- Thứ nhất, chính sách tăng thu ngân sách là một bộ phận trong quản lý kinh tế nói chung và tài chính nói riêng. Việc tăng hay giảm ở một lĩnh vực nào đó đƣợc thực hiện theo chiến lƣợc phát triển kinh tế, tài chính vĩ mô. Một khi chính sách thu ngân sách thay đổi thì lập tức cơ cấu kinh tế dù ít hay nhiều cũng có sự chuyển dịch do đối tƣợng thu ngân sách rất đa dạng và đặc biệt nhạy cảm với các chính sách thu ( thuế,phí,lệ phí….).
- Thứ hai, các chính sách tăng thu của ngân sách có tác động đến các chính sách quản lý kinh tế, tài chính khác. Dƣờng nhƣ vị trí này trùng lặp với vị trí trên nhƣng nó hoàn toàn khác. Các chính sách kinh tế, tài chính khác ở đây thuộc lĩnh vực ngoài ngân sách (kinh tế, tài chính của tổ chức, doanh nghiệp nên NSNN có thể can thiệp sâu vào doanh nghiệp).
- Thứ ba, các chính sách thu phải góp phần vào khuyến khích và phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng lƣu thông hàng hóa và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Việc đánh thuế có những tác động rất nhạy cảm đến các đối tƣợng trong nền kinh tế. Việc thu thuế là có giới hạn, nghĩa là thu từ thuế chỉ đạt đƣợc hết hiệu quả tối đa tại một điểm thuế suất nào đó. Khi Chính phủ cứ tăng thuế để tăng nguồn thu thì sẽ có những tác động tiêu cực, làm trì trệ tình hình sản xuất; bên cạnh đó còn xuất hiện hiện tƣợng trốn thuế, phát sinh tiêu cực….
- Thứ tƣ, chính sách phải đảm bảo tập trung quản lý vốn hợp lý nguồn thu cho ngân sách, đồng thời đảm bảo mức sống hợp lý cho các đối tƣợng dân cƣ dƣới tác động của chính sách thu. Theo quy định của Nhà nƣớc, tất cả các khoản thu đều đƣợc tập trung vào kho bạc nhà nƣớc cùng với sự phối hợp của cơ quan tài chính, thuế và hải quan.
- Thứ năm, chính sách thu phải đảm bảo công bằng xã hội, công bằng cho các tầng lớp dân cƣ. Ở dây bao gồm cả công bằng theo chiều dọc và công bằng theo chiều ngang.
Công bằng theo chiều dọc nghĩa là đối tƣợng nào có khả năng nộp thuế nhiều hơn sẽ phải nộp nhiều hơn. Còn công bằng theo chiều ngang nghĩa là các đối tƣợng có khả năng nộp thuế nhƣ sau sẽ phải nộp thuế nhƣ nhau.
- Cuối cùng, chính sách thu phải đảm bảo tính quần chúng. Do trình độ của các đối tƣợng nộp thuế là khác nhau, nhƣng việc đƣa ra các chính sách thuế vào áp dụng phải có tính quần chúng, có nghĩa là các chính sách thu phải thật đơn giản, dễ hiểu, dễ dàng thực hiện.
1.4.2. Các biện pháp tăng thu NSNN cấp tỉnh
1.4.2.1. Hoàn thiện và cải tiến công tác tổ chức cán bộ và bộ máy quản lý thu thuế
- Xây dựng, rà soát sửa đổi các cơ chế chính sách đặc thù, nhằm phát huy tiềm năng thế mạnh của từng vùng, tạo điều kiện phát triển các vùng động lực của tỉnh; xác định các chiến lƣợc phát triển, tăng cƣờng liên kết giữa các tỉnh trong vùng. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm, quy hoạch của địa phƣơng để thực hiện các nội dung, định hƣớng tái cơ cấu kinh tế, nhất là tái cơ cấu ngành, lĩnh vực sản xuất, dịch vụ; rà soát lại các chính sách ƣu đãi, hỗ trợ, thu hút đầu tƣ trên địa bàn tỉnh, nghiên cứu đánh giá những thuận lợi, khó khăn, vƣớng mắc của nhà đầu tƣ đối với các chính sách ƣu đãi của tỉnh đã ban hành để kịp thời bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện các chính sách ƣu đãi, thu hút đầu tƣ của tỉnh
- Xây dựng và áp dụng phƣơng pháp quản lý rủi ro trong tất cả các khâu của công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý thu nợ và cƣỡng chế nợ thuế, giám sát sự tuân thủ ngƣời nộp thuế. Nâng cao hoạt động tuyên truyền và hỗ trợ ngƣời nộp thuế; khuyến khích hỗ trợ phát triển các tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế. Hoàn thiện ứng dụng cơ chế quản lý thuế theo phƣơng thức tự khai tự nộp.
- Tổ chức thực hiện tốt các Luật thuế và nhiệm vụ thu NSNN theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã đề ra, kịp thời tháo gỡ, giải quyết đƣợc các khó khăn, vƣớng mắc trong sản xuất kinh doanh; Tập trung thu nợ đọng thuế, nợ tiền đất của các dự án bất động sản; Đôn đốc các chủ dự án các khu đô thị xây dựng kế hoạch
tiến độ thực hiện dự án, kế hoạch nộp tiền sử dụng đất nhằm thu nộp đầy đủ, kịp thời số tiền đất phải nộp vào ngân sách;
- Mạnh dạn cắt giảm những thủ tục, hồ sơ không cần thiết để giúp ngƣời nộp thuế giảm chi phí tuân thủ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để ngƣời nộp thuế thực hiện quyền và nghĩa vụ thuế của mình, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thủ tục hành chính thuế làm ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4.2.2. Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán thu ngân sách
- Huy động, cân đối và bố trí kịp thời các nguồn vốn cho các dự án đầu tƣ cơ sở hạ tầng, vốn giải phóng mặt bằng để triển khai kịp thời và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tƣ bất động sản, đã đƣợc cấp phép và đang triển khai thực hiện để thu tiền sử dụng đất tạo vốn đầu tƣ phát triển; tập trung đôn đốc, thu hồi dứt điểm nợ đọng tiền sử dụng đất; kiên quyết áp dụng các biện pháp phạt chậm nộp, cƣỡng chế thu, đề nghị tính lại tiền thu sử dụng đất, hủy kết quả đấu giá, thu hồi lại đất khi dự án không thực hiện đúng quy định.
1.4.2.3. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và thực hiện chế độ khen thưởng
- Phối hợp chặt chẽ giữa ngành thuế với các ngành, các cấp đẩy mạnh công tác quản lý thu, tăng cƣờng kiểm tra chống thất thu ngân sách: Tập trung rà soát, xử lý và phân loại nợ đọng thuế theo quy định hiện hành, kiên quyết thu hồi đối với các khoản nợ có khả năng thu. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra qua đó phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi trốn thuế, gian lận thuế; tập trung quản lý các lĩnh vực còn thất thu nhƣ kinh doanh nhà hàng, khách sạn, dịch vụ du lịch…Xây dựng quy chế phối hợp giữa cơ quan thuế với các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố, trong công tác quản lý, xử lý đối tƣợng nộp thuế, nhất là lĩnh vực đất đai, nhằm nâng cao tính pháp chế trong thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất và chính sách thuế trên địa bàn. Khen thƣởng kịp thời các tổ chức, cá nhân đã thực hiện tốt nghĩa vụ thuế.
- Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu, chú trọng thanh tra các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, chuyển giá, kinh doanh thƣơng mại điện tử; nhất
là các doanh nghiệp báo cáo kết quả kinh doanh lỗ lớn, lỗ liên tục hoặc tỷ suất lợi nhuận thấp so với đơn vị tƣơng đƣơng… Việc tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra thuế phải đƣợc thực hiện minh bạch, liêm chính và đúng luật, đặc biệt chú trọng theo dõi, giám sát hoạt động của đoàn thanh tra, kiểm tra do các công chức thuế thực hiện để hạn chế tiêu cực, vòi vĩnh và gây khó khăn, nhũng nhiễu cho doanh nghiệp.
- Cần chú trọng tăng cƣờng quản lý đối tƣợng nộp thuế, phải bảo đảm 100% các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh, có thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân phải đƣợc đƣa vào quản lý thuế kịp thời. Nỗ lực vận động đơn vị chi trả thu nhập đăng ký mã số thuế cho ngƣời lao động và ngƣời phụ thuộc để có thể quản lý đƣợc hết các đối tƣợng phát sinh thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả làm việc của bộ máy Cơ quan Thuế, chú trọng sốc lại kỷ luật, kỷ cƣơng trong thi hành công vụ của cán bộ công chức; đối với những cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ hoặc giải quyết công việc không hiệu quả, chất lƣợng thấp kém, thiếu ý thức, những cán bộ tha hóa về lối sống, đạo đức hoặc có biểu hiện nhũng nhiễu, tiêu cực gây khó khăn phiền hà cho ngƣời nộp thuế thì cần xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật.