Tồn tại, hạn chế trong sản xuất, tiêu thụ chè theo tiêu chuẩn VietGAP và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè theo tiêu chuẩn vietgap của các hộ nông dân tại thành phố thái nguyên​ (Trang 85 - 92)

5. Bố cục của luận văn

3.4.2. Tồn tại, hạn chế trong sản xuất, tiêu thụ chè theo tiêu chuẩn VietGAP và

nguyên nhân

3.4.2.1. Tồn tại, hạn chế

Chè VietGAP là sản phẩm chè an toàn, có quy trình sản xuất nghiêm ngặt từ khâu chăm sóc, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, việc phát triển các mô hình chè VietGAP đang được các nhà quản lý, người tiêu dùng và người trồng chè đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, quá trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn này vẫn đang gặp khó khăn.

Qua phân tích trong phần thực trạng cho thấy, tuy hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP cao hơn so với nhóm hộ sản xuất chè không theo tiêu chuẩn VietGAP, nhưng sự chênh lệch này vẫn chưa cao hơn nhiều, và không phải hộ nào cũng như vậy.

*) Về nhận thức của của các hộ dân

Không phải hội viên nào của hợp tác xã cũng thấy được lợi ích rõ ràng về quy trình sản xuất chè an toàn này, trong khi vẫn phải đóng góp một khoản tiền nhất định để cấp chứng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Chính vì vậy một số hộ ỷ lại, trông chờ vào nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước

* ) Về kĩ thuật trong sản xuất chè

Một số hộ cảm thấy mệt mỏi vì quy trình thực hiện sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP khá nghiêm ngặt và phức tạp. Quy trình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đòi hỏi các hộ dân phải ghi chép nhật ký sản xuất (sổ nông hộ) thật chi tiết. Đây là cơ sở để chứng minh người dân thực hiện đúng quy trình, sản phẩm chè đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, từ trước đến nay người dân lại chưa có thói quen ghi chép, hạch

Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại hộ không thực hiện đúng theo những yêu cầu của quy trình, chỉ thực hiện đối phó khi có cán bộ dự án chè tới kiểm tra dẫn tới chất lượng chè thành phẩm không đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn VietGAP.

*) Về điều kiện kinh tế và tổ chức sản xuất

Một số chủ hộ có trình độ văn hóa thấp, nên gặp nhiều khó khăn trong việc tập huấn kỹ thuật, học hỏi nâng cao kiến thức. Người nông dân gặp khó khăn trong việc vay vốn để mở rộng sản xuất đặc biệt là những hộ nghèo, hộ sản xuất nhỏ lẻ.

Ngoài những vấn đề trên, thì tại các mô hình chè VietGAP còn tồn tại một số vấn đề khó khăn trong khâu quản lý. Nguyên nhân là do các mô hình chè VietGAP trên địa bàn đều có diện tích nhỏ, trong khi số lượng hộ dân tham gia đông, do vậy người quản lý tổ hợp tác (là trưởng xóm) thường khó kiểm soát hết quy trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn này của từng hộ. Ngoài ra, mỗi gia đình lại có một phương pháp chăm sóc, chế biến chè truyền thống riêng nên việc đảm bảo tuân thủ quy trình nhiều khi khó thực hiện.

Sự hợp tác trong sản xuất giữa các hộ sản xuất, với chính quyền địa phương và doanh nghiệp còn lỏng lẻo, chưa phát huy được tối đa lợi ích trong hợp tác sản xuất.Thêm một vấn đề nữa là các mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP cũng đang thiếu “bà đỡ” cho sản phẩm sau khi được công nhận. Do đó các tổ hợp tác chè vẫn loay hoay trong việc đăng ký nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ và chưa có định hướng tiêu thụ sản phẩm rõ ràng. Cũng vì lý do đó mà sản phẩm chè VietGAP chưa có giá cao và chỗ đứng trên thị trường.

*) Về thị trường và giá cả

Một số hộ do không có khả năng tiếp cận thị trường nên giá chè VietGAP của họ không cao hơn chè bình thường. Do kênh tiêu thụ chè chủ yếu của người dân vẫn là qua tư thương nên thường bị tư thương chê là “xấu mã” để ép giá.

Bên cạnh đó, vì lợi ích kinh tế của mình các tư thương thường không công nhận chất lượng thật của sản phẩm, mà tìm đủ lý do như chê chè xấu mã, vị nhạt, không ngon để dìm hàng ép giá người sản xuất. Người sản xuất thì do không tìm được kênh tiêu thụ khác, nên sau nhiều lần thương lượng không được đành phải bán cho lái buôn với giá thấp. Hoặc thậm chí, bất chấp lợi ích của xã hội, vì đạt được lợi nhuận cao, một số tư thương còn trộn lẫn chè thường với chè sạch, hoặc lấy chè sản xuất

theo quy trình thông thường rồi đem đóng gói dán mác chè sạch, giả danh thương hiệu làm mất lòng tin của người tiêu dùng.

Chính vì những vấn đề trên nên việc vận động các hộ dân trong tổ hợp tác chè đóng góp tiền để nộp kinh phí xin cấp lại giấy chứng nhận đã hết hạn là điều không dễ dàng. Một số hộ khi hết hạn giấy chứng nhận VietGAP thì lại xin rút, không làm chè VietGAP nữa.

Có thể khẳng định, việc phát triển các mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP là chủ trương đúng đắn của Nhà nước và của tỉnh, đã, đang và sẽ đem lại những lợi ích thiết thực về nhiều mặt. Đây cũng là một trong những yêu cầu bức thiết đặt ra hiện nay đối với các hộ dân và làng nghề chè. Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy quá trình này đang còn gặp nhiều khó khăn. Và để từng bước tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đó thì cần có sự vào cuộc tích cực của các ngành, cơ quan, tổ chức liên quan cũng như của chính các hộ dân làm chè. Về vấn đề này, tác giả sẽ đề cập trong những phần sau.

3.4.2.2. Nguyên nhân

Có thể thấy những khó khăn vướng mắc còn tồn tại trong quá trình triển khai sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP tại Thành phố Thái Nguyên là do một số nguyên nhân sau:

*Nguyên nhân chủ quan

- Nhận thức về vấn đề sản xuất chè an toàn của một số hộ dân vẫn còn hạn chế. Những hộ dân này mới chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt, chưa quan tâm tới những lợi ích lâu dài cho chính bản thân, gia đình và xã hội, công việc khó thì ngại tiến hành. Vẫn còn hiện tượng ỷ lại, trông chờ sự hỗ trợ từ Nhà nước, hết dự án thì không muốn bỏ tiền thêm để xin cấp lại chứng nhận và chưa tin tưởng vào sự thành công của mô hình.

- Hộ dân thâm canh chưa hợp lý, chưa sử dụng tối ưu các yếu tố đầu vào sản xuất, chưa sử dụng hết các nguồn nguyên vật liệu sẵn có để bón cây. Một số hộ dân chạy theo giá trước mắt mà không chú ý đến chất lượng, hái chè không đúng quy trình kỹ thuật, làm tổn thương cây chè và hậu quả là năng suất và chất lượng chè giảm

- Trình độ dân trí của người dân trong vùng hiện còn ở mức thấp (trung bình mới chỉ tốt nghiệp cấp 2) nên khả năng tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ

hiểu biết các kiến thức và trình độ chuyên môn nhất định, đáp ứng kịp với yêu câu hội nhập kinh tế quốc tế.

- Việc tổ chức, quản lý quy trình chất lượng tại các tổ sản xuất, hợp tác xã còn nhiều khó khăn do trình độ, kĩ năng quản lý của những người đứng đầu tổ sản xuất, hợp tác xã còn yếu kém.

- Một số hộ sản xuất hoạt động đơn lẻ, không tham gia liên kết chặt chẽ với tổ hợp tác, hợp tác xã, đồng thời việc tiêu thụ sản phẩm của các hộ dân chủ yếu lại qua tư thương nên thường bị ép giá, chưa có kênh tiêu thụ riêng biệt cho sản phẩm chè VietGAP của hộ gia đình mình.

* Nguyên nhân khác (liên quan đến kỹ thuật sản xuất chè,điều kiện kinh tế và tổ chức sản xuất, thị trường và giá cả)

Ngoài những nguyên nhân chủ quan từ phía chính các hộ nông dân, hợp tác xã chè VietGAP còn các các nguyên nhân khác như sau:

Vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất chè VietGAP: Ngoài các nhà máy chế biến, sự tăng nhanh của các cơ sở chế biến mini trong những năm gần đây đã gây ra tình trạng tranh mua, tranh bán nguyên liệu. Rất ít nhà máy có vùng nguyên liệu riêng để phục vụ chế biến, còn lại các cơ sở khác đều thu mua nguyên liệu trên thị trường. Bên cạnh đó, việc tranh mua, tranh bán như hiện nay còn gây thêm bất lợi về giá cho cả người nông dân và nhà máy sản xuất. Do không có sự gắn kết ngay từ ban đầu về hợp đồng mua bán nên nguyên liệu sẽ qua tay thương lái thu mua đến nhà chế biến. Điều này khiến người nông dân vẫn bị ép giá, còn nhà máy lại bị thu mua với giá cao. Chưa kể đến, các nhà máy sản xuất không bảo đảm chất lượng nguồn nguyên liệu.

Công nghiệp chế biến chè VietGAP: Công nghiệp chế biến chè VietGAP tại Thái Nguyên vẫn còn một số tồn tại như các cơ sở chế biến đa phần quy mô nhỏ, công nghệ và thiết bị lạc hậu. Số doanh nghiệp nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực này còn ít, đầu tư cho nâng cấp và chuyển đổi khoa học công nghệ hạn chế. Việc xây dựng và thực hiện quy trình chế biến còn nhiều hạn chế…Vì vậy, các sản phẩm sơ chế, các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp vẫn còn chiếm một tỷ trọng lớn trong xuất khẩu; giá thấp và thường xuyên phải đối diện với rủi ro tác động tiêu cực từ thị trường thế giới.

Vay vốn sản xuất: hiện nông dân có nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn giá rẻ, nhất là khi các ngân hàng nâng hạn mức vay không cần tài sản thế chấp lên mức 50 triệu đồng/hộ nông dân, và mức vay tối đa với hợp tác xã là 500 triệu đồng. Nhưng thực tế, họ không dễ vay vốn theo hình thức này. Nông dân cũng rất kỳ vọng vào gói vay hỗ trợ lãi suất theo Quyết định 68 của Thủ tướng Chính phủ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. Quyết định trên đã có hiệu lực từ đầu năm 2014, nhưng đến nay nông dân vẫn thấp thỏm chờ gói vay này triển khai. Bởi theo nhiều nông dân phản ánh, họ vẫn phải thế chấp tài sản khi đi vay vốn. Trên lý thuyết, những gói ưu đãi vốn vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đều ưu tiên cho các mô hình kinh tế tập thể. Nhưng thực tế khi người nông dân đi vay vốn, thường phải chấp nhận mức lãi suất như cho cá nhân vay, lại quá nhiều ràng buộc về hồ sơ, thủ tục. Trong khi đó một quá trình sản xuất chè từ trồng mới đến thu hồi vốn phải trải qua nhiều năm. Vì vậy đây cũng chính là trở ngại lớn cho người dân không yên tâm vào đầu tư mới, mở rộng sản xuất.

Chất lượng nguồn nhân lực ngành chè: Trình độ nguồn nhân lực của ngành chè như cán bộ khuyến nông, cán bộ dự án cho các dự án chè sạch, chè an toàn còn kém. Cán bộ xã, cán bộ khuyến nông không hiểu rõ quy trình sản xuất VietGAP, nhiều người vẫn còn mơ hồ, lúng túng, chưa giải quyết kịp thời được những vướng mắc của người dân. Chính vì vậy mà việc quản lý, giám sát các tổ hợp tác và công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về việc sản xuất theo quy trình VietGAP còn gặp nhiều khó khăn…

Liên kết “4 nhà” trong sản xuất chè VietGAP: Mô hình liên kết 4 nhà trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè tại Thái Nguyên được hình thành chủ yếu là liên kết ngang trong các HTX, tổ hợp tác, câu lạc bộ trồng, chế biến và tiêu thụ chè và liên kết dọc giữa doanh nghiệp với người nông dân. Mối liên kết này đã hình thành gắn vùng nguyên liệu với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Tham gia chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị ngành chè ở Thái Nguyên hiện nay có 29 doanh nghiệp, 30 HTX, 85 làng nghề và hàng trăm tổ hợp tác, câu lạc bộ sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè với trên 60.000 hộ nông dân trồng chè. Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy, mối liên kết 4 nhà này còn lỏng lẻo:

+ Các nhà khoa học thì vẫn còn lung túng khi thực hiện liên kết 4 nhà.

+ Chính quyền địa phương chưa hiểu rõ về quy trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP nên chưa vào cuộc hiệu quả.

Theo phản ánh của nhiều người dân thì mối liên hệ của tổ hợp tác chè VietGAP với cơ quan chức năng chủ yếu thông qua các cán bộ dự án của Sở Nông nghiệp và PTNT, vai trò của chính quyền địa phương với các mô hình là rất mờ nhạt. Trong khi đó, quá trình sản xuất, tiêu thụ phát sinh nhiều vấn đề cần thêm sự hỗ trợ của chính quyền cơ sở và các ban, ngành khác. Đơn cử như việc tổ hợp tác có nhiều hộ dân tham gia, tâm lý không thống nhất, một số tổ viên không áp dụng đúng quy trình, ghi chép sổ sách không đầy đủ thì một phần lỗi là do chính quyền địa phương chưa tuyên truyền hiệu quả. Các đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ… chưa nắm bắt được tâm lý để thực hiện vai trò định hướng, hỗ trợ người dân phát triển sản xuất.

+ Doanh nghiệp: thiếu các doanh nghiệp làm “bà đỡ” cho các sản phẩm chè VietGAP, gây nên tình trạng người trồng chè không thể gia tăng giá trị sản phẩm, tạo sự khác biệt với chè thông thường. Đồng thời cũng chưa có kênh tiêu thụ riêng biệt cho sản phẩm chè VietGAP

Một khó khăn nữa là tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu kinh nghiệm sản xuất, việc thực hiện cam kết hợp đồng giữa doanh nghiệp và nông dân cũng xuất hiện một số vấn đề khó khăn, bất cập. Rất ít doanh nghiệp đứng ra nhận bao tiêu toàn bộ sản phẩm chè VietGAP cho các hộ dân. Hơn nữa, hành động rời rạc, chưa thể hiện được quyết tâm của “4 nhà” làm các mô hình sản xuất, quản lý mới trong sản xuất nông nghiệp khó nhân rộng.

Hoạt động xúc tiến thương mại và kênh tiêu thụ cho chè VietGAP: Hoạt động nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại sản phẩm chè an toàn vẫn chưa phát triển mạnh. Năng lực thị trường của các hộ sản xuất còn yếu kém. Chưa có kênh tiêu thụ riêng cho sản xuất chè an toàn, nên sản phẩm của các hộ nông dân thường bị tư thương ép giá. Người dân chủ yếu mang sản phẩm ra chợ bán hoặc bán cho các lái buôn, nên sản phẩm chè VietGAP bị đánh giá đồng đều như những sản phẩm chè bình thường khác. Nhìn bằng mắt thường không phân biệt được đâu là sản phẩm chè VietGAP.

Cuối cùng là về phía người tiêu dùng, một bộ phận người dân Việt Nam chưa có ý thức về vấn đề sức khỏe và môi trường sinh thái. Vì vậy việc quan tâm đến phương thức sản xuất an toàn chưa có. Họ chưa hiểu rõ thế nào là sản phẩm chè được sản xuất theo quy trình VietGAP và tác dụng của việc sử dụng sản phẩm chè an toàn này nên chưa có thị hiếu tiêu thụ. Bên cạnh đó, sản phẩm chè VietGAP vẫn chưa có kênh tiêu thụ riêng trên thị trường, mà chủ yếu là qua các tư thương, hoặc bán trực tiếp ở chợ, cửa hàng nào cũng quảng cáo là chè sạch, chè an toàn nên người tiêu dùng cũng rất khó lựa chọn.

Chương 4

GIẢI PHÁP VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè theo tiêu chuẩn vietgap của các hộ nông dân tại thành phố thái nguyên​ (Trang 85 - 92)