Chỉ tiêu ĐVT
Phương thức sản xuất Không theo tiêu
chuẩn VietGAP
Theo tiêu chuẩn VietGAP
Tổng số hộ điều tra Hộ 100,00 40
Tuổi bình quân của chủ hộ Tuổi 47,64 44,85
Trình độ văn hóa chung của chủ hộ Cấp 2 3
Kinh nghiệm làm chè của chủ hộ Năm 19,40 15,88
Bình quân số nhân khẩu/hộ Người 3,84 3,97
Bình quân lao động nông nghiệp/hộ Người 2,57 2,38
Bình quân diện tích trồng chè/hộ m2 2360 2742
(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)
Tuổi trung bình của các hộ điều tra, ở nhóm hộ làm chè không theo tiêu chuẩn VietGAP là 45 tuổi, nhóm hộ làm chè theo tiêu chuẩn VietGAP là 44,85 tuổi. Hầu hết ở lứa tuổi này, các hộ điều tra đã ổn định về cơ sở vật chất. Chủ hộ có vốn sống và số năm kinh nghiệm nhất định, đảm bảo cho tính đại diện và độ tin cậy của thông tin được cung cấp.
Các chủ hộ có am hiểu trong lĩnh vực trồng chè. Do vậy đây là thuận lợi lớn, góp phần kích thích phát triển sản xuất kinh doanh cây chè trong mỗi hộ. Về trình độ văn hoá của chủ hộ: Trình độ văn hoá của chủ hộ nhìn chung còn thấp, từ cấp 1 đến cấp 3, không có trình độ cao đẳng và đại học. Trong đó với nhóm hộ SX theo tiêu chuẩn VietGAP trình độ cấp 3 chiếm hơn 50%, còn với nhóm hộ SX không theo tiêu chuẩn VietGAP, trình độ cấp 2 chiếm đại đa số.
Trình độ văn hoá sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyết định sản xuất, chịu trách nhiệm sản xuất và lựa chọn phương thức sản xuất trong mỗi gia đình. Do đó, việc nâng cao trình độ văn hoá của các chủ hộ trong thời gian tới đang trở thành nhiệm vụ quan trọng.
Bình quân số nhân khẩu của nhóm hộ sản xuất chè không theo tiêu chuẩn VietGAP là 3,84 người/hộ, nhóm làm chè theo tiêu chuẩn VietGAP là 3,97 người/hộ.
Trong đó, bình quân lao động/hộ ở hộ làm chè không theo tiêu chuẩn VietGAP là 2,57 lao động, hộ làm chè theo tiêu chuẩn VietGAP là 2,38 lao động. Như vậy, ta thấy nguồn nhân lực trong sản xuất của các hộ điều tra ở cả 2 phương thức canh tác về cơ bản là tương đương nhau.
Phương tiện phục vụ sản xuất cũng là yếu tố rất quan trọng. Hơn nữa, ở các xã hiện nay hình thức chế biến chủ yếu là chế biến tại các hộ gia đình. Do đó, phương tiện chủ yếu đề cập ở đây là máy vò chè mini, máy sao quay tay, máy sao cải tiến. Đây là những phương tiện sản xuất chính của các hộ gia đình. Thực tế điều tra cho thấy ở các nhóm hộ, việc trang bị các phương tiện máy móc phục vụ cho sản xuất khá tốt và đầy đủ. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế còn thấp nên nhìn chung các phương tiện này còn đơn giản, chỉ một số ít các hộ có điều kiện đầu tư máy móc hiện đại để tiến hành thâm canh chè còn một số khác phải đi sao thuê.
3.2.2. Cơ cấu giống chè
Thực tế cho thấy chất lượng chè thành phẩm phụ thuộc vào chất lượng chè nguyên liệu. Chất lượng chè nguyên liệu lại chịu ảnh hưởng của đặc điểm sinh lý, sinh hoá của giống. Do vậy việc chọn được giống chè tốt và cơ cấu giống hợp lý là hết sức cần thiết để mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng chè. Điều tra nghiên cứu về cơ cấu giống chè của các hộ, tác giả thu được kết quả như sau:
Bảng 3.2: Cơ cấu giống chè của các hộ
Chỉ tiêu
Hộ sản xuất chè không theo tiêu chuẩn VietGAP
Hộ sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP Số lượng (m2) Cơ cấu (%) Số lượng (m2) Cơ cấu (%) Giống chè trung du 91.379 38,72 39.123 35,67 Giống chè khác 144.621 61,28 70.557 64,33 Tổng 236.000 100,00 109.680 100,00
Qua bảng số liệu bảng 3.2 cho thấy, diện tích các giống chè mới, chè cành đang dần chiếm ưu thế hơn so với chè trung du. Từ chỗ chè trung du chiếm diện tích độc tôn trên toàn bộ diện tích các vùng chè của Thái Nguyên, thì đến nay, các loại chè giống mới, chè cành lại như LDP1, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Bát Tiên, TRI 777, chè Nhật Bản, chè Đài Loan… (gần 30 giống chè khác nhau) đã chiếm tỷ lệ trên 50% cơ cấu diện tích trồng chè khắp các vùng chè đặc sản của thành phố Thái Nguyên. Trái ngược với chè trung du đã già cỗi, nhiều chỗ thoái hóa, tỷ lệ cho búp thấp, chất lượng không cao thì các loại chè giống mới lại có năng suất, chất lượng vượt trội, nhiều giống chè ngoại nhập có chất lượng đặc biệt, tính chất ưa thâm canh, chống sâu bệnh, giá bán cao đang là những giống chè được ưu tiên phát triển ở các đồi chè Tân Cương.
Nếu như năm 1997, Thái Nguyên mới có 10.952 ha chè; năng suất bình quân đạt 31,48 tạ/ha; sản lượng chè búp tươi đạt 25.540 tấn; đến năm 2009, diện tích là 17.309 ha, năng suất đạt 98,96 tạ/ha.
Thời điểm năm 2014, Thái Nguyên có 20.765 ha chè, năng suất đa ̣t 109,52tạ/ha/năm. Điều đáng nói là diê ̣n tích trên vẫn tiếp tu ̣c được nâng lên khi số lượng đăng ký trồng mới và thay thế của người dân trong năm 2015 là 1.000 ha. Và tất yếu là năng suất, sản lượng cũng sẽ tiếp tu ̣c được nâng cao.
Việc chuyển dịch ma ̣nh mẽ nói trên cơ bản là do năng suất của các loa ̣i chè giống mớ i cao hơn hẳn so với chè trung du. Trong khi, chè trung du cho năng suất khoảng 70 - 80 tạ/ha thì năng suất trung bình của chè giống mới đa ̣t từ 100 - 110 tạ/ha. Cá biê ̣t chè LDP1 có thể cho năng suất đa ̣t tới 150 - 160 ta ̣/ha.
Chè giống mới đã làm thay đổi cu ̣c diê ̣n thi ̣ trường và cả tư duy của nhà quản lý cũng như người làm chè. Không chỉ cho năng suất, sản lượng vượt trô ̣i mà chè giống mới cũng mang đến chất lượng cao với giá bán mơ ước cho người làm chè.
Cụ thể, từ chỗ giá bán của vùng chè đă ̣c sản như Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu… thời điểm 4 năm trước chỉ vào 150.000 - 200.000 đ/kg đã được nâng lên 300.000 - 400.000 đ/kg. Nếu như chè trung du chủ yếu đáp ứng thi ̣ trường nô ̣i tiêu,
thị hiếu của người sành trà trước đây, thì hiện nay chè giống mới có phổ rô ̣ng hơn, hương liê ̣u, hương vi ̣ đáp ứng được thi ̣ hiếu của giới trẻ, vừa đáp ứng thi ̣ trường nô ̣i tiêu, vừa đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
3.2.3. Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng chè của hộ
3.2.3.1. Theo loại hình sản xuất
Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng chè của hộ phân theo loại hình sản xuất được tổng kết trong bảng 3.3 dưới đây:
Bảng 3.3: Tình hình sản xuất chè của hộ theo loại hình sản xuất
(tính bình quân/ hộ)
Chỉ tiêu ĐVT Loại hình SX Bình quân So sánh chuyên/kiêm Chuyên Kiêm Tuyệt đối Tương đối (lần)
Hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP
1. Diện tích chè Sào 9,65 4,85 7,62 4,80 1,99
2. Năng suất Tạ/Sào 1,40 1,09 1,32 0,31 1,28
3. Sản lượng chè khô Tạ 13,57 5,31 10,06 8,26 2,56
Hộ sản xuất không theo tiêu chuẩn VietGAP
1. Diện tích chè Sào 8,58 4,36 6,55 4,22 1,97
2. Năng suất Tạ/Sào 1,20 1,01 1,14 0,19 1,19
3. Sản lượng chè khô Tạ 10,33 4,41 7,49 5,92 2,34
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2014)
Bảng 3.3 phản ánh tình hình sản xuất chè của các hộ nghiên cứu theo loại hình sản xuất đối với cả hai nhóm hộ: Nhóm hộ sản xuất chè không theo tiêu chuẩn VietGAP và nhóm hộ sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP. Qua bảng cho thấy ở cả hai nhóm hộ: sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và không theo tiêu chuẩn VietGAP, thì các hộ chuyên đều có kết quả các chỉ tiêu cao hơn các hộ kiêm. Và nhóm hộ sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP có kết quả tính toán các chỉ tiêu cao hơn nhóm hộ sản xuất không theo tiêu chuẩn VietGAP.
Về diện tích đất trồng chè, với nhóm hộ sản xuất chè không theo tiêu chuẩn VietGAP thì diện tích đất trồng chè của các hộ chuyên đạt 8,58 sào, gấp 1,97 lần so với hộ kiêm (4,36 sào). Còn với nhóm hộ sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP, diện tích đất chè của hộ chuyên cũng cao hơn hộ kiêm (gần 1,99 lần so với hộ kiêm). Lý
xuất của họ đều sử dụng để phát triển cây chè. Còn các hộ kiêm (trồng cả chè, lúa và hoa màu) thì ngoài diện tích dành để trồng chè, họ còn sử dụng đất để trồng các loại cây khác. Vì vậy diện tích đất trồng chè bình quân của các hộ kiêm sẽ nhỏ hơn nhiều so với các hộ chuyên.
Để thấy được sự khác biệt về năng suất, sản lượng giữa hai nhóm hộ (SX theo tiêu chuẩn VietGAP và SX không theo tiêu chuẩn VietGAP), tác giả đã so sánh các giá trị bình quân về diện tích đất chè, năng suất, sản lượng của hai nhóm. Các giá trị này được rút ra từ cột bình quân của bảng 3.3:
Bảng 3.4: So sánh các giá trị bình quân giữa hai nhóm hộ:
sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP (nhóm A) và sản xuất chè không theo tiêu chuẩn VietGAP (nhóm B)
Chỉ tiêu ĐVT Loại hình So sánh (1)/(2) Nhóm A (1) Nhóm B (2)
Tuyệt đối Tương đối (lần)
1. Diện tích đất chè Sào 7,62 6,55 1,07 1,16
2. Năng suất Tạ/sào 1,32 1,14 0,18 1,16
3. Sản lượng Tạ 10,06 7,49 2,57 1,34
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2014)
Về năng suất, qua bảng 3.4 ở trên cho thấy: năng suất bình quân của nhóm hộ sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP (7,62 tạ/sào) cao hơn năng suất của nhóm hộ sản xuất chè không sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP (6,55 tạ/sào), tức là cao hơn 1,07 tạ/sào. Và trong mỗi nhóm này thì các hộ chuyên cũng có năng suất bình quân cao hơn các hộ kiêm. Cụ thể, năng suất của các hộ chuyên thuộc nhóm sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là 1,4 tạ/sào, còn các hộ chuyên thuộc nhóm không theo tiêu chuẩn VietGAP là 1,2 tạ/sào. Trong khi đó năng suất của các hộ kiêm thuộc hai nhóm này đều thấp hơn và có giá trị lần lượt là 1,09 tạ/sào và 1,01 tạ/sào. Lý do là vì các hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP được tập huấn những kỹ thuật canh tác khoa học, cách thức chăm bón, thâm canh có hiệu quả mà không cần phải bón quá nhiều thuốc trừ sâu, nên chè cho năng suất cao hơn và an toàn hơn. Bên cạnh đó, do thu nhập của các hộ chuyên chủ yếu là từ sản xuất chè nên họ thường chú trọng vào việc
đầu tư các loại đầu vào và áp dụng giống chè mới nên kết quả sản xuất chè của các hộ chuyên cao hơn so với hộ kiêm.
Về sản lượng, chính vì sự chênh lệch về diện tích và năng suất giữa các hộ chuyên và các hộ kiêm, nên dù là hộ thuộc nhóm sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP hay không theo tiêu chuẩn VietGAP thì các hộ chuyên cũng có sản lượng chè cao hơn các hộ kiêm. Nhóm hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP có diện tích trồng chè bình quân, năng suất bình quân cao hơn nên dẫn đến sản lượng bình quân của nhóm hộ này cũng cao hơn nhóm hộ sản xuất chè không theo tiêu chuẩn VietGAP (cao hơn gấp 1,34 lần).
3.2.3. Tình hình chế biến chè
Chế biến là giai đoạn tiếp theo trong quá trình sản xuất, có tính chất quyết định tới chất lượng chè thành phẩm, ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả và hiệu quả kinh tế. Vì vậy việc tổ chức chế biến như thế nào để đạt được hiệu quả tốt, nâng cao hiệu quả kinh tế là một vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình tiến hành sản xuất kinh doanh của mỗi gia đình. Thành phố Thái Nguyên là một vùng có diện tích và sản lượng chè tương đối lớn của tỉnh Thái Nguyên. Theo số liệu thống kê của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên, năm 2014 năng suất chè bình quân của thành phố Thái Nguyên là 136,98 tạ/ha/năm- cao nhất tỉnh Thái Nguyên.
Kết quả điều tra cho thấy các hộ sau khi thu hái chè nguyên liệu một phần đem bán tươi ngay cho các cơ sở chế biến tư nhân đi thu gom hay cho các công ty chè. Tuy nhiên tỷ lệ giữa sao, sấy khô và bán tươi giữa các hộ là không đều ở những thời điểm khác nhau. Tùy thuộc vào từng thời điểm giá cả trên thị trường, đồng thời căn cứ vào khả năng của mình mà họ sẽ quyết định tỷ lệ này cho phù hợp.
Qua điều tra thấy hình thức thu hái chè búp tươi rồi tiến hành sao sấy thủ công ngay tại gia đình là chủ yếu. Số lượng chè tiêu dùng để chế biến thủ công chiếm tới hơn 98% tổng sản lượng chè búp tươi của hộ. Trong khi lượng chè cân tươi cho các cơ sở chế biến và hộ thu mua gom chỉ chiếm gần 2%. Thực tế điều tra cho thấy các hộ tham gia sản xuất chè (cả hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và hộ sản xuất không theo tiêu chuẩn VietGAP) hầu hết đều đã có phương tiện chế biến bao gồm: máy sao, tôn quay tay, máy vò chè mini. Trước đây các hộ nông dân trồng chè ở thành
lượng chè thành phẩm cao nhưng năng suất thấp, tốn nhiều lao động và nhiên liệu. Sau này, với sự ra đời của máy sấy cải tiến hay gọi là lò sao tôn quay tay, sử dụng đơn giản đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần làm thay đổi căn bản tình hình chế biến thủ công lạc hậu trước đây.
Hình thức chế biến này phù hợp với nông hộ vì nó mang nhiều ưu điểm: Trước hết nó tận dụng được nguồn chất đốt như củi, rác… vốn sẵn có tại địa phương. Đồng thời hình thức này còn giúp cho hộ tận dụng tốt nguồn lao động dư thừa bởi vì sau khi thu hái chè nguyên liệu, các hộ có thể tranh thủ buổi trưa hoặc tối để chế biến, như vậy chè không bị ôi, và tận dụng được lao động.Tuy nhiên, hình thức chế biến nay cũng hạn chế là nó đòi hỏi người sản xuất phải có một lượng vốn tương đối vì chi phí cho một lò quay và một máy vò từ 7-10 triệu đồng nên những hộ nghèo, hoặc hộ có quy mô sản xuất nhỏ khó có thể mua được lò quay và máy vò.
Ngoài hình thức chế biến chè thủ công truyền thống, còn có hình thức chế biến chè theo dây truyền công nghiệp: đối với sản phẩm chè đen theo công nghệ Chè đen OTD là sản phẩm thu được qua quy trình chế biến theo phương pháp truyền thống: Nguyên liệu - Vận chuyển và bảo quản - Héo chè - Vò chè và sàng tơi - Lên men -Sấy khô -Sàng phân loại - Đấu trộn - Đóng bao - Bảo quản sản phẩm. Quá trình sản xuất được tuyển chọn và kiểm tra chặt chẽ từ khâu nguyên liệu đến khâu bảo quản sản phẩm. Hai công nghệ sản xuất CTC và OTD có bản chất tương tự nhau, chỉ khác nhau ở quá trình phá vỡ tế bào và định hình. Hiện nay chè đen là sản phẩm được ưa chuộng nên việc sản xuất chè đen khá được chú trọng.
Trong quá trình sản xuất của nông hộ, kỹ thuật chế biến rất quan trọng để tạo ra những sản phẩm độc đáo. Vì vậy cần có những chính sách thích hợp đối với hộ nông dân trồng và chế biến chè để từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm chè thành phẩm, góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng chè, giúp họ yên tâm sản xuất và đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế của gia đình và địa phương.
3.3. Hiệu quả sản xuất và tiêu thụ chè của các hộ nông dân được điều tra
3.3.1. Kết quả sản xuất của các hộ nông dân được điều tra
*) Kết quả sản xuất chè của hộ
Kết quả sản xuất chè theo loại hình hộ được phản ánh qua bảng 3.5 ở dưới đây. Bảng số liệu cho thấy kết quả sản xuất chè của hộ chuyên và kiêm ở cả hai nhóm sản
xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và không theo tiêu chuẩn VietGAP có sự khác biệt rõ