Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Chọn địa điểm nghiên cứu
Thái Nguyên là tỉnh có diện tích trồng chè hơn 20.000ha (đứng thứ hai cả nước, sau tỉnh Lâm Đồng), trong đó có 17.618 ha chè kinh doanh, năng suất đạt 109,52 tạ/ha/năm, với sản lượng đạt khoảng 192.952 tấn [6]. Đất Thái Nguyên có điều kiện cho cây chè phát triển và nó thực sự trở thành một sản phẩm mang tính đặc thù của quê hương. Khác với các vùng đất trồng chè khác, chè Thái Nguyên đã trở thành một “thương hiệu” nổi tiếng được người tiêu dùng đánh giá cao. Xác định chè là cây trồng mũi nhọn, những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều biện pháp để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè, trong đó có việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) [15].
Từ năm 2009, mô hình đầu tiên sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP đã được thực hiện ở xã Hòa Bình (Đồng Hỷ), sau đó tiếp tục được triển khai tại nhiều địa phương. Hiện nay, toàn tỉnh có 15 mô hình chè VietGAP ở các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Định Hóa, Võ Nhai, Phổ Yên, Phú Lương và thành phố Thái Nguyên, với tổng
diện tích chè đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP trên địa bàn toàn tỉnh đạt 562 ha với hơn 1500 hộ và sản lượng chè búp tươi đạt khoảng 6.500 tấn. Trong đó vùng chè đặc sản Tân Cương (bao gồm 3 xã Phúc Xuân, Phúc Trìu, Tân Cương), thuộc thành phố Thái Nguyên được coi là một trong những vùng cung cấp những loại chè ngon nổi tiếng ở Việt Nam với tổng diện tích hơn 4.860ha. Chè Tân Cương đã được những người tiêu dùng tôn vinh là "Ðệ nhất danh trà" và nó đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường trên 100 năm nay. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn địa bàn nghiên cứu là thành phố Thái Nguyên. Hiện nay trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có 7 xã sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè đó là các xã: Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu, Thịnh Đức, Quyết Thắng, Phúc Hà, Cao Ngạn [13].
Diện tích trồng chè của 7 xã có sản xuất chè trong thành phố được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp diện tích chè của các xã thuộc TP Thái Nguyên
STT Tên xã Tổng diện tích chè của toàn xã (ha) Diện tích chè được SX TTC VietGAP (ha) 1 Phúc Trìu 357 25.328 2 Tân Cương 347.7 30 3 Phúc Xuân 328 0 4 Thịnh Đức 214 0 5 Quyết Thắng 108 0 6 Phúc Hà 37.4 0 7 Cao Ngạn 4 0
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT- Thái Nguyên, 2014)
Việc lựa chọn địa bàn để tiến hành lấy mẫu được thực hiện như sau:
Nhóm thứ nhất gồm các hộ đại diện cho phương thức sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP, được lựa chọn từ nhóm các hộ sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP tại hai xã: Tân Cương và Phúc Trìu vì hiện tại trên địa bàn thành phố Thái Nguyên chỉ có hai xã này có các tổ hợp sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP với tổng số hộ
là 174 hộ. Sau đây sẽ gọi chung nhóm này là nhóm hộ sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP.
Nhóm thứ hai gồm các hộ đại diện cho phương thức sản xuất chè không theo tiêu chuẩn VietGAP (tức là sản xuất theo quy trình thông thường, không theo một hệ thống tiêu chuẩn nào), nhóm này được lựa chọn từ các hộ sản xuất chè tại 5 xã có diện tích chè lớn nhất trong thành phố Thái Nguyên đó là: Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu, Thịnh Đức và Quyết Thắng (mỗi xã đều có diện tích chè hơn 100ha). Hai xã Cao Ngạn và Phúc Hà có diện tích chè nhỏ hơn nhiều so với 5 xã trên nên tác giả không lựa chọn để điều tra. Sau đây sẽ gọi chung là nhóm hộ sản xuất chè không theo tiêu chuẩn VietGAP.
2.4.2. Xác định dung lượng mẫu
Chọn hộ điều tra là bước quan tro ̣ng có liên quan trực tiếp tới độ chính xác của các kết quả nghiên cứu. Do vậy, chọn hộ để điều tra phải mang tính đại diện cao cho vùng nghiên cứu. Tiêu chí chọn hộ điều tra: căn cứ vào tiêu chí diện tích trồng chè và loại hình hộ. Để làm rõ được hiệu quả kinh tế của sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP, tác giả đã tiến hành chọn hai nhóm hộ: nhóm hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap và nhóm hộ không sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap (tức là sản xuất theo quy trình thông thường, không theo một một thống tiêu chuẩn nào). Trên cơ sở các dữ liệu thu thập được, tác giả so sánh hiệu quả kinh tế của hai phương thức canh tác.
Xác định quy mô số lượng hộ điều tra: Có nhiều cách ước lượng số đơn vị hộ để điều tra thực tế. Tuy nhiên, để phù hợp với điều kiện thực tế, tác giả lựa chọn cách xác định số hộ điều tra theo công thức của tác giả Trần Ngọc Phác (2006) [5] :
Trong đó:
n: Số lượng hộ cần tiến hành điều tra t: Hệ số tin cậy (t = 1,96 với α = 5%) ∆: Phạm vi sai số cho phép
2 2 2 t n
Để ước lượng được phương sai, tác giả điều tra chọn mẫu thí điểm 30 hộ rồi tính ra phương sai theo công thức:
n x xi 2
Sau đó, dựa vào công thức tính n, xác định được số lượng mẫu cần điều tra: +) Với nhóm hộ sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP, số lượng mẫu tính toán được là 36 hộ. Để loại trừ những mẫu không đạt chất lượng, tác giả đã tăng số lượng mẫu lên là 40 hộ.
+) Với nhóm hộ sản xuất chè không theo tiêu chuẩn VietGAP, số lượng mẫu tính toán được là 91 hộ. Tuy nhiên, để tăng độ chính xác và để loại trừ những mẫu không đạt chất lượng hoặc số liệu điều tra trùng nhau nên số lượng mẫu được tăng lên là 100 hộ.
Như vậy tổng số lượng mẫu với cả hai nhóm điều tra là 140 hộ.
2.4.3. Phương pháp thu thập thông tin
2.4.3.1. Thông tin thứ cấp
Thông qua các nguồn tài liệu: sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo tổng kết của tỉnh; ngành; các cơ quan và các công trình nghiên cứu có liên quan về vấn đề sản xuất và tiêu thụ chè theo tiêu chuẩn VietGAP.
2.4.3.2. Thông tin sơ cấp
Để có thông tin sơ cấp phục vụ cho nội dung nghiên cứu, tác giả tiến hành điều tra tại các hộ nông dân, phỏng vấn lãnh đạo tại các địa phương. Các nhóm đối tượng khảo sát được phỏng vấn theo bảng hỏi đã được chuẩn bị sẵn (gọi là phiếu điều tra).