đối với người lao động

+ Tham gia xây dựng các quy chế, quy định Tiền lương tiền thưởng, các chế độ phụ cấp cho người lao động

Nhận xét: Nhìn chung, việc phân công công việc trong bộ phận chuyên trách về nhân sự của Công ty là khá hợp lý mặc dù trong quá trình làm việc vẫn có những sự chồng chéo nhất định. Mỗi người đều được phân công công việc đúng với chuyên môn, năng lực của mình. Qua đó, giúp họ có thể thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đem lại nhiều lợi ích cho Công ty.

Nhân viên lễ tân:

+ Đón tiếp khách tới công ty, hướng dẫn khách gặp người hoặc bộ phận có liên quan, chuẩn bị nước tiếp khách.

+ Trực điện thoại, chuyển các cuộc gọi đến các phòng ban liên quan. + Làm các công việc khác được giao

Bảng 3.4. Tình hình biến động lao động 2010-2013

Đơn vị: người

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Lao động đầu năm 1232 1237 1338 1430

Tăng trong năm: 67 119 134 519

Tuyển dụng 67 119 134 519

Giảm trong năm: 62 18 42 79

Chấm dứt hợp đồng lao động 52 15 36 64

Kỷ luật sa thải 0 0 1 2

Trường hợp khác 10 3 5 13

Số lao động biến đổi trong năm 5 101 92 440

Lao động cuối năm 1237 1338 1430 1870

Qua bảng số liệu trên có thể thấy công ty đang trên đà mở rộng nhân sự. Số nhân sự năm sau luôn cao hơn năm trước. Số lượng giảm trong năm chủ yếu là do tự xin nghỉ việc của nhân viên (lý do khác). Sự biến động lao động trong năm là tương đối lớn và xảy ra chủ yếu ở khu vực công nhân. Đặc biệt năm 2013 có sự biến động lớn về nhân sự, cụ thể nhân sự tăng trong năm gấp gần 4 lần so với các năm 2012, 2011. Điều này là do năm 2013 công ty nhận thầu công trình xây dựng nhà máy gia công túi của Trung Quốc xây dựng tại Nam Định với vốn đầu tư gần 500 tỷ trong thời gian 1 năm nên nhu cầu lao động rất lớn và tăng đột biến.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Hà Nội (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)