1.3. Thu ngânsách Nhànƣớc
1.3.3. Nội dung và hình thức các khoản thu NSNN
1.3.3.1. Nguồn thu NSNN
Để tồn tại và phát triển, Nhà nƣớc cần tập trung vào tay mình lƣợng của cải vật chất dƣới dạng tiền tệ nhất định. Nhƣng lấy nó ở đâu? Từ nguồn nào ?
Nguồn thu của NSNN là nơi cung cấp số thu cho NSNN thông qua quá trình tác động vào đối tƣợng thu để điều tiết một phần của cải về cho Nhà nƣớc.
Có rất nhiều loại nguồn thu.
- Nếu căn cứ vào sự biểu hiện của nguồn thu, có thể chia ra nguồn thu trực tiếp và nguồn thu tiềm năng.
+ Nguồn thu trực tiếp là nguồn thu đã thể hiện bằng tiền, chỉ cần có một số tác động nào đó thì sẽ thu đƣợc một phần về cho NSNN. Ở những biểu hiện cụ thể, thì đó là tiền lƣơng, doanh thu, lợi nhuận, thu nhập doanh nghiệp, vốn, thu nhập cá nhân...vv. Ở tầm vĩ mô thì nguồn thu thể hiện qua tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP). Thông thƣờng chúng ta hay dùng GDP.
+ Nguồn thu tiềm năng là những nguồn thu chƣa thể hiện bằng tiền, nhƣng có khả năng thành tiền trong một thời gian gần. Đó là đất đai, tài nguyên, khoáng sản...
Nguồn thu trực tiếp cho phép xác định thu NSNN trong hiện tại, còn nguồn thu tiềm năng cho phép xác định khả năng thu NSNN trong tƣơng lai.
- Nếu căn cứ vào mục đích sử dụng các nguồn thu và tính toán mức bội chi ngân sách, có thể phân chia thành nguồn thu trong cân đối và thu ngoài cân đối ngân sách.
Thu trong cân đối ngân sách là các khoản thu đƣợc đƣa vào công thức xác định mức bội chi ngân sách. Đây chính là nội dung kinh tế của bội chi ngân sách.
Thu trong cân đối ngân sách đƣợc hiểu bao gồm các khoản thu vào quỹ ngân sách mà khoản thu đó không kèm theo, không làm phát sinh nghĩa vụ hoàn trả trực tiếp. Ngoài ra, căn cứ vào nơi phát sinh nguồn thu có thể chia ra: Nguồn thu trong nƣớc và nguồn thu ngoài nƣớc, nguồn thu theo lĩnh vực (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ...), nguồn thu theo thành phần kinh tế.
Trong quá trình thu, Nhà nƣớc tập trung đƣợc một lƣợng tiền nhất định vào NSNN. Kết quả thu đƣợc đó, đƣợc gọi là thu nhập NSNN. Thu nhập NSNN (hay còn gọi là số thu NSNN) là mục tiêu của quá trình thu và nó thuộc quyền sở hữu của Nhà nƣớc.
Nhƣ vậy, giữa nguồn thu NSNN và thu nhập của NSNN nƣớc có mối quan hệ biện chứng. Nguồn thu thể hiện khả năng, còn thu nhập của NSNN thể hiện thực hiện một phần của khả năng. Mối quan hệ đó thƣờng đƣợc biểu hiện bằng tỷ lệ động viên của NSNN hay tỷ lệ thu NSNN và đƣợc tính bằng công thức:
Số thu NSNN
Tỷ lệ thu NSNN = x 100 (%)
GDP
Tỷ lệ thu NSNN có một ý nghĩa rất lớn trong nền kinh tế quốc dân. Nó không những nói lên rằng Nhà nƣớc cần thu nhƣ thế nào để đảm bảo chi tiêu, mà Nhà nƣớc còn sử dụng nó nhƣ thế nào trong phân phối thu nhập, điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô.
Các khoản thu NSNN gồm nhiều loại. Theo điều 2 Luật NSNN năm 2015, thu NSNN gồm các khoản thu: thu từ thuế, phí, lệ phí, thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nƣớc; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
* Thuế: là nội dung chủ yếu, quan trọng nhất của thu NSNN, ra đời từ rất sớm cùng với sự ra đời của Nhà nƣớc.
- Thuế là hình thức đóng góp theo nghĩa vụ đối với nhà nƣớc đƣợc quy định bởi pháp luật do các pháp nhân và thể nhân thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu chi tiêu của nhà nƣớc.
- Thuế có các đặc điểm nhƣ sau:
+ Thuế là hình thức động viên mang tính chất bắt buộc dựa trên nguyên tắc luật định.
+ Thuế là các khoản đóng góp không hoàn trả trực tiếp cho ngƣời nộp. + Thuế là hình thức đóng góp đƣợc quy định trƣớc
- Một số yếu tố cấu thành một sắc thuế:
+ Đối tƣợng nộp thuế: xác định ai là ngƣời nộp thuế? cá nhân, tổ chức kinh doanh có tƣ cách pháp nhân.
+ Đối tƣợng chịu thuế: Là đối tƣợng phải trích một phần thu nhập của mình để nộp thuế cho nhà nƣớc.
+ Đối tƣợng đánh thuế: xác định thuế đƣợc tính trên cái gì? Tính trên giá trị tài sản, trên thu nhập hay giá trị gia tăng....
+ Thuế suất: là phần thuế phải nộp trên mỗi đơn vị tính của đối tƣợng đánh thuế. - Có các loại thuế suất nhƣ sau: Thuế suất cố định, thuế suất tỷ lệ và thuế suất lũy tiến.
+ Thuế suất cố định: là mức thuế đƣợc ấn định bằng số tuyệt đối cho các đối tƣợng tính thuế.
+ Thuế suất tỷ lệ: là thuế suất đƣợc quy định theo tỷ lệ % trên đối tƣợng đánh thuế. + Thuế suất lũy tiến: là thuế suất tăng dần theo độ lớn của đối tƣợng đánh thuế, bao gồm 2 loại:
Thuế suất lũy tiến từng phần: là thuế suất tăng theo từng nấc của đối tƣợng đánh thuế (thuế thu nhập cá nhân)
Thuế suất lũy tiến toàn phần: là thuế suất tăng theo toàn bộ mức tăng của đối tƣợng đánh thuế.
- Đơn vị tính thuế: là đơn vị đƣợc dùng làm phƣơng tiện tính toán của đối tƣợng đánh thuế (VNĐ, kg thóc...)
- Giá tính thuế: Là giá cả lƣu thông của hàng hóa, tài sản, súc vật...làm căn cứ để tính thuế.
- Các yếu tố khác: ƣu đãi miễn, giảm thuế, thƣởng phạt....
* Phí và lệ phí: là các khoản thu mang tính bắt buộc nhƣng có tính chất đôi giá, có nghĩa là phí và lệ phí thực chất là các khoản tiền mà dân chúng trả cho Nhà nƣớc khi họ hƣởng thụ các dịch vụ do Nhà nƣớc cung cấp. So với thuế, tính pháp lý của phí và lệ phí thấp hơn.
- Phí gắn liền với vấn đề thu hồi một phàn hay toàn bộ chi phí đàu tƣ đối với hàng hóa, dịch vụ công cộng hữu hình.
- Lệ phí gắn liền với việc thụ hƣởng những lợi ích do việc cung cấp các dịch vụ hành chính, pháp lý cho các thể nhân và pháp nhân.
* Thu từ các khoản đầu tƣ vào hoạt động kinh doanh của Nhà nƣớc
Bao gồm:
- Thu nhập từ vốn góp của Nhà nƣớc vào các cơ sở kinh tế; - Tiền thu hồi vốn của Nhà nƣớc tại các cơ sở kinh tế; - Thu hồi tiền cho vay của Nhà nƣớc.
* Thu từ bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nƣớc
Gồm:
- Thu về bán hoặc cho thuê tài nguyên thiên nhiên nhƣ: đất chuyên dùng, đáy rừng, mặt nƣớc; bán tài nguyên, khoáng sản....
- Thu về bán tài sản thuộc sở hữu Nhà nƣớc nhƣng không thuộc tài nguyên. * Các khoản thu khác
- Thu từ hợp tác lao động với nƣớc ngoài, thực chất của khoản thu này là khoản thu hồi của quốc gia đã bỏ tiền ra để nuôi dƣỡng, đào tạo, rèn luyện ngƣời lao động. - Các khoản thu khác nhƣ: bán tài sản không có ngƣời thừa nhận, các khoản viện trợ không hoàn lại, biếu, tặng....
* Thu để bù đắp thiếu hụt NSNN:
- Vay trong nƣớc: phát hành các công cụ nợ của Chính phủ. - Vay nƣớc ngoài: thông qua các khoản viện trợ không hoàn lại.