Phƣơng pháp tổng hợp và xử lý thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 51)

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

2.2.2. Phƣơng pháp tổng hợp và xử lý thông tin

2.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê là một hệ thống các phƣơng pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định. Dùng phƣơng pháp phân tổ thống kê để tổng hợp và hệ thống hóa tài liệu thu thập đƣợc (tình hình thu NSNN qua các năm, các nguồn thu ngân sách làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng thu ngân sách trên địa bàn nghiên cứu theo các tiêu thức (góc độ) khác nhau. Các số liệu đƣợc xử lý, tính toán trên máy tính theo các phần mềm thống kê thông dụng. Tổng hợp, kế thừa số liệu các nghiên cứu khác để đƣa ra các ý kiến, nhận định cho nghiên cứunày.

Thống kê mô tả (Descriptive statistics): là việc sử dụng các phƣơng pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tƣợng nghiên cứu.

2.2.2.2. Phương pháp so sánh

Là phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích với mục đích làm rõ sự khác biệt hay những đặc trƣng riêng có của đối tƣợng nghiên cứu. Phƣơng pháp này dùng để so sánh đối chiếu các chỉ tiêu thống kê, so sánh sự khác nhau về tình hình thu ngân sách nhà nƣớc.

Kỹ thuật so sánh đƣợc sử dụng:

- So sánh về số tuyệt đối: là việc xác định chênh lệch giữa trị số của chỉ tiêu kỳ phân tích với trị số của chỉ tiêu kỳ gốc. Kết quả so sánh cho thấy sự biến động về số tuyệt đối của hiện tƣợng đang nghiên cứu.

Mức giá trị tuyệt đối đƣợc tính bằng hiệu của số liệu kỳ phân tích và số liệu kỳ gốc: Δy = Yt – Yt-1

Trong đó: + Yt : Số liệu kỳ phân tích + Yt-1 : Số liệu kỳ gốc

+ Δy :Hiệu số ( sự thay đối số tuyệt đối) giữa số liệu kỳ phân tích và kỳ gốc.

- So sánh bằng số tƣơng đối: là xác định số % tăng giảm giữa thực tế so với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích.

+ Tỷ trọng: Phƣơng pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phƣơng pháp khác để quan sát và phân tích đƣợc tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đƣa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

Tỷ trọng đƣợc đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp.

Rk (%) = (Yk/Y) x 100%

Trong đó: + Yk : Số liệu thành phẩm + Y : Số liệu tổng hợp

+ Tốc độ thay đổi: phƣơng pháp chỉ ra tốc độ thay đổi của chỉ tiêu kinh tế so với kỳ gốc. Cùng với các chỉ tiêu khác, chỉ tiêu này phản ánh đƣợc khả năng thay đổi giữa các kỳ, so sánh giữa chúng và các chỉ tiêu khác nhằm phân tích, đánh giá, tìm nguyên nhân và đƣa ra các biện pháp giải quyết.

Tốc độ thay đổi đƣợc đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa mức thay đổi tuyệt đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc với kỳ gốc.

RΔy(%) = [(Yt - Yt-1)/ Yt-1] x 100%

Trong đó: + Yt : Số liệu kỳ phân tích

+ Yt-1 : Số liệu kỳ gốc

+ RΔy(%) : Tốc độ thay đổi giữa kỳ phân tích và kỳ gốc

+ Tốc độ thay đổi bình quân: đƣợc đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tốc độ thay đổi bình quân giữa kỳ phân tích và kỳ gốc, liên tiếp trong giai đoạn phân tích. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thay đổi bình quân trong suốt thời gian nghiên cứu, loại trừ những ảnh hƣởng bất thƣờng trong một kỳ cụ thể, nhằm phát hiện những yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả bình quân và đề ra phƣơng án cho kỳ tiếp theo.

- So sánh theo chiều ngang: là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tƣơng đối trên từng chỉ tiêu, trên từng báo cáo tài chính.

- So sánh theo chiều dọc: là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tƣơng quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính.

2.2.2.3. Tổng hợp, phân tích (thống kê, chứng minh, diễn giải, sơ đồ, biểu mẫu)

Thông tin và các số liệu sau khi thu thập đƣợc sẽ đƣợc làm sạch, loại bỏ những thông tin sai lệch, thiếu chính xác rồi tiến hành tổng hợp theo các phƣơng pháp tổng hợp thống kê: sắp xếp, phân tổ, thiết kế thành hệ thống các biểu bảng thống kê và đồ thị với các chỉ tiêu số lƣợng và chất lƣợng khoa học nhất.

- Dùng phƣơng pháp thống kê mô tả để xác định xu hƣớng biến động của từng nguồn thu trong cân đối ngân sách nhằm phục vụ cho việc phân tích đánh giá công tác thu ngân sách;

- Sử dụng các phƣơng pháp phân tích thống kê, phân tích kinh tế và thống kê toán để phân tích, đánh giá và kiểm định thực trạng thu trong cân đối ngân sách trên cơ sở các số liệu thứ cấp và sơ cấp đã đƣợc tổng hợp.

2.3. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu đề tài đƣợc thực hiện gồm các bƣớc cơ bản mô tả theo sơ đồ nhƣ sau:

Xác định vấn đề nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu các lý thuyết liên quan và các phƣơng pháp đánh giá

Đánh giá phƣơng pháp và lựa chọn phƣơng pháp phù hợp Thiết lập mô hình nghiên cứu

Điều tra, thu thập dữ liệu nghiên cứu

Phân tích dữ liệu nghiên cứu Trình bày các kết quả nghiên cứu

Đánh giá chung về nghiên cứu, chỉ ra các thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân

Đƣa ra giải pháp và kiến nghị

Cụ thể:

- Bƣớc 1: Xác định vấn đề nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu.

Để đạt đƣợc các mục tiêu mà đề tài đã đặt ra, cần phải trả lời một cách thỏa đáng một số vấn đề nghiên cứu sau:

1. Thu NSNN là gì? Nguyên tắc, vai trò nguồn thu NSNN nhƣ thế nào?

2. Thực trạng thu NSNN trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2012 – 2015 nhƣ thế nào?

3. Cần có biện pháp gì để tăng thu NSNN tại địa bàn nghiên cứu trong thời gian tiếp theo?

- Bƣớc 2, 3: Nghiên cứu các lý thuyết liên quan và các phƣơng pháp đánh giá

Qua tham khảo các tài liệu về NSNN cũng nhƣ Tăng thu NSNN, đƣa ra các khung lý thuyết liên quan nhằm có cơ sở cho việc nghiên cứu.

Đồng thời đƣa ra các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhằm thu thập,phân tích, đánh giá những thông tin thu đƣợc

- Bƣớc 4, 5: Điều tra, thu thập dữ liệu nghiên cứu và Phân tích dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu đƣợc thu thập từ nguồn số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp. Số liệu đƣợc tìm hiểu và nghiên cứu các Nghị định của Chính phủ, các quyết định của Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Kho bạc Nhà nƣớc, các Quy chế, quy định của phòng, ban quản lý ngân sách Nhà nƣớc, các báo cáo của UBND tỉnh Hải Dƣơng, các sách tham khảo, tài liệu nghiên cứu về quản lý ngân sách Nhà nƣớc trong nƣớc…

- Bƣớc 6: Đánh giá chung về nghiên cứu, chỉ ra các thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân

Dựa trên số liệu sơ cấp và thứ cấp đƣợc thu thập, căn cứ cơ ở lý luận tác giả tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng, nhận diện những hạn chế và nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong công tác thu NSNN trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng.

- Bƣớc 7: Đƣa ra giải pháp và kiến nghị

Trên cơ sở đánh giá thực trạng thu NSNN trên địa bàn tỉnh, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thu NSNN đồng thời đƣa ra các kiến nghị với chính quyền các cấp.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trên đây là những khái quát chung nhất về phƣơng pháp nghiên cứu mà tác giả áp dụng cho luận văn của mình. Từ việc làm rõ những vấn đề cần phải nghiên cứu trong luận văn cùng việc xây dựng quy trình nghiên cứu phù hợp, tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu để phục vụ cho nghiên cứu của mình. Việc tiến hành phỏng vấn điều tra các đối tƣợng nghiên cứu giúp tác giả nhận định rõ quy trình lập và giao dự toán thu ngân sách hàng năm của tỉnh dƣới sự đánh giá của các cán bộ có liên quan, từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thu ngân sách trên địa bàn tỉnh.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Hải Dƣơng nằm ở vị trí trung tâm Đồng bằng sông Hồng, thuộc tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, tiếp giáp với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Bình, Hƣng Yên và thành phố cảng Hải Phòng.

 Diện tích

Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1,652 km2(đứng thứ 51/63 tỉnh thành cả nƣớc). Địa hình thấp dần từ Tây Bắc đến Đông Nam.

Hải Dƣơng gồm có 2 vùng chính: vùng núi trung du và vùng đồng bằng. Vùng núi trung du chiếm khoảng 11% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh và chủ yếu bao gồm hai huyện Chí Linh và Kinh Môn, rất thích hợp cho việc xây dựng và hình thành các khu công nghiệp và du lịch, trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và nhiều loại cây công nghiệp khác. Vùng đồng bằng chiếm 89% tổng diện tích tự nhiên, với độ cao trung bình từ 3m đến 4m so với mực nƣớc biển, địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ thích hợp cho trồng các loại cây lƣợng thực, cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày.

 Khí hậu

Tỉnh Hải Dƣơng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ƣớt với 4 mùa; nhiệt độ trung bình là 23oC; độ ẩm trung bình hàng năm từ 78 đến 87%; lƣợng mƣa trung bình hàng năm từ 1,500mm đến 1,700 mm. Điều kiện khí hậu đó rất thích hợp cho trồng lúa, cây thực phẩm, cây ăn quả – là nguồn nguyên liệu quan trọng phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.

 Dân số

Dân số trung bình của Hải Dƣơng ƣớc năm 2016 là 2,46triệu ngƣời (chiếm khoảng 2,7% dân số cả nƣớc và 11,2% dân số vùng đồng bằng sông Hồng, đứng thứ 5/11 tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và 11/63 tỉnh thành cả nƣớc), mật

độ dân số trung bình là 1.488 ngƣời/km2. Dân số thành thị là 0,54 triệu ngƣời (chiếm 21,9%), dân số nông thôn là 1,92 triệu ngƣời (chiếm 78,1%). Dân số đông là tiềm năng về nhu cầu sản phẩm hàng hóa, là nhân tố thúc đẩy các ngành sản xuất hàng tiêu dùng phát triển, đồng thời cũng cung cấp cho các ngành kinh tế một nguồn lao động dồi dào (khoảng 63% dân số trong độ tuổi lao động), lao động trẻ, có nền tảng rất cơ bản là truyền thống hiếu học, cần cù, sáng tạo.

 Hệ thống giao thông

Mạng lƣới giao thông trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng rất thuận tiện bao gồm nhiều tuyến đƣờng bộ (Quốc lộ 5A, 188, 18...); đƣờng sắt (tuyến Hà Nội - Hải Phòng đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hòa qua 7 trạm trên dọc tuyến đƣờng, tuyến đƣờng này dự kiến sẽ sớm đƣợc nâng cấp hiện đại hơn) và đƣờng thủy(tuyến đƣờng thủy dài 400 km rất thuận tiện cho việc vận chuyển của các loại tàu bè có trọng tải khoảng 500 tấn; Cảng Cống Câu có công suất khoảng 300.000 tấn/năm; Hệ thống cảng thuận tiên có thể đáp ứng đƣợc các nhu cầu về vận chuyển đƣờng thủy).

Hải Dƣơng gần 2 sân bay đó là: Sân bay quốc tế Nội Bài Hà Nội và Sân bay Cát Bi Hải Phòng, và có tuyến đƣờng vận chuyển Côn Minh (Trung Quốc) - Hà Nội - Quảng Ninh chạy qua.Hệ thống giao thông nhƣ vậy rất thuận lợi cho việc giao lƣu kinh tế giữa tỉnh Hải Dƣơng và các tỉnh, thành khác trong và ngoài nƣớc.

 Hệ thống sông ngòi

Tỉnh Hải Dƣơng có mạng lƣới sông ngòi khá dày đặc, với tổng số 14 sông lớn có chiều dài khoảng 500 km và trên 2.000 km sông nhỏ chảy theo hƣớng chính là Tây bắc – Đông nam, lớn nhất là sông Thái Bình qua địa phận tỉnh với chiều dài 64 km (điểm đầu từ phƣờng Phả Lại, thị xã Chí Linh và điểm cuối tại xã Vĩnh Lập, huyện Thanh Hà) cùng với các phân lƣu sông Kinh Thầy, sông Kinh Môn, sông Lai Vu, sông Gùa, sông Hàn Mẫu, sông Mạo Khê… và các sông thuộc hệ thống thủy nông Bắc Hƣng Hải. Hệ thống các sông chính có dòng chảy tự nhiên, phụ thuộc vào mùa mƣa, lũ trên lƣu vực và sự điều tiết của các hồ chứa ở thƣợng nguồn sông Thái Bình, tập trung chủ yếu ở các huyện phía Đông nam của tỉnh. Trên địa bàn tỉnh còn

có nhiều hồ, ao tự nhiên và nhân tạo, là nơi trữ nƣớc và vận chuyển nƣớc trên bề mặt, góp phần nuôi dƣỡng động, thực vật và điều hòa khí hậu trong vùng.

 Tài nguyên thiên nhiên

Khoáng sản tỉnh Hải Dƣơng khá đa dạng, có giá trị nhất là loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế tỉnh; nhƣ đá vôi với trữ lƣợng khoảng 200 triệu tấn, đất sét để sản xuất vật liệu chịu lửa với trữ lƣợng khoảng 8 triệu tấn, cao lanh - nguyên liệu chính để sản xuất gốm sứ với trữ lƣợng khoảng 400.000 tấn, quặng bô - xít dùng để sản xuất đá mài và bột mài công nghiệp với trữ lƣợng khoảng 200.000 tấn. Những nguồn tài nguyên này chủ yếu tập trung trên địa bàn huyện Chí Linh và Kinh Môn.

Với những đặc điểm tự nhiên trên, Hải Dƣơng đã hội tụ những thuận lợi cơ bản cho phát triển kinh tế – xã hội, đó cũng là điều kiện tiền đề quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

3.1.2. Đặc điểm về nguồn lực phát triển kinh tế- xã hội

Sau gần 20 năm tái lập tỉnh (1997 – 2016), với xuất phát điểm ban đầu là một tỉnh nông nghiệp lạc hậu, Hải Dƣơng đã và đang phát triển kinh tế – xã hội theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đặc điểm kinh tế – xã hội của Hải Dƣơng đƣợc khái quát trên các mặt sau đây:

 Về tăng trƣởng kinh tế

Trong giai đoạn 2010 – 2015, GDP tỉnh Hải Dƣơng (theo giá cố định năm2010) tăng khá cao, với mức bình quân 7,9%/năm, cao hơn bình quân cả nƣớc (mục tiêu tăng 11%/năm).

Theo khu vực kinh tế, tăng trƣởng nhanh nhất là khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và tiếp sau là khu vực kinh tế tự nhiên.

Theo ngành kinh tế, ngành công nghiệp và xây dựng luôn đóng góp vào tăng trƣởng chung nhiều nhất.

Tốc độ tăng trƣởng khá của nền kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng, cùng với giá trị chiếm tỷ trọng lớn trong GDP chứng tỏ sức đóng góp của công nghiệp vào tăng trƣởng có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, do nền kinh tế Hải Dƣơng có

xuất phát điểm thấp, vấn đề chất lƣợng tăng trƣởng cần đặc biệt quan tâm mới đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển nhanh và bền vững.

 Về cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của tỉnh đang đƣợc chuyển dịch theo hƣớng giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn; tỷ trọng công nghiệp tăng nhanh; tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ chuyển dịch từ 20,1% - 47,7% - 32,2% năm 2010 sang 15,9% -52,5% - 31,6% năm 2015.

 Cơ cấu lao động và mức sống dân cƣ

Nguồn nhân lực luôn đƣợc coi là lợi thế quan trọng cho phát triển kinh tế của Hải Dƣơng trong giai đoạn 2010 – 2015 và những năm tiếp theo. Cơ cấu lao động phản ánh trình độ nguồn nhân lực và quá trình công nghiệp hóa của tỉnh. Cơ cấu lao động theo lĩnh vực nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ của tỉnh đƣợc chuyển từ 47,9% - 31,4% - 20,7% năm 2010 sang 36,5% - 35,0% - 28,5% năm 2015.

Do kinh tế Hải Dƣơng liên lục tăng trƣởng khá, thực hiện tốt các chƣơng trình xoá đói giảm nghèo, khuyến khích cá nhân và hộ gia đình sản xuất kinh doanh giỏi, duy trì và phát triển đa dạng ngành nghề, tạo thêm nhiều việc làm mới nên mức sống ngƣời dân không ngừng đƣợc cải thiện và nâng cao qua các năm. Mức sống dân cƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)