Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ được điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè theo tiêu chuẩn vietgap của các hộ nông dân tại thành phố thái nguyên​ (Trang 70)

5. Bố cục của luận văn

3.3.2. Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ được điều tra

Hiệu quả luôn là mục tiêu quan trọng của bất cứ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào, nghề trồng chè cũng vậy. Để thấy rõ được hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP, tác giả tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của hai nhóm hộ: sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP và sản xuất chè không theo tiêu chuẩn VietGAP, rồi so sánh giữa hai nhóm hộ này. Kết quả so sánh là căn cứ để tác giả đề xuất một số giải pháp phù hợp thúc đẩy sự phát triển của ngành chè thành phố Thái Nguyên nói riêng và của tỉnh Thái Nguyên nói chung.

Như đã trình bày trong phần phương pháp nghiên cứu, tác giả đã tiến hành điều tra cho 40 hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP (40 hộ). Tiến hành điều tra với nhóm hộ này tại hai thời điểm đó là: trước khi chuyển đổi sang phương thức sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP (năm 2010), và sau khi đã chuyển đổi sang sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP được 4 năm (năm 2014). Kết điều tra thu được như sau:

Bảng 3.9: Bảng kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP (trước chuyển đổi và sau chuyển đổi)

(tính bình quân/ha/hộ)

Chỉ tiêu ĐVT Loại hình SX Bình quân

Chuyên Kiêm

Trước chuyển đổi sang sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP

1. GO/ĐVDT 1000VND/ha 450.929 314.884 417.078 2. VA/ĐVDT 1000VND/ha 373.979 250.985 343.820 3. MI/ĐVDT 1000VND/ha 325.159 192.668 261.816 4. GO/IC Lần 5,861 4,930 5,693 5. VA/IC Lần 4,861 3,930 4,693 6. MI/IC Lần 4,227 3,017 3,574 7. GO/LĐ Lần 2,104 1,929 2,123 8. VA/LĐ Lần 1,745 1,538 1,750 9. MI/LĐ Lần 1,517 1,181 1,332

Sau chuyển đổi sang sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP

1. GO/ĐVDT 1000VND/ha 541.098 391.390 500.499 2. VA/ĐVDT 1000VND/ha 469.868 332.685 432.657 3. MI/ĐVDT 1000VND/ha 384.115 274.340 354.206 4. GO/IC Lần 7,596 6,670 7,380 5. VA/IC Lần 6,596 5,667 6,377 6. MI/IC Lần 5,393 4,673 5,221 7. GO/LĐ Lần 2,714 2,627 2,590 8. VA/LĐ Lần 2,357 2,233 2,239 9. MI/LĐ Lần 1,926 1,841 1,833

*) Nhận xét về hiệu quả kinh tế của nhóm hộ trước khi chuyển đổi sang phương thức sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP

Bảng 3.9cho ta thấy kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất chè của nhóm 40 hộ điều tra trước khi chuyển đổi sang sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP (năm 2010). Do mức độ đầu tư giữa các nhóm hộ là khác nhau nên dẫn đến giữa hai nhóm hộ chuyên và hộ kiêm của 40 hộ này trước chuyển đổi có sự khác biệt lớn về kết quả và hiệu quả kinh tế, điều đó được thể hiện như sau:

+ Về hiệu quả sử dụng đất, bình quân một sào chè kinh doanh của hộ chuyên tạo ra 450.929 nghìn đồng giá trị sản xuất, 325.159 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp trong một năm, trong khi đó một sào chè kinh doanh của hộ kiêm tương ứng chỉ tạo ra

314.884 nghìn đồng giá trị sản xuất và 192.668 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp.

+ Về hiệu quả sử dụng vốn, nhìn chung nhóm hộ chuyên có chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cao hơn nhóm hộ chuyên do mức độ đầu tư vốn của hai nhóm hộ này là khác nhau, nhóm hộ chuyên chú trọng đầu tư vào sản xuất chè hơn các hộ kiêm. Đối với nhóm hộ chuyên thì đầu tư 1000đ chi phí trung gian thu được 5,861 nghìn đồng giá trị sản xuất đồng thời tạo ra được 4,861 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp, còn ở nhóm hộ kiêm thì tỉ lệ này chỉ còn tạo ra được 4,930 nghìn đồng giá trị sản xuất và chỉ tạo ra được 3,017 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp.

+ Về hiệu quả lao động, Nhờ việc đầu tư tập trung cho sản xuất chè nên hiệu quả sử dụng lao động ở nhóm hộ chuyên lớn hơn so với nhóm hộ kiêm. Bình quân chung, thời điểm trước chuyển đổi, với mức đầu tư một nghìn đồng chi phí lao động tạo ra được 2,123 nghìn đồng giá trị sản xuất và 1,332 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp.

*) Nhận xét về hiệu quả kinh tế của nhóm hộ sau khi chuyển đổi sang phương thức sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP

Bảng trên còn phản ánh hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè của 40 hộ sau khi chuyển đổi sang sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP. Qua bảng số liệu cho thấy do mức độ đầu tư giữa hai loại hình hộ (hộ chuyên và hộ kiêm) khác nhau dẫn đến hiệu quả sản xuất chè của hai nhóm này cũng khác nhau:

+ Về hiệu quả sử đất (được thể hiện thông qua các chỉ tiêu: GO/ĐVDT, VA/ĐVDT, MI/ĐVDT): hiệu quả sử dụng đất của các hộ chuyên đều cao hơn các hộ kiêm, và bình quân giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp trên một ha chè

kinh doanh của nhóm hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP lần lượt là: 541.098

nghìn đồng/ha, 469.868 nghìn đồng/ha, 384.115 nghìn đồng/ha.

+ Về hiệu quả sử dụng vốn (được thể hiện thông qua các chỉ tiêu: GO/IC, VA/IC, MI/IC): hiệu quả sử dụng vốn của các hộ chuyên đều cao hơn các hộ kiêm. Với các hộ chuyên, nếu đầu tư một nghìn đồng chi phí trung gian cho sản xuất chè thì sẽ thu được 7,596 nghìn đồng giá trị sản xuất, 6,596 nghìn đồng giá trị gia tăng và 5,393 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp. Trong khi đó với các hộ kiêm thì các giá trị này đều thấp hơn và có giá trị tương ứng là: 6,670 nghìn đồng, 5,667 nghìn đồng, 4,673 nghìn đồng.

+ Về hiệu quả sử dụng lao động (được thể hiện thông qua các chỉ tiêu: GO/LĐ, VA/LĐ, MI/LĐ): nhìn chung hiệu quả sử dụng lao động của các hộ chuyên cũng cao hơn các hộ kiêm. Bình quân với mức đầu tư một nghìn đồng chi phí lao động thì nhóm hộ chuyên tạo ra 2,714 nghìn đồng giá trị sản xuất và 1,926 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp. Trong khi đó với các hộ kiêm, với mức đầu tư một nghìn đồng chi phí lao động thì đều tạo ra giá giá trị thấp hơn về giá trị sản xuất và thu nhập hỗn hợp (tương ứng là 2,627 nghìn đồng và 1,841 nghìn đồng)

3.3.2.2. Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của nhóm hộ sản xuất không theo tiêu chuẩn VietGAP

Bảng 3.10: Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của nhóm hộ sản xuất không theo tiêu chuẩn VietGAP

Chỉ tiêu ĐVT Loại hình SX Bình quân

Chuyên Kiêm 1. GO/ĐVDT 1000VND/ha 497.361 363.065 454.512 2. VA/ĐVDT 1000VND/ha 417.411 297.861 381.476 3. MI/ĐVDT 1000VND/ha 332.657 253.179 308.886 4. GO/IC Lần 6,221 5,516 6,026 5. VA/IC Lần 5,221 4,526 5,058 6. MI/IC Lần 4,161 3,847 4,095 7. GO/LĐ Lần 2,191 2,143 2,100 8. VA/LĐ Lần 1,839 1,758 1,763 9. MI/LĐ Lần 1,466 1,495 1,427

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Để thấy được hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè của các hộ nông dân sản xuất không theo tiêu chuẩn VietGAP, tác giả đã tiến hành tính toán các chỉ tiêu về kết quả (như phân tích ở các phần trên) và hiệu quả kinh tế của các hộ được điều tra như trong bảng 3.10. Có một thực tế cho thấy, dù các hộ dân có sản xuất theo phương thức nào thì các hộ chuyên cũng có các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế cao hơn các hộ kiêm. Bởi các hộ chuyên thường có quy mô sản xuất lớn hơn, có sự đầu tư cho cây chè lớn hơn các hộ kiêm.

+ Về hiệu quả sử dụng đất: một sào chè kinh doanh của các hộ chuyên tạo ra 497.361 nghìn đồng giá trị sản xuất, 332.657 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp. Còn các hộ kiêm thì có giá trị ít hơn tương ứng so với các hộ chuyên là 134.296 nghìn đồng/ha và 79.478 nghìn đồng/ha.

+ Về hiệu quả sử dụng vốn: nếu như các hộ chuyên chè bỏ ra một nghìn đồng chi phí trung gian cho sản xuất thì họ sẽ thu được 6,221 nghìn đồng giá trị sản xuất và 4,161 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp. Trong khi đó các hộ kiêm thì chỉ thu được 5,516 nghìn đồng giá trị sản xuất và 3,847 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp từ một nghìn đồng chi phí trung gian ban đầu. Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của các hộ kiêm thấp hơn các hộ chuyên.

+ Về hiệu quả lao động: nếu đầu tư một nghìn đồng cho chi phí lao động thì các hộ chuyên sẽ thu được giá trị sản xuất và giá trị gia tăng.

3.3.2.3. So sánh hiệu quả kinh tế giữa sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP và sản xuất chè không theo tiêu chuẩn VietGAP

*) So sánh hiệu quả kinh tế của nhóm hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP trước chuyển đổi và sau chuyển đổi

Qua bảng 3.11 dưới đây, có thể thấy: Các hộ sau khi chuyển đổi sang sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP đã đạt hiệu quả kinh tế cao hơn so với phương thức sản xuất chè trước chuyển đổi (đối với cả loại hình sản xuất là hộ chuyên và hộ kiêm). Cụ thể:

+ Hiệu quả sử dụng đất: Các hộ chuyên sau khi chuyển đổi có được thu nhập hỗn hợp cao hơn gấp 1,18 lần so với lúc trước khi chuyển đổi, còn các hộ kiêm có

thu nhập hỗn hợp sau chuyển đổi cao hơn gấp 1,42 lần so với lúc trước chuyển đổi. Bình quân thu nhập hỗn hợp trên ha của cả 40 hộ sau chuyển đỗi cũng cao hơn gấp 1,35 lần so với bình quân của họ trước chuyển đổi.

+ Hiệu quả sử dụng vốn: đối với hộ chuyên, một nghìn đồng chi phí trung gian bỏ ra lúc trước chuyển đổi thu được 4,227 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp, nhưng sau khi chuyển đổi các hộ này đã thu được 5,393 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp, tức là cao hơn gấp 1,28 lần (hay tăng 28%). Đối với hộ kiêm, một nghìn đồng chi phí trung gian bỏ ra lúc trước chuyển đổi thu được 3,017 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp, còn sau khi chuyển đổi các hộ này thu được 4,673 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp (tức là cao hơn 1,55 lần). Bình quân các hộ được điều tra thì có thu nhập hỗn hợp trên ha sau khi chuyển đổi cao hơn gấp 1,46 lần so với trước khi chuyển đổi sang sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

+ Hiệu quả lao động: Nhìn chung các hộ chuyên và các hộ kiêm sau khi chuyển đổi đều có hiệu quả sử dụng lao động cao hơn lúc trước khi chuyển đổi. Bình quân các hộ trước chuyển đổi đầu tư một nghìn đồng chi phí cho lao động thì thu được 1,332 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp, còn sau khi chuyển đổi đã thu được 1,833 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp, tức là cao hơn 1,38 lần (tăng 38%).

Như vậy, sau khi chuyển đổi phương thức sản xuất sang sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, các hộ nông dân được điều tra đã thu được hiệu quả kinh tế cao hơn so với lúc trước khi chuyển đổi. Đây là một tín hiệu đáng mừng với người làm chè. Tuy hiệu quả kinh tế chưa cao hơn quá nhiều so với trước kia, nhưng rõ ràng đã cải thiện phần nào thu nhập của hộ dân. Đồng thời sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP giúp cải thiện môi trường sống một cách rõ ràng và sản phẩm bán ra an toàn hơn cho người tiêu dùng rất nhiều.

Bảng 3.11: So sánh hiệu quả kinh tế của nhóm hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP trước chuyển đổi và sau chuyển đổi

Chỉ tiêu Đơn vị

Trước chuyển đổi sang sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP

(năm 2010)

Sau chuyển đổi sang sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP (năm 2014)

So sánh tương đối sau chuyển đổi/trước

chuyển đổi

Chuyên Kiêm BQ Chuyên Kiêm BQ Chuyên Kiêm BQ

1. GO/ĐVDT 1000VND/ha 450.929 314.884 417.078 541.098 391.390 450.929 1,20 1,24 1,20 2. VA/ĐVDT 1000VND/ha 373.979 250.985 343.820 469.868 332.685 373.979 1,26 1,33 1,26 3. MI/ĐVDT 1000VND/ha 325.159 192.668 261.816 384.115 274.340 325.159 1,18 1,42 1,35 4. GO/IC Lần 5,861 4,930 5,693 7,596 6,670 7,380 1,30 1,35 1,30 5. VA/IC Lần 4,861 3,930 4,693 6,596 5,667 6,377 1,36 1,44 1,36 6. MI/IC Lần 4,227 3,017 3,574 5,393 4,673 5,221 1,28 1,55 1,46 7. GO/LĐ Lần 2,104 1,929 2,123 2,714 2,627 2,590 1,29 1,36 1,22 8. VA/LĐ Lần 1,745 1,538 1,750 2,357 2,233 2,239 1,35 1,45 1,28 9. MI/LĐ Lần 1,517 1,181 1,332 1,926 1,841 1,833 1,27 1,56 1,38

*) So sánh hiệu quả kinh tế giữa hai nhóm hộ: sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và sản xuất không theo tiêu chuẩn VietGAP

+ Về hiệu quả sử dụng đất: Qua bảng 3.12 dưới đây cho thấy bình quân các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sử dụng đất (GO/ĐVDT, VA/ĐVDT, MI/ĐVDT) của cả nhóm sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP cao hơn nhóm sản xuất không theo tiêu chuẩn VietGAP là từ 1,10 đến 1,15 lần.

+Về hiệu quả sử dụng chi phí: Các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC, MI/IC cũng có sự chênh lệch đáng kể giữa hai nhóm hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và sản xuất không theo tiêu chuẩn VietGap (ở cả hai loại hình sản xuất: chuyên và kiêm). Bình quân các chỉ tiêu này của nhóm hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP cao hơn nhóm sản xuất không theo tiêu chuẩn VietGAP từ 1,22 đến 1,27 lần.

+Về hiệu quả lao động: Bình quân chung các chỉ tiêu về hiệu quả lao động của nhóm sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP cao hơn từ 1,23 đến 1,28 lần so với nhóm không sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Tóm lại: hai nhóm hộ :sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP và sản xuất không theo tiêu chuẩn VietGAP có sự chệnh lệch rõ nét về cả kết quả và hiệu quả kinh tế. Nhóm hộ sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP có mức độ đầu tư hợp lý hơn cho sản xuất so với nhóm còn lại, do không sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật, bón ít phân vô cơ hơn, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ và đặc biệt không sử dụng thuốc diệt cỏ. Cùng với đó,các hộ dân lại tận dụng được rơm rạ dư thừa để sản xuất chè theo quy trình mới nên chè phát triển đều hơn. Mặt khác, chè thành phẩm của nhóm hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP do được sản xuất với quy trình an toàn nghiêm ngặt nên đã thuyết phục được những khách hàng chú trọng tới nguồn gốc sản phẩm và bán được với giá cao hơn chè thông thường khác từ 10% tới 15%. Chính vì vậy các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế của nhóm hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đều cao hơn nhóm hộ sản xuất không theo tiêu chuẩn VietGAP.

Bảng 3.12: So sánh hiệu quả kinh tế giữa hai nhóm hộ: sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và sản xuất không theo tiêu chuẩn VietGAP

Chỉ tiêu Đơn vị Sản xuất không TTC VG (2014) Sản xuất TTC VG (2014) So sánh tương đối SX TTC VG/ SX KTTC VG

Chuyên Kiêm BQ Chuyên Kiêm BQ Chuyên Kiêm BQ

1. GO/ĐVDT 1000VND/ha 497.360 363.065 454.511 541.098 391.390 500.498 1,09 1,08 1,10 2. VA/ĐVDT 1000VND/ha 417.410 297.861 381.476 469.868 332.684 432.656 1,13 1,12 1,13 3. MI/ĐVDT 1000VND/ha 332.656 253.179 308.885 384.114 274.339 354.206 1,15 1,08 1,15 4. GO/IC Lần 6,221 5,516 6,026 7,596 6,670 7,380 1,22 1,21 1,22 5. VA/IC Lần 5,221 4,526 5,058 6,596 5,667 6,377 1,26 1,25 1,26 6. MI/IC Lần 4,161 3,847 4,095 5,393 4,673 5,221 1,30 1,21 1,27 7. GO/LĐ Lần 2,191 2,143 2,100 2,714 2,627 2,590 1,24 1,23 1,23 8. VA/LĐ Lần 1,839 1,758 1,763 2,357 2,233 2,239 1,28 1,27 1,27 9. MI/LĐ Lần 1,466 1,495 1,427 1,926 1,841 1,833 1,31 1,23 1,28

3.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè theo tiêu chuẩn VietGAP của các hộ nông dân được điều tra

*) Nhóm yếu tố về kỹ thuật trong sản xuất chè

Giống: Qua thực tế điều tra cho thấy giống chè có ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng chè của các hộ dân được điều tra. bảng số liệu bảng 3.2 cho thấy, diện tích các giống chè mới, chè cành đang dần chiếm ưu thế hơn so với chè trung du. Từ chỗ chè trung du chiếm diện tích độc tôn trên toàn bộ diện tích các vùng chè của Thái Nguyên, thì đến nay, các loại chè giống mới, chè cành lại đã chiếm tỷ lệ trên 50% cơ cấu diện tích trồng chè khắp các vùng chè đặc sản của thành phố Thái Nguyên.

Nếu như năm 2009, tỷ lệ giống chè trung du còn chiếm ưu thế trên tổng cơ cấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè theo tiêu chuẩn vietgap của các hộ nông dân tại thành phố thái nguyên​ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)