Hệ thống tổ chức cán bộ và cơ cấu nhân sự trong công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Hà Nội (Trang 53)

b) Nhược điểm

3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Đầu tƣ Phát triển

3.1.3. Hệ thống tổ chức cán bộ và cơ cấu nhân sự trong công ty

Trong Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Hà Nội mỗi một phòng ban hay một đội thi công đều có chức năng, nhiệm vụ riêng song tất cả đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau làm cho bộ máy quản lý của Công ty tạo thành một khối thống nhất.

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức

(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự)

Hội đồng Quản trị:

Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phương án đầu tư và các vấn đề kinh doanh lớn của Công ty. Đồng thời quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, thông qua hợp đồng mua bán, vay, cho vay; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Giám đốc và cán bộ quản lý quan trọng khác của Công ty, quyết định mức lương và lợi ích kinh tế khác của các

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BOARD OF DIRECTORS

TỔNG GIÁM ĐỐC GENERAL DIRECTOR

BAN KIỂM SOÁT SUPERVISION BOARD PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC DEPUTY GENERAL DIRECTOR PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC DEPUTY GENERAL DIRECTOR PHÕNG H.CHÍNH - NHÂN SỰ DEPT. OF ADMIN - HR PHÕNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN DEPT. OF FINANCE PHÕNG KẾ HOẠCH KỸ THUẬT DEPT.OF PLANNING & ENGINEERING PHÕNG TRỢ LÝ - THƢ KÝ

DEPT. OF ASSISTANT & SECRETARY PHÕNG ĐẦU TƢ – PT DỰ ÁN DEPT. OF PROJECTS INVESTMENT - DEVELOPMENTT

cán bộ quản lý đó; Quyết định cơ cấu tài chính, quy chế quản lý nội bộ công ty.

Tổng Giám đốc :

Tổng Giám đốc Công ty do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng Quản trị về nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

Xây dựng và trình HĐQT thống nhất chiến lược phát triển, kế hoạch hoạt động dài hạn, từng năm và trước mắt của Công ty, kế hoạch tài chính, chính sách tiếp thị, phát triển khách hàng, quan hệ đối ngoại, tiêu chuẩn nhân viên, chính sách nguồn nhân lực, kế hoạch đào tạo, bố trí định biên của Công ty.

Là người đại diện sử dụng lao động của Công ty, ký hợp đồng lao động, chấm dứt HĐLĐ, điều chuyển công tác, tăng /giảm lao động ...

Phó Tổng Giám đốc:

Phụ trách chỉ đạo công tác kinh doanh, quản lý chất lượng, nâng cao chất lượng công việc. Đề xuất phương án, biện pháp quản lý phòng ban và công tác quản lý khác, đồng thời đôn đốc kiểm tra tiến độ thực hiện công việc.

Công tác lập hồ sơ thầu, dự đấu thầu, quản lý hồ sơ các hợp đồng kinh tế, hồ sơ công trình xây dựng.

Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Tổng Giám đốc phân công.

Trợ lý - Thƣ ký:

Trực tiếp giúp việc cho Tổng Giám đốc. Tham mưu xây dựng các chiến lược, chính sách đầu tư và triển khai kế hoạch kinh doanh.

Xây dựng lịch làm việc hàng tuần cho Tổng Giám đốc, tổ chức và tham gia các buổi họp. Hỗ trợ Tổng Giám đốc trong việc đôn đốc, quản lý tiến độ thực hiện các công việc của Công ty; Công tác điều hành và đôn đốc các cá nhân, phòng ban hoàn thành kế hoạch công việc đã đề ra, tổng hợp báo cáo từ các bộ phận để trình Tổng Giám đốc.

Phòng Hành chính - Nhân sự:

Thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự đảm bảo chất lượng theo yêu cầu, chiến lược của Công ty. Xây dựng hệ thống quy chế, quy định cho Công ty và giám sát việc chấp hành nội quy đó.

Tham mưu, đề xuất cho Ban lãnh đạo để xử lý các vấn đề thuộc lĩnh vực hành chính, nhân sự; các vấn đề về lương bổng, khen thưởng và các chế độ phúc lợi cho CBCNV. Theo dõi, phân tích và đánh giá tình hình số lượng cũng như chất lượng đội ngũ CBCNV để lập báo cáo định kỳ về nhân sự.

Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật:

Giúp việc cho Tổng Giám đốc về công tác kế hoạch, xây lắp, dự thầu, đấu thầu, quản lý kỹ thuật, Hợp đồng thi công, an toàn lao động, quản lý máy và thiết bị thi công. Tổng hợp việc thực hiện kế hoạch hàng tháng, hàng quý để trình Tổng Giám đốc Công ty điều hành chỉ đạo nhằm thực hiện hoàn thành kế hoạch đề ra.

Soát xét, lập hợp đồng thi công và trình Tổng Giám đốc ký. Nghiên cứu, phân tích các hợp đồng kinh tế của các đối tác để trình Tổng Giám đốc những điểm chưa hợp lý cần kiến nghị. Quản lý và theo dõi toàn bộ các hợp đồng thi công xây lắp và thanh lý hợp đồng thi công xây lắp của Công ty.

Làm hồ sơ đấu thầu các công trình do Công ty đứng ra dự thầu gồm trực tiếp lập hoặc chủ trì bộ phận làm Hồ sơ đấu thầu có sự tham gia của các đơn vị nội bộ, lưu giữ hồ sơ thầu.

Phòng Tài chính - Kế toán:

Tham mưu phương hướng, biện pháp, quy chế quản lý tài chính, thực hiện các quyết định tài chính của Công ty và tổ chức thực hiện công tác kế toán sao cho hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí, đúng qui chế, chế độ theo quy định hiện hành.

Trình báo cáo dự toán thu, chi tài chính của Công ty hàng quý, năm và các báo cáo cần thiết khác cho các cơ quan chức năng Ban ngành liên quan.

Thực hiện chi xuất tài chính cho các khoản chi theo chế độ qui định, các khoản chi theo dự toán, chi công việc được duyệt và các khoản chi ngoài dự toán được Tổng Giám đốc phê duyệt.

Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các qui định quản lý tài chính và chế độ tài chính. Thực hiện dự toán thu, chi hàng năm, chế độ chi trả cho người lao động, chế độ quản lý tài sản, các qui định về công nợ, xử lý mất mát, hư hỏng, thiếu hụt tài sản.

Phòng Quản lý Dự án:

Tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám đốc Công ty trong việc xây dựng, quản lý, theo dõi và tổ chức triển khai các dự án của Công ty.

Phối hợp với Phòng Tài chính - Kế toán Công ty lập tiến độ nhu cầu vốn các dự án, đề xuất cho Ban Tổng Giám đốc Công ty xét duyệt, thanh toán theo tiến độ các dự án.

Lưu trữ và quản lý hồ sơ, chứng từ, tài liệu có liên quan đến các dự án.

Giám sát và đôn đốc việc khảo sát, thiết kế, thi công công trình thuộc dự án. Thẩm định trước khi trình Ban Tổng Giám đốc Công ty duyệt theo quy định.

Liên hệ các cơ quan chức năng lập các thủ tục chuẩn bị đầu tư: phương án thiết kế kiến trúc, thoả thuận phương án kiến trúc qui hoạch, thoả thuận PCCC, môi sinh môi trường, trình duyệt thiết kế cơ sở, dự án đầu tư, xin giấy phép xây dựng.

Đội thi công:

Các đội thi công do Công ty thành lập, chịu sự chỉ đạo của Tổng Giám đốc và Quản lý trực tiếp về nghiệp vụ chuyên môn.

Các đội thi công và Chủ nhiệm công trình là đơn vị trực tiếp tổ chức thực hiện các Hợp đồng xây dựng mà Công ty ký kết.

Độc lập tổ chức thực hiện các hợp đồng thi công xây lắp các công trình được ký kết giữa Công ty và các Chủ đầu tư theo quy chế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đảm bảo về tiến độ, chất lượng, an toàn và hiệu quả.

Đội thi công có quyền tuyển dụng lao động ngắn hạn để phục vụ sản xuất nhưng phải đảm bảo các quy định về tuyển dụng lao động do Công ty quy định và phù hợp với luật pháp.

3.1.4. Đặc điểm về nguồn nhân sự tại Công ty cổ phần Đầu tƣ Phát triển Hà Nội

Về đội ngũ CBCNV, Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Hà Nội có Ban lãnh đạo bao gồm các kỹ sư chuyên ngành, có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, năng động và nhiệt huyết với công việc. Ban lãnh đạo chủ chốt đều đã có thời gian và kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và đầu tư kinh doanh. Nhiều người trong số đó trước đây đã đảm nhiệm vị trí lãnh đạo tại các Công ty thuộc ngành xây dựng.

Qua khảo sát điều tra hiện nay tình hình lao động của Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Hà Nội như sau:

+ Tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty tính đến hết năm 2013 là 1870 người. Trong đó, làm việc trực tiếp tại văn phòng là 130 người, làm việc tại các công trình là 1.740 người.

+ Mức thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/người/tháng.

+ 100% người lao động được ký hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội

+ Tỷ lệ giới tính: Nam chiếm xấp xỉ 75% ; Nữ chiếm xấp xỉ 25 %

Bảng 3.1. Cơ cấu lao động của Công ty giai đoạn 2010-2013.

Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số lượng 1237 1338 1430 1870

1.Cơ cấu theo trình độ

Trên ĐH 2 3 5 5

ĐH, CĐ 78 80 85 89

THCN 14 19 22 22

CNKT 1074 1157 1211 1593

LĐCĐT 69 79 107 161

2.Cơ cấu theo loại lao động

LĐ trực tiếp 1143 1236 1318 1754

LĐ gián tiếp 94 102 112 116

% LĐ trực tiếp 92,4 92,37 92,16 93,79

% LĐ gián tiếp 7,6 7,63 7,84 6,21

3. Cơ cấu theo giới tính

Nam giới 965 1055 1043 1464

Nữ giới 272 283 387 406

Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy số lượng lao động tăng qua các năm, đặc biệt là năm 2013 thì lượng lao động tăng nhiều hơn hẳn so với các năm trước cả về trình độ cũng như tay nghề. Từ bảng số liệu ta còn thấy được tỷ lệ lao động trực tiếp là lớn hơn rất nhiều so với lao động gián tiếp điều này là do Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.

Qua bảng số liệu trên cũng cho chúng ta thấy được một cái nhìn tổng quát về cơ cấu lao động của Công ty. Số lượng lao động tăng nhanh qua các năm, từ năm 2013 đã tăng thêm 633 người so với năm 2010 chứng tỏ Công ty luôn chú trọng quan tâm đến đội ngũ lao động, việc tuyển dụng lao động luôn được chú ý tới như là một chiến lược phát triển của Công ty. Công ty luôn quan tâm tới đội ngũ này không chỉ ở số lượng mà chất lượng đôi ngũ lao động càng ngày được nâng cao.

Trong thời buổi mà nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế nhiều Công ty tiến hành cắt giảm đội ngũ lao động để giảm thiểu chi phí chung nhưng Công ty lại đi ngược với xu thế đó. Chính vì thế mà đội ngũ lao động của Công ty không những tăng về số lượng mà còn cả chất lượng năm 2013 tăng thêm 440 người so với năm 2012 cụ thể độ ngũ lao động có trình độ đại học và cao đẳng tăng 4 người, trung học chuyên nghiệp tăng 2 người, nhưng đội ngũ công nhân kỹ thuật lai tăng 382 người, Công ty cũng tuyển thêm loại hình công nhân chưa qua đào tạo là 54 người.

Ngoài ra các công ty xây dựng thì nam giới chiếm một tỷ trọng rất cao đội ngũ lao động. Trong Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Hà Nội cũng vậy, nguồn lao động chủ yếu là nam giới, nữ giới chiểm một tỷ trọng nhỏ và khiêm tốn. Căn cứ vào bảng số liệu trên số lượng lao động là nữ giới tuy có tăng nhưng so với lao động là nam giới thì tỷ lệ tăng này là không đáng kể.

3.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây (2012- 2013) gần đây (2012- 2013)

Là một công ty thành lập gần 20 năm, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã gặt hái được những thành công, tuy nhiên trong những năm gần đây do

ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu mà công ty đã gặp phải những khó khăn nhất định.

Bảng 3.2. Bảng phân tích hiệu quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều dọc

Đơn vị : đồng

CHỈ TIÊU

Năm/Kỳ kế toán So với doanh thu thuần

Năm 2012 Năm 2013 Năm

2012

Năm 2013

1. Doanh thu bán hàng và cung

cấp dịch vụ 252.156.251.421 454.918.936.589 100.00 100.00 2. Các khoản giảm trừ doanh

thu

3. Doanh thu thuần về bán

hàng và cung cấp dịch vụ 252.156.251.421 454.918.936.589 100.00 100.00 4. Giá vốn hàng bán 241.533.482.121 434.441.820.156 95.79 95.50 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng

và cung cấp dịch vụ 10.622.769.300 20.477.116.433 4.21 4.50 6. Doanh thu hoạt động tài chính 189.553.251 62.449.031 0.08 0.01

7. Chi phí tài chính 2.094.190.451 0.46

- Trong đó: Chi phí lãi vay 2.094.190.451 0.46

8. Chi phí bán hàng

9. Chi phí quản lý doanh

nghiệp 2.363.766.363 4.953.825.461 0.94 1.09

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt

động kinh doanh 8.448.556.188 13.491.549.552 3.35 2.97 11. Thu nhập khác

CHỈ TIÊU

Năm/Kỳ kế toán So với doanh thu thuần

Năm 2012 Năm 2013 Năm

2012

Năm 2013

13. Lợi nhuận khác - -

14. Tổng lợi nhuận kế toán

trước thuế 8.448.556.188 13.491.549.552 3.35 2.97 15. Chi phí thuế thu nhập

doanh nghiệp hiện hành 2.112.139.047 3.372.887.388 0.84 0.74 16. Chi phí thuế thu nhập

doanh nghiệp hoãn lại

17. Lợi nhuận sau thuế thu

nhập doanh nghiệp 6.336.417.141 10.118.662.164 2.51 2.22

(Nguồn: Phòng kế toán )

Năm 2013, mặc dù tình hình kinh tế ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực kinh doanh xây dựng nhưng lại là một năm thành công với Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Hà Nội với tổng doanh thu đạt 454.918.936.589 đồng và lợi nhuận sau thuế thu về đạt 10.118.662.164 đồng. Đây là một thành tích rất đáng khích lệ.

Có được điều này là do công ty luôn giữ nhưng mối quan hệ tốt với khách hàng, đối tác trong lĩnh vực xây dựng. Như vậy, trong những năm gần đây kinh tế vĩ mô đã có nhiều ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất kinh doanh của công ty, nhưng cùng với sự có gắng nỗ lực của tập thể công nhân viên vẫn giúp công ty vượt qua khó khăn và phát triển.

3.2. Thực trạng công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần Đầu tƣ Phát triển Hà Nội triển Hà Nội

3.2.1. Trình độ, năng lực của đội ngũ làm công tác tuyển dụng nhân sự

Tổng số cán bộ nhân viên của phòng hành chính nhân sự là 5 người, gồm 1 trưởng phòng, 1 nhân viên quản trị nhân sự, 1 nhân viên tuyển dụng, một nhân viên lao động tiền lương và chính sách, và 1 nhân viên hành chính.

Bảng 3.3. Bảng thông tin nhân sự đội ngũ chuyên trách về nguồn nhân lực STT Vị trí Tuổi Giới tính Trình độ Chuyên ngành Kinh nghiệm

1 Trưởng phòng 39 Nữ Cao học Quản trị

kinh doanh 10 năm 2

Nhân viên

Nhân viên

nhân sự 1 29 Nam Đại học Quản trị

nhân lực 5 năm

3 Nhân viên

nhân sự 2 28 Nữ Đại học Quản trị

nhân lực 3 năm

4 Nhân viên

lễ tân 24 Nữ Cao

đẳng

Văn thư lưu

trữ 1 năm

(Nguồn: Phòng Hành chính- Nhân sự)

Qua bảng thông tin trên ta thấy, nhìn chung đội ngũ chuyên trách về nhân sự có trình độ khá cao, đều tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên, riêng trưởng phòng nhân sự tốt nghiệp cao học. Chuyên ngành của các cán bộ, nhân viên làm công tác nhân sự cũng khá phù hợp với công việc hiện tại của họ. Đây là tiền đề rất lớn trong việc giải quyết các công việc liên quan đến chuyên môn. Bên cạnh đó, các cán bộ nhân viên nhân sự có độ tuổi khá trẻ, đây sẽ là một đội ngũ năng động, giàu nhiệt huyết và đầy sáng tạo. Họ có khả năng nắm bắt được công nghệ thông tin và ứng dụng

chúng vào công tác một cách nhanh chóng. Ngoài ra, họ cũng đều đã có kinh nghiệm trong công tác nhân sự người có ít kinh nghiệm nhất cũng là một năm (bởi đây là nhân viên mới vào làm), còn lại đều từ 3 năm kinh nghiệm trở lên. Đặc biệt, Trưởng phòng đã có kinh nghiệm lâu năm trong công tác nhân sự nên có thể dẫn dắt, điều hành đội ngũ nhân viên của mình đưa ra được những cách giải quyết kịp thời và đúng đắn trong từng trường hợp.

Thực trạng phân công công việc trong bộ phận chuyên trách công tác quản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Hà Nội (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)