Khái niệm, đặc điểm của thu ngânsách Nhànƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 26 - 27)

1.3. Thu ngânsách Nhànƣớc

1.3.1. Khái niệm, đặc điểm của thu ngânsách Nhànƣớc

1.3.1.1. Khái niệm

Để có kinh phí chi cho mọi hoạt động của mình, Nhà nƣớc đã đặt ra các khoản thu (các khoản thuế khóa) do mọi công dân đóng góp để hình thành nên quỹ tiền tệ của mình. Thực chất, thu NSNN là việc Nhà nƣớc dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm thỏa mãn các nhu cầu của Nhà nƣớc.

Ở Việt Nam, đứng về phƣơng diện pháp lý, thu NSNN bao gồm những khoản tiền Nhà nƣớc huy động vào ngân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nƣớc. Về mặt bản chất, thu NSNN là hệ thống những quan hệ kinh tế giữa Nhà nƣớc và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nƣớc huy động các nguồn tài chính để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nƣớc nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của mình. Thu NSNN chỉ bao gồm những khoản tiền Nhà nƣớc huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tƣợng nộp.

Theo Luật NSNN hiện hành, nội dung các khoản thu NSNN bao gồm:

- Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật; - Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nƣớc;

- Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; - Các khoản viện trợ;

- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

1.3.1.2. Đặc điểm

Hoạt động thu ngân sách có những đặc điểm cơ bản sau đây:

- Thứ nhất, thu NSNN không thể đƣợc tiến hành một cách tùy tiện mà phải đƣợc thực hiện trong khuôn khổ pháp luật. Để thực hiện hoạt động thu ngân sách, Nhà nƣớc phải ban hành các văn bản pháp luật quy định vè hình thức cũng nhƣ nội dung thu và chỉ đƣợc phép thu những khoản đã đƣợc luật háo và thực hiện quyền thu đó trong khuôn khổ pháp luật; các cấp, các ngành không đƣợc tự ý đặt ra các khoản thu trái pháp luật.

- Thứ hai, mọi hoạt động thu NSNN nhằm huy động một bộ phận giá trị sản phẩm xã hội, vì vậy hoạt động này luôn gắn chặt với thực trạng kinh tế của đất nƣớc, với mức độ phát triển của nền kinh tế. Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định mức động viên vào NSNN thông qua hoạt động thu NSNN. Những yếu tố khác có ảnh hƣởng nhất định tới mức độ tập trung các nguồn thu vào NSNN, bao gồm tiềm năng và thực tế khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, chính sách chi tiêu của Chính phủ, quan hện đối ngoại của Nhà nƣớc và bộ máy tổ chức hành thu.

- Thứ ba, thu NSNN đƣợc thực hiện thông qua hai cơ chế pháp lý điển hình là bắt buộc và tự nguyện, trong đó cơ chế bắt buộc đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp Nhà nƣớc tiến hành tập trung các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí vào NSNN còn cơ chế tự nguyện lại đƣợc Nhà nƣớc áp dụng trong trƣờng hợp Nhà nƣớc cần huy động các khoản tiền viện trợ của nƣớc ngoài, của các tổ chức quốc tế hay khoản đóng góp tự nguyện khác của công chúng cho Nhà nƣớc.

- Thứ tư, chủ thể tham gia vào hoạt động thu NSNN gồm hai nhóm: một chủ thể đại diện cho Nhà nƣớc trong việc thực hiền quyền thu (gồm các cơ quan Nhà nƣớc nhƣ Cơ quan tài chính, cơ quan thuế nhà nƣớc, cơ quan hải quan và các cơ quan khác đƣợc Bộ tài chính ủy quyền, Kho bạc nhà nƣớc); một chủ thể đóng góp khoản thu ngân sách theo nghĩa vụ hoặc dựa trên tinh thần tự nguyện( tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ nộp các khoản nộp bắt buộc vào ngân sách hoặc tự nguyện đóng góp tiền của cho Nhà nƣớc)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 26 - 27)