Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 57)

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Hải Dƣơng nằm ở vị trí trung tâm Đồng bằng sông Hồng, thuộc tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, tiếp giáp với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Bình, Hƣng Yên và thành phố cảng Hải Phòng.

 Diện tích

Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1,652 km2(đứng thứ 51/63 tỉnh thành cả nƣớc). Địa hình thấp dần từ Tây Bắc đến Đông Nam.

Hải Dƣơng gồm có 2 vùng chính: vùng núi trung du và vùng đồng bằng. Vùng núi trung du chiếm khoảng 11% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh và chủ yếu bao gồm hai huyện Chí Linh và Kinh Môn, rất thích hợp cho việc xây dựng và hình thành các khu công nghiệp và du lịch, trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và nhiều loại cây công nghiệp khác. Vùng đồng bằng chiếm 89% tổng diện tích tự nhiên, với độ cao trung bình từ 3m đến 4m so với mực nƣớc biển, địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ thích hợp cho trồng các loại cây lƣợng thực, cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày.

 Khí hậu

Tỉnh Hải Dƣơng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ƣớt với 4 mùa; nhiệt độ trung bình là 23oC; độ ẩm trung bình hàng năm từ 78 đến 87%; lƣợng mƣa trung bình hàng năm từ 1,500mm đến 1,700 mm. Điều kiện khí hậu đó rất thích hợp cho trồng lúa, cây thực phẩm, cây ăn quả – là nguồn nguyên liệu quan trọng phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.

 Dân số

Dân số trung bình của Hải Dƣơng ƣớc năm 2016 là 2,46triệu ngƣời (chiếm khoảng 2,7% dân số cả nƣớc và 11,2% dân số vùng đồng bằng sông Hồng, đứng thứ 5/11 tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và 11/63 tỉnh thành cả nƣớc), mật

độ dân số trung bình là 1.488 ngƣời/km2. Dân số thành thị là 0,54 triệu ngƣời (chiếm 21,9%), dân số nông thôn là 1,92 triệu ngƣời (chiếm 78,1%). Dân số đông là tiềm năng về nhu cầu sản phẩm hàng hóa, là nhân tố thúc đẩy các ngành sản xuất hàng tiêu dùng phát triển, đồng thời cũng cung cấp cho các ngành kinh tế một nguồn lao động dồi dào (khoảng 63% dân số trong độ tuổi lao động), lao động trẻ, có nền tảng rất cơ bản là truyền thống hiếu học, cần cù, sáng tạo.

 Hệ thống giao thông

Mạng lƣới giao thông trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng rất thuận tiện bao gồm nhiều tuyến đƣờng bộ (Quốc lộ 5A, 188, 18...); đƣờng sắt (tuyến Hà Nội - Hải Phòng đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hòa qua 7 trạm trên dọc tuyến đƣờng, tuyến đƣờng này dự kiến sẽ sớm đƣợc nâng cấp hiện đại hơn) và đƣờng thủy(tuyến đƣờng thủy dài 400 km rất thuận tiện cho việc vận chuyển của các loại tàu bè có trọng tải khoảng 500 tấn; Cảng Cống Câu có công suất khoảng 300.000 tấn/năm; Hệ thống cảng thuận tiên có thể đáp ứng đƣợc các nhu cầu về vận chuyển đƣờng thủy).

Hải Dƣơng gần 2 sân bay đó là: Sân bay quốc tế Nội Bài Hà Nội và Sân bay Cát Bi Hải Phòng, và có tuyến đƣờng vận chuyển Côn Minh (Trung Quốc) - Hà Nội - Quảng Ninh chạy qua.Hệ thống giao thông nhƣ vậy rất thuận lợi cho việc giao lƣu kinh tế giữa tỉnh Hải Dƣơng và các tỉnh, thành khác trong và ngoài nƣớc.

 Hệ thống sông ngòi

Tỉnh Hải Dƣơng có mạng lƣới sông ngòi khá dày đặc, với tổng số 14 sông lớn có chiều dài khoảng 500 km và trên 2.000 km sông nhỏ chảy theo hƣớng chính là Tây bắc – Đông nam, lớn nhất là sông Thái Bình qua địa phận tỉnh với chiều dài 64 km (điểm đầu từ phƣờng Phả Lại, thị xã Chí Linh và điểm cuối tại xã Vĩnh Lập, huyện Thanh Hà) cùng với các phân lƣu sông Kinh Thầy, sông Kinh Môn, sông Lai Vu, sông Gùa, sông Hàn Mẫu, sông Mạo Khê… và các sông thuộc hệ thống thủy nông Bắc Hƣng Hải. Hệ thống các sông chính có dòng chảy tự nhiên, phụ thuộc vào mùa mƣa, lũ trên lƣu vực và sự điều tiết của các hồ chứa ở thƣợng nguồn sông Thái Bình, tập trung chủ yếu ở các huyện phía Đông nam của tỉnh. Trên địa bàn tỉnh còn

có nhiều hồ, ao tự nhiên và nhân tạo, là nơi trữ nƣớc và vận chuyển nƣớc trên bề mặt, góp phần nuôi dƣỡng động, thực vật và điều hòa khí hậu trong vùng.

 Tài nguyên thiên nhiên

Khoáng sản tỉnh Hải Dƣơng khá đa dạng, có giá trị nhất là loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế tỉnh; nhƣ đá vôi với trữ lƣợng khoảng 200 triệu tấn, đất sét để sản xuất vật liệu chịu lửa với trữ lƣợng khoảng 8 triệu tấn, cao lanh - nguyên liệu chính để sản xuất gốm sứ với trữ lƣợng khoảng 400.000 tấn, quặng bô - xít dùng để sản xuất đá mài và bột mài công nghiệp với trữ lƣợng khoảng 200.000 tấn. Những nguồn tài nguyên này chủ yếu tập trung trên địa bàn huyện Chí Linh và Kinh Môn.

Với những đặc điểm tự nhiên trên, Hải Dƣơng đã hội tụ những thuận lợi cơ bản cho phát triển kinh tế – xã hội, đó cũng là điều kiện tiền đề quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

3.1.2. Đặc điểm về nguồn lực phát triển kinh tế- xã hội

Sau gần 20 năm tái lập tỉnh (1997 – 2016), với xuất phát điểm ban đầu là một tỉnh nông nghiệp lạc hậu, Hải Dƣơng đã và đang phát triển kinh tế – xã hội theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đặc điểm kinh tế – xã hội của Hải Dƣơng đƣợc khái quát trên các mặt sau đây:

 Về tăng trƣởng kinh tế

Trong giai đoạn 2010 – 2015, GDP tỉnh Hải Dƣơng (theo giá cố định năm2010) tăng khá cao, với mức bình quân 7,9%/năm, cao hơn bình quân cả nƣớc (mục tiêu tăng 11%/năm).

Theo khu vực kinh tế, tăng trƣởng nhanh nhất là khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và tiếp sau là khu vực kinh tế tự nhiên.

Theo ngành kinh tế, ngành công nghiệp và xây dựng luôn đóng góp vào tăng trƣởng chung nhiều nhất.

Tốc độ tăng trƣởng khá của nền kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng, cùng với giá trị chiếm tỷ trọng lớn trong GDP chứng tỏ sức đóng góp của công nghiệp vào tăng trƣởng có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, do nền kinh tế Hải Dƣơng có

xuất phát điểm thấp, vấn đề chất lƣợng tăng trƣởng cần đặc biệt quan tâm mới đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển nhanh và bền vững.

 Về cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của tỉnh đang đƣợc chuyển dịch theo hƣớng giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn; tỷ trọng công nghiệp tăng nhanh; tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ chuyển dịch từ 20,1% - 47,7% - 32,2% năm 2010 sang 15,9% -52,5% - 31,6% năm 2015.

 Cơ cấu lao động và mức sống dân cƣ

Nguồn nhân lực luôn đƣợc coi là lợi thế quan trọng cho phát triển kinh tế của Hải Dƣơng trong giai đoạn 2010 – 2015 và những năm tiếp theo. Cơ cấu lao động phản ánh trình độ nguồn nhân lực và quá trình công nghiệp hóa của tỉnh. Cơ cấu lao động theo lĩnh vực nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ của tỉnh đƣợc chuyển từ 47,9% - 31,4% - 20,7% năm 2010 sang 36,5% - 35,0% - 28,5% năm 2015.

Do kinh tế Hải Dƣơng liên lục tăng trƣởng khá, thực hiện tốt các chƣơng trình xoá đói giảm nghèo, khuyến khích cá nhân và hộ gia đình sản xuất kinh doanh giỏi, duy trì và phát triển đa dạng ngành nghề, tạo thêm nhiều việc làm mới nên mức sống ngƣời dân không ngừng đƣợc cải thiện và nâng cao qua các năm. Mức sống dân cƣ tăng là nhân tố tác động cầu tiêu dùng tăng, kích thích đầu tƣ sản xuất phát triển. Khi thu nhập tăng thì nhu cầu đầu tƣ sẽ tăng lên, tăng trƣởng kinh tế cùng mức thu nhập tăng có tác động tích cực tới đầu tƣ tƣ nhân, tạo hiệu ứng quan trọng trong phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế của tỉnh.

 Một số lĩnh vực kết cấu tầng

+ Hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đang dần hoàn thiện đồng bộ. Với 18 KCN có diện tích quy hoạch khoảng 4.000 ha đƣợc cấp có thẩm quyền cho phép thành lập đến năm 2015 và định hƣớng 2020, các khu công nghiệp đều đƣợc quy hoạch ở vị trí thuận lợi cho phát triển lâu dài.

+ Hệ thống thông tin viễn thông, dịch vụ ngân hàng, cảng nội địa (ICD – Inland Container Depot), hải quan khá đầy đủ, thuận tiện và tƣơng đối hiện đại. Trong đó, kết cấu hạ tầng kỹ thuật của lĩnh vực thông tin viễn thông đƣợc đầu tƣ hiện đại hoá

theo công nghệ ngang tầm với các nƣớc trong khu vực, đáp ứng tốt nhu cầu trong hoạt động đầu tƣ, sản xuất kinh doanh.

+ Hệ thống cơ sở giáo dục, đào tạo đƣợc mở rộng và phát triển. Cùng với mở rộng quy mô, đang ngày càng nâng cao chất lƣợng, có khả năng cung cấp cho tỉnh nguồn nhân lực có chất lƣợng, từng bƣớc đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế của tỉnh.

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng ngành y tế luôn đƣợc nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới. Từ bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện đa khoa cấp huyện đến các cơ sở y tế khác đều đƣợc đầu tƣ xây dựng, các trang thiết bị đƣợc thay thế, nâng cấp theo hƣớng tiêu chuẩn, hiện đại góp phần nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh, đảm bảo sức khoẻ nhân dân.

Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội phát triển là “lực hấp dẫn” quan trọng để thu hút đầu tƣ, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Hải Dƣơng.

 Thu hút đầu tƣ và phát triển doanh nghiệp

- Đầu tƣ toàn xã hội tăng mạnh, tăng tỷ trọng huy động vốn đầu tƣ khu vực ngoài nhà nƣớc từ 68,4% năm 2010 lên 72,1% năm 2015. Cơ cấu nguồn vốn chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng của các thành phần kinh tế ngoài nhà nƣớc, phản ánh khả năng đa dạng hoá các nguồn vốn huy động cho đầu tƣ phát triển.

Bên cạnh đặc điểm kinh tế – xã hội trên, tỉnh Hải Dƣơng là vùng đất văn hiến, có nhiều di tích lịch sử, danh thắng nổi tiếng nhƣ Côn Sơn, Kiếp Bạc, Yên Phụ, Kính Chủ và nhiều lễ hội truyền thống, tiêu biểu của văn hóa châu thổ sông Hồng tạo ra nét độc đáo trong phát triển du lịch.

Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội là những yếu tố truyền thống cơ bản, tạo cho Hải Dƣơng một số lợi thế nhất định trong quan hệ hợp tác và thu hút đầu tƣ phát triển.

3.2. Thực trạng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh

3.2.1. Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách trên địa bàn tỉnh

Trong những năm qua, Hải Dƣơng có tốc độ phát triển kinh tế tƣơng đối nhanh, sản xuất kinh doanh trên địa bàn không ngừng phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch rõ nét

theo hƣớng công nghiệp hóa –hiện đại hóa, kết quả đó đã tác động rất lớn đến thu NSNN trên địa bàn tỉnh. Giai đoạn 2012 – 2015, công tác quản lý thu ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng có nhiều tiến bộ vƣợt bậc, số thu qua các năm luôn đạt ở mức cao. Cục Thuế tỉnh cùng các phòng, ban chuyên môn đã chủ động tham mƣu với UBND tỉnh, ban hành các Chỉ thị về chống thất thu, tăng thu cho NSNN. Trên cơ sở đó ngành Thuế đã phối hợp với các ngành để chống thất thu, chủ động đề xuất với cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng trong việc chỉ đạo công tác thuế, nhất là tăng cƣờng quản lý thuế công thƣơng nghiệp dịch vụ ngoài quốc doanh. Do đó đã tranh thủ đƣợc sự đồng tình của nhân dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Hàng năm, trên cơ sở dự toán đƣợc giao, Cục Thuế đã phối hợp với Sở Tài chính để tham mƣu cho UBND tỉnh tiến hành phân bổ và chỉ đạo các đơn vị xây dựng chỉ tiêu phấn đấu tăng thu ngân sách, nhằm nâng cao hiệu quả thu ngân sách trên địa bàn tỉnh.

Nhờ vậy kết quả thu ngân sách giai đoạn 2012 - 2015 đạt đƣợc rất khả quan và đã góp phần tích cực trong việc củng cố nguồn thu NSNN trên địa bàn tỉnh. Từ đó góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thu ngân sách và về đích sớm trƣớc thời hạn quyđịnh.

Tình hình thu ngân sách tỉnh Hải Dương giai đoạn 2012-2015 thể hiện như sau:

Bảng 3.1: Tình hình thực hiện dự toán thu NSNN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012 – 2015 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu/Năm 2012 2013 2014 2015 Bình quân 2012-2015 Dự toán (Triệu đồng) 5.499,711 6.213 6.798 7.726 6.559,178 Thực hiện (Triệu đồng) 7.039,63 8.048,125 9.138,335 9.735 8.490,273 Tỷ lệ Thực hiện/Dự toán (%) 128 130 118 126 129

( Nguồn: Cục thuế tỉnh Hải Dương )

đều qua các năm do tình hình nền kinh tế có nhiều biến động, bình quân hàng năm giai đoạn 2012 - 2015 thực hiện vƣợt dự toán 29%.

Kết quả thực hiện thu NSNN qua các năm cụ thểnhư sau:

* Kết quả thu NSNN năm 2012

Bảng 3.2: Tình hình thực hiện dự toán thu NSNN trên địa bàn tỉnh năm 2012

Đơn vị tính: tỷ đồng

STT Nội dung kinh tế Thực hiện

2012 Dự toán 2012 Tỷ lệ thực hiện/Dự toán(%) A Tổng thu NSNN trên địa bàn

( Tr.đó: Thu ngân sách ĐP được hưởng )

7.039,63

7. 039 tỷ 630

5.499,111 128 I Thu để cân đối ngân sách nhà nƣớc 6.359,888 5.435,802 117

1 Thu nội địa 4.714,610 5.297,315 89

1.1 Thu từ DNNN Trung ương 681, 821 598,089 114

1.2 Thu từ DNNN địa phương 63,423 48,048 132

1.3 Thu từ DN có vốn đầu tư nước ngoài 1.194,487 1.895 63

1.4 Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 972,804 1200,993 81

1.5 Thu lệ phí trước bạ 159,938 199,923 80

1.6 Thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 31,171 19,981 156

1.7 Thuế thu nhập cá nhân 419,715 437,203 96

1.8 Thuế bảo vệ môi trường 83,444 105,625 79

1.9 Thu phí, lệ phí 62,516 41,957 149

1.10 Thu tiền sử dụng đất 750,975 647,392 116

1.11 Thu tiền thuê mặt đất mặt nước 132,653 65,026 204

1.12 Thu tiền bán nhà và cho thuê nhà 0,7

1.13 Thu khác ngân sách 52,072 12,993 401

1.14 Thu tại xã 109,521 17,006 644

Trong đó: Thu từ đền bù 51,849

2 Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 888,276 897, 248 99 3 Thu kết dƣ ngân sách năm trƣớc 32,312

4 Thu chuyển nguồn ngân sách năm trƣớc 1.530,049 5 Thu vay để đầu tƣ phát triển 90 6 Thu huy động từ Quỹ dự trữ Tài chính 14 II Các khoản thu quản lý qua ngân sách 679,742

Kết quả thu ngân sách toàn tỉnh năm 2012 đạt 7.039,63 tỷ đồng. So với kế hoạchgiao vƣợt 28%. Kết quả thu NSNN năm 2012 đạt tƣơng đối cao.

* Các khoản tăng thu so với dự toán:

- Thu từ khu vực DNNN Trung ƣơng tăng 14% - Thu từ khu vực DNNN Địa phƣơng tăng 32% - Thu tiền thuê đất tăng 104%

- Thu tiền sử dụng đất tăng 16%

* Đa số là thu vượt kế hoạch, chỉ có một vài nguồn thu chưa đạt kế hoạch như :

- Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài:thu đạt 63 % dự toán năm (tương ứng giảm 705,144 tỷ đồng), nguyên nhân chính do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế và tâm lý của ngƣời dân đối với chính sách thu phí chống ùn tắc giao thông nên sản phẩm tiêu thụ rất chậm; cả năm đạt 49 % dự toán (giảm tương ứng 832 tỷ so với dự toán). Đối với các doanh nghiệp còn lại số tăng thu tại khu vực này tăng trên 120tỷ.

- Khu vực ngoài quốc doanh: thu đạt 81% so với dự toán (tương ứng hụt thu 227 tỷ 265 triệu so với dự toán), nguyên nhân do: tình hình kinh tế khó khăn, chi phí đầu vào tăng cao, số phát sinh hàng tháng bình quân đạt thấp; một số đơn vị trọng điểm có số thu nộp thấp nhƣ: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đại Dƣơng, Chi nhánh tập đoàn Nam Cƣờng tại Hải Dƣơng, Công ty Cổ phần Năng lƣợng Hoà Phát, Công ty Thép Hoà Phát, Công ty thép Ubi.

- Đối với khoản thu thuế bảo vệ môi trƣờng (chủ yếu là khoản thu từ phí xăng dầu): thực hiện đạt 79% dự toán. Nguyên nhân do dự toán giao cao hơn thực hiện năm 2011 (tăng 30% do thực hiện 2011); mặt khác do kinh tế khó khăn trong năm sản phẩm xăng dầu tiêu thụ chậm, thấp hơn so với cùng kỳ (cả năm sản phẩm tiêu thụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)