Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè theo tiêu chuẩn vietgap của các hộ nông dân tại thành phố thái nguyên​ (Trang 40)

5. Bố cục của luận văn

2.4.5. Phương pháp phân tích thông tin

Trong nghiên cứu này, các phương pháp phân tích thông tin được sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích dãy số thời gian, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh.

Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã sử dụng một số chỉ tiêu sau: - Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (∆i)

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài. Công thức tính:

∆i= yi– y1 (i=2,3,4...) Trong đó: yi là mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1 là mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu - Tốc độ phát triển định gốc (Ti)

Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng trong khoảng thời gian tương đối dài

Công thức tính: 𝑇𝑖 = 𝑦𝑖

𝑦1

Trong đó: yi là mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1 là mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu * Phương pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng nhằm tính các tốc độ tăng trưởng, xác định mức biến động tương đối, tuyệt đối, so sánh kết quả và hiệu quả của hộ sản xuất chè trước và sau khi chuyển đổi sang sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP, so sánh giữa hai nhóm hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và không theo tiêu chuẩn VietGAP trong năm 2014.

* Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế- xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình kinh tế- xã hội của thành phố, tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào của nông hộ sản xuất chè, kết quả và hiệu quả sản xuất của hộ nông dân sản xuất chè qua các năm.

2.5. Hệ thống chỉ tiêu phân tích

Nghiên cứu sử dụng giá trị bình quân trên thị trường trong thời gian nghiên cứu.Với dữ liệu thu thập được tại địa bàn nghiên cứu, những chỉ tiêu sau đây được tính toán để phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh chè.

- Năng suất bình quân (AP) : là mức sản lượng thu được trong quá trình điều tra đối với cây chè trên một đơn vị diện tích.

- Giá trị sản xuất (GO: Gross Output): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ (thường là một năm). Trong sản xuất chè của nông hộ, giá trị sản xuất là giá trị chè khô và chè tươi mà họ sản xuất ra trong 1 vụ hay 1 năm. Công thức tính GO như sau :

Trong đó: GO là giá trị sản xuất

Qi là khối lượng sản phẩm loại i Pi Giá cả sản phẩm i

- Chi phí trung gian (IC: Intermediate Cost) : Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất (trừ phần khấu hao tài sản cố định) và dịch vụ sản xuất (tính theo chu kỳ của GO). Trong nông nghiệp, chi phí trung gian bao gồm các khoản chi nguyên, nhiên vật liệu: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật, công làm đất, hệ thống cung cấp nước.

Trong đó: IC là chi phí trung gian

Ci là các khoản chi phí thứ i trong một chu kỳ sản xuất

- Giá trị gia tăng (Value Added): Là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do các ngành sản xuất sáng tạo ra trong một năm hay một chu kỳ sản xuất. Giá trị gia tăng được tính bằng công thức sau:

VA= GO-IC

- Thu nhập hỗn hợp (MI: Mix Income): Là phần thu nhập thuần tuý của người sản xuất bao gồm thu nhập của công lao động và phần lợi nhuận trên một đơn vị diện tích (tính cheo chu kỳ của GO). Thu nhập hỗn hợp được tính theo công thức sau:

MI= VA-(A+T+chi phí thuê lao động ngoài)

Trong đó: MI: thu nhập hỗn hợp VA: Giá trị gia tăng

A: Khấu hao tài sản cố định T: Các khoản thuế, phí phải nộp

Trong phân tích kinh tế, hiệu quả kinh tế được xác định bằng các tỷ lệ so sánh giữa đầu vào và đầu ra của hệ thống sản xuất, phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực và việc tạo ra lợi ích nhằm đạt mục tiêu kinh tế. Trong quá trình sản xuất kinh doanh nông sản, hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu được xác định bằng cách so sánh giữa kết quả sản xuất kinh doanh một loại nông sản (yếu tố đầu ra của sản xuất) với chi phí (yếu tố đầu vào sản xuất) để sản xuất kinh doanh loại nông sản đó trong một thời kỳ nhất định.

Nếu so sánh đầu vào và đầu ra bằng phép trừ thì sẽ thu được số liệu phản ánh hiệu quả tuyệt đối. Nếu so sánh đầu vào và đầu ra bằng phép chia thì sẽ thu được số liệu phản ánh hiệu quả tương đối. Theo quan điểm chung của Hội nghị thống kê các nước của khối SEB tại hội nghị ở Praha (1985), hiệu quả là chỉ tiêu tương đối được biểu hiện bằng kết quả sản xuất so với chi phí sản xuất (chỉ tiêu hiệu quả thuận). Theo quan điểm này, hiệu quả kinh tế được tính bằng công thức sau:

H= KQ/CP

Trong đó: H là hiệu quả;

KQ là kết quả sản xuất;

CP là chi phí đầu vào sản xuất.

Chỉ tiêu H biểu thị mỗi đơn vị đầu vào có khả năng tạo bao nhiêu đơn vị đầu ra. Chỉ tiêu này cũng phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất.

Như vậy các chỉ tiêu cụ thể về hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè bao gồm:

- Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí (TGO): là tỷ số giá trị sản xuất tính bình quân trên một đơn vị diện tích với chi phí trung gian trong một chu kỳ sản xuất.

Công thức tính:

TGO =GO

IC (lần)

- Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí (TVA): là tỷ số giá trị tăng thêm tính bình quân trên một đơn vị diện tích với chi phí trung gian trong một chu kỳ sản xuất.

Công thức tính:

TVA =VA

- Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian (TMI): là tỷ số thu nhập hỗn hợp tính bình quân trên một đơn vị diện tích với chi phí trung gian trong một chu kỳ sản xuất.

Công thức tính:

TMI =MI

IC (lần)

- Tỷ suất giá trị sản xuất theo công lao động (TGOLĐ): là tỷ số giá trị tăng thêm tính bình quân trên một đơn vị diện tích với số công lao động đầu tư cho một chu kỳ sản xuất.

Công thức tính:

TGOLĐ = GO/công lao động

- Tỷ suất giá trị gia tăng theo công lao động (TVALĐ): là tỷ số giá trị gia tăng tính bình quân trên một đơn vị diện tích với số công lao động đầu tư cho một chu kỳ sản xuất.

Công thức tính:

TVALĐ = VA/công lao động

- Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo công lao động (TMILĐ): là tỷ số thu nhập hỗn hợp tính bình quân trên một đơn vị diện tích với số công lao động đầu tư cho một chu kỳ sản xuất.

Công thức tính:

TMILĐ = MI/công lao động

Như vậy, để đánh giá hiệu quả sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP cũng như không theo tiêu chuẩn VietGAP tại địa bàn nghiên cứu, tác giả phân tích các loại hiệu quả sau:

+ Hiệu quả sử dụng đất: GO/ĐVDT, VA/ĐVDT, MI/ĐVDT + Hiệu quả sử dụng vốn: GO/IC, VA/IC, MI/IC

Chương 3

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHÈ THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN

TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế- xã hội của thành phố Thái Nguyên

Thái Nguyên là thành phố công nghiệp, được thành lập từ 1962 (tiền thân là thị xã Thái Nguyên). Thành phố Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc. Thành phố Thái Nguyên cũng là một trong ba trung tâm giáo dục - đào tạo lớn nhất trong cả nước. Đồng thời, thành phố Thái Nguyên là đầu mối giao thông trực tiếp với Thủ đô Hà Nội, có đường sắt; đường sông; quốc lộ số 3 dài 86 km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 Km. Là cửa ngõ đi các tỉnh phía Bắc như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang.

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại II, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kĩ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên; trung tâm vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 80 km, được công nhận là thành phố ngày 19 /10/1962. Thành phố Thái Nguyên tổng diện tích tự nhiên 177km2, phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương, phía Đông giáp thành phố Sông Công, phía Tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp huyện Phổ Yên và huyện Phú Bình.

3.1.1.2. Khí hậu, thủy văn, tài nguyên thiên nhiên *) Khí hậu

Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng Đông Bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh giá, ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Khí hậu của thành phố Thái Nguyên chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông và nằm trong vùng ấm của tỉnh, có lượng mưa trung bình khá lớn.

Tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.617 giờ. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 39,5˚C, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng 7 là 28,5˚C, thấp nhất nhất vào tháng 1 là 15,5˚C. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.025,3mm. Lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian, có chênh lệnh lớn giữa mùa mưa và mùa khô. Về mùa mưa cường độ lớn, lượng mưa chiếm 87% tổng lượng mưa trong năm (từ tháng 5 đến tháng 10) trong đó, riêng lượng mưa tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lượng mưa cả năm nên đôi khi gây ra tình trạng lũ lụt lớn. Thành phố có độ ẩm không khí cao, độ ẩm trung bình năm là 82%. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 gió đông nam chiếm ưu thế tuyệt đối, nóng ẩm mưa nhiều. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3, gió đông bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít thời tiết khô hanh [12].

Như vậy, khí hậu thành phố Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển ngành nông-lâm nghiệp và là nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.

*) Thủy văn

Trên địa bàn thành phố có sông Cầu chạy qua địa bàn, con sông này bắt nguồn từ Bắc Kạn chảy qua thành phố ở đoạn hạ lưu dài khoảng 25 km, lòng sông mở rộng từ 70 - 100m. Về mùa lũ lưu lượng đạt 3500 m³/giây, mùa kiệt 7,5 m³/giây [12].

Sông Công chảy qua địa bàn thành phố 15 km, được bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá thuộc huyện Định Hoá. Lưu vực sông này nằm trong vùng mưa lớn nhất của thành phố, vào mùa lũ, lưu lượng đạt 1.880 m³/giây, mùa kiệt 0,32m³/giây. Đặc biệt, trên địa bàn thành phố có Hồ Núi Cốc (nhân tạo) trên trung lưu sông Công, có khả năng trữ nước vào mùa mưa lũ và điều tiết cho mùa khô hạn.

*) Tài nguyên thiên nhiên

Thành phố Thái Nguyên có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú:

Tài nguyên đất: Theo kết quả tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng năm 2005 tỉnh Thái Nguyên tỷ lệ 1:50.000 cho thấy thành phố có các loại đất chính sau:

Đất phù sa: diện tích là 3.623,38 ha chiếm 20,46% tổng diện tích tự nhiên. Loại đất này rất thích hợp trồng lúa và hoa mầu.

Đất bạc màu: diện tích là 1.147,88 ha chiếm 6,48% tổng diện tích tự nhiên, trong đó gồm có đất: Bạc màu phát triển trên phù sa cổ có sản phẩm feralitic trên nền

cơ giới nặng, nhẹ, trung bình và đất dốc tụ bạc màu có sản phẩm feralit thích hợp với trồng lúa - màu, cây công nghiệp ngắn ngày.

Đất xám feralit: diện tích 7.614,96 ha chiếm 43% tổng tổng diện tích tự nhiên, trong đó gồm các loại đất: đất xám feralit trên đá cát; đất xám feralit trên đá sét; đất xám feralit màu nâu vàng phát triển trên phù sa cổ. Đất này thích hợp trồng rừng, trồng chè, cây ăn quả, cây trồng hàng năm [12].

Chè Thái Nguyên ngon thơm nổi tiếng được góp phần tạo nên từ hai nguyên nhân chính là nguyên liệu sản xuất chè và phương pháp sao chế theo phương pháp thủ công truyền thống với cách đánh hương bằng lấy lửa tự nhiên. Trong đó đất chè Thái Nguyên có chứa nguyên tố vi lượng phù hợp với cây chè Thái Nguyên. Đất trồng được hình thành trên nền Feralitic macma axit hoặc phù sa cổ. Đất có độ PH nằm trong khoảng từ 5,5 đến 7, đất hơi chua cực kì phù hợp với trồng chè, chính vì vậy mặc dù ông Tổ của chè Tân Cương lấy giống chè từ Phú Thọ, nhưng do điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng phù hợp nên chè Thái Nguyên nói chung và chè Tân Cương nói riêng có hương vị thơm ngon độc đáo.

Tài nguyên rừng: rừng ở Thái Nguyên chủ yếu là rừng nhân tạo và rừng trồng theo chương trình 327, rừng trồng theo chương trình PAM, vùng chè Tân Cương cùng với các loại cây trồng của nhân dân như cây nhãn, vải, quýt, chanh... Cây lương thực chủ yếu là cây lúa nước, ngô, đậu... thích hợp và phát triển ở những vùng đất bằng trên các loại đất phù sa, đất mới phát triển, đất glây trung tính ít chua.

Tài nguyên khoáng sản: 2 tuyến sông lớn chảy qua (sông Cầu và sông Công), do đó cung cấp cho thành phố một lượng cát, sỏi phục vụ xây dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố. Thành phố nằm trong vùng sinh khoáng đông bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Mỏ than nội địa Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng than rất lớn.

Nguồn nước: Nguồn nước mặt trên địa bàn thành phố phân bố không đều theo các vùng lãnh thổ và theo thời gian. Lượng mưa chiếm khoảng 80% lượng nước trong năm. Hiện nay nguồn nước mặt mới chỉ cung cấp cho 85 - 90% diện tích đất canh tác. Nguồn nước ngầm: Nhìn chung thành phố có nguồn nước ngầm phong phú, hiện tại nhân dân đang khai thác sử dụng trong sinh hoạt dưới các hình thức là giếng khơi và giếng khoan [12].

*) Dân số

Tính đến 1/1/2010, dân số (bao gồm cả thường trú và quy đổi) toàn Thành phố là 330.707 người; trong đó, dân số nội thị là 288.077 người chiếm 77,43% tổng dân số toàn thành phố (bao gồm dân số thường trú là 201.277 người và dân số quy đổi là 86.800 người , dân số ngoại thị là 83.973 người chiếm 22,57% tổng dân số toàn thành phố (bao gồm dân số thường trú là 78.433 người và dân số quy đổi là 5.540 người) [12]

Năm 2010 tỷ suất sinh thô giảm còn 0,16%0. Tỷ lệ tăng dân số trung bình 2,09%. Số sinh viên, học sinh, khách du lịch, lực lượng quân đội, công an, người đến tạm trú để làm việc và khám chữa bệnh đang ngày một tăng. Cụ thể, hiện có 82.097 học sinh, sinh viên nội vùng và của các vùng lân cận đang sống và học tập tại thành phố Thái Nguyên; 7.533 lượt khách thăm quan du lịch, hội nghi, hội thảo; 5.771 lao động ngoại tỉnh làm việc tại các doanh nghiệp và 91.819 lượt người đến khám chữa bệnh tại thành phố Thái Nguyên [12]

Tính đến 1 tháng 1 năm 2010, dân số trong độ tuổi lao động của thành phố là 189.130 người, bằng 67,61% tổng dân số toàn thành phố. Thành phố đã giải quyết việc làm cho hơn 140.700 người lao động, chiếm tỷ lệ 74,39% [12]

Thành phố Thái Nguyên có tốc độ phát triển đô thị hoá nhanh. Đến năm 2010, số người lao động trong khu vực nội thị là, 97.083 người, phi nông nghiệp là 104.118 người; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp là 74%.

*) Lao động

Tổng số lao động đang làm việc trong khu vực nhà nước (bao gồm trung ương,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè theo tiêu chuẩn vietgap của các hộ nông dân tại thành phố thái nguyên​ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)