Kết quả sản xuất của các hộ nông dân được điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè theo tiêu chuẩn vietgap của các hộ nông dân tại thành phố thái nguyên​ (Trang 62 - 70)

5. Bố cục của luận văn

3.3.1. Kết quả sản xuất của các hộ nông dân được điều tra

*) Kết quả sản xuất chè của hộ

Kết quả sản xuất chè theo loại hình hộ được phản ánh qua bảng 3.5 ở dưới đây. Bảng số liệu cho thấy kết quả sản xuất chè của hộ chuyên và kiêm ở cả hai nhóm sản

xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và không theo tiêu chuẩn VietGAP có sự khác biệt rõ rệt. Các chỉ tiêu về kết quả sản xuất của nhóm hộ chuyên đều cao hơn so với hộ kiêm.

Bảng 3.5 : Kết quả sản xuất chè của hộ theo loại hình sản xuất

(tính bình quân/hộ/ha) (ĐVT: 1000VND) Chỉ tiêu Loại hình SX Bình quân So sánh chuyên/kiêm

Chuyên Kiêm Tuyệt

đối

Tương đối

(lần)

Hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP

1. Giá trị sản xuất (GO) 541.098 391.390 500.499 149.708 1,38 2. Tổng chi phí sản xuất (TC) 157.178 63.538 117.995 93.640 2,47 3. Chi phí trung gian (IC)

71.230 58.706 67.842 12.524 1,21 4. Giá trị gia tăng (VA)

469.868 332.685 432.657 137.184 1,41 5. Thu nhập hỗn hợp (MI) 384.115 274.340 354.206 109.775 1,40

Hộ sản xuất không theo tiêu chuẩn VietGAP

1. Giá trị sản xuất (GO) 497.361 363.065 454.512 134.296 1,37 2. Tổng chi phí sản xuất (TC) 162.010 110.164 145.098 51.847 1,47 3. Chi phí trung gian (IC)

79.950 65.815 75.423 14.135 1,21 4. Giá trị gia tăng (VA)

417.411 297.861 381.476 119.550 1,40 5. Thu nhập hỗn hợp (MI) 332.657 253.179 308.886 79.478 1,31

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2014)

Với nhóm hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, giá trị sản xuất (GO) trên 1ha chè kinh doanh của hộ chuyên là 541.098 nghìn đồng, trong khi giá trị sản xuất của hộ kiêm là 391.390 nghìn đồng, tức là cao hơn 149.708 nghìn đồng/ha. Nếu so sánh tương đối, thì giá trị sản xuất của hộ chuyên gấp 1,38 lần so với hộ kiêm. Xem xét về thu nhập hỗn hợp của nhóm hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, thu nhập hỗn hợp của các hộ chuyên cũng cao hơn của hộ kiêm, cụ thể là cao hơn 109.775 nghìn

Với nhóm hộ sản xuất không theo tiêu chuẩn VietGAP, giá trị sản xuất, thu nhập hỗn hợp trên một sào chè kinh doanh của hộ chuyên cũng cao hơn hộ kiêm (Giá trị sản xuất cao hơn gấp 1,37 lần. Còn thu nhập hỗn hợp bình quân của hộ chuyên cao hơn cấp 1,31 lần so với các hộ kiêm)

* So sánh kết quả sản xuất giữa hai nhóm hộ: SX theo tiêu chuẩn VietGAP và SX không theo tiêu chuẩn VietGAP.

Bảng 3.6a: So sánh kết quả sản xuất giữa hai nhóm hộ: SX theo tiêu chuẩn VietGap và SX không theo tiêu chuẩn VietGap

Chỉ tiêu So sánh tuyệt đối nhóm A/ nhóm B (1000 VND) So sánh tương đối nhóm A/ nhóm B (lần)

Chuyên Kiêm BQ Chuyên Kiêm BQ

1. Giá trị sản xuất (GO) 1.575 1.020 1.656 1,09 1,08 1,10 2. Tổng chi phí sản xuất (TC) -174 -1679 -976 0,97 0,58 0,81 3. Chi phí trung gian (IC) -314 -256 -273 0,89 0,89 0,90 4. Giá trị gia tăng (VA) 1.889 1.254 1.843 1,13 1,12 1,13 5. Thu nhập hỗn hợp (MI) 1.853 762 1.632 1,15 1,08 1,15

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2014)

Bảng 3.6 cho thấy kết quả so sánh giữa hai nhóm hộ: SX theo tiêu chuẩn VietGAP và SX không theo tiêu chuẩn VietGAP Nhìn vào bảng trên ta thấy: bình quân giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp của nhóm hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đều cao hơn so với nhóm hộ sản xuất không theo tiêu chuẩn VietGAP . Trong đó, khi so sánh tương đối với từng loại hình sản xuất thì tỉ lệ của nhóm hộ chuyên đều cao hơn nhóm hộ kiêm. Xét tới chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp trên sào, các hộ chuyên thuộc nhóm sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP có thu nhập hỗn hợp cao hơn các hộ chuyên thuộc nhóm sản xuất không theo tiêu chuẩn VietGAP(cao hơn 1.853 nghìn đồng, tương ứng gấp 1,15 lần). Trong khi đó, sự chênh lệch này giữa các hộ kiêm là 762 nghìn đồng/ sào, tương ứng chỉ gấp 1,08 lần).

Qua bảng 3.6 còn cho thấy, tổng chi phí và chi phí trung gian trên sào, của nhóm hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP lại thấp hơn so với nhóm hộ sản xuất không theo tiêu chuẩn VietGAP. Bình quân tổng chi phí trên sào của nhóm hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP thấp hơn của nhóm hộ sản xuất không theo tiêu chuẩn VietGAPlà 796 nghìn đồng/sào, tương ứng bằng 0,81 lần. Bình quân chi phí trung

gian trên sào của nhóm hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP cũng thấp hơn so với nhóm hộ sản xuất không theo tiêu chuẩn VietGAP là 273 nghìn đồng/sào, tương ứng bằng 0,9 lần.

Như vậy, do bình quân giá trị sản xuất trên sào chè kinh doanh của nhóm hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP cao hơn của nhóm hộ sản xuất không theo tiêu chuẩn VietGAP, và bình quân tổng chi phí, chi phí trung gian của nhóm hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP lại thấp hơn của nhóm hộ còn lại, nên giá trị gia tăng và thu nhập hỗn hợp của nhóm hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP cao hơn nhóm hộ sản xuất không theo tiêu chuẩn VietGAP.

* So sánh kết quả sản xuất giữa lúc trước chuyển đổi và sau chuyển đổi của nhóm hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap

Như đã giới thiệu trong chương 2 về phương pháp nghiên cứu, trong quá trình điều tra thu thập số liệu, đối với nhóm 40 hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, ngoài việc lấy số liệu về kết quả sản xuất của các hộ năm 2014 (sau khi chuyển đổi), tác giả còn thu thập thêm số liệu của chính các hộ này lúc trước khi chuyển đổi. Kết quả trong bảng 3.6b dưới đây cho biết kết quả sản xuất của nhóm hộ này lúc trước khi chuyển đổi sang sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap và so sánh các chỉ tiêu với thời điểm sau khi chuyển đổi:

Bảng 3.6b: So sánh kết quả sản xuất của nhóm hộ SX theo tiêu chuẩn VietGap (lúc trước chuyển đổi với sau chuyển đổi)

Chỉ tiêu ĐVT Loại hình SX quân Bình

So sánh bình quân (Sau CĐ/ trướcCĐ) (lần) Chuyên Kiêm Trước chuyển đổi sang SX theo tiêu chuẩn VietGap

1. Giá trị sản xuất (GO) 1000VND 450.929 314.884

417.078 1,20

2. Chi phí trung gian (IC) 1000VND 76.923 63.871

73.257 0,93

3. Giá trị gia tăng (VA) 1000VND 373.979 250.985

343.820 1,26

4. Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000VND 325.159 192.668

261.816 1,35

Sau chuyển đổi sang SX theo tiêu chuẩn VietGap

1. Giá trị sản xuất (GO) 1000VND 541.098 391.390

500.499

2. Chi phí trung gian (IC) 1000VND 71.230

58.706

67.842

3. Giá trị gia tăng (VA) 1000VND 469.868 332.685 432.657 4. Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000VND 384.115 274.340 354.206

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2014)

Nhìn chung, bảng 3.6b cho thấy giá trị sản xuất, giá trị gia tăng và thu nhập hỗn hợp của nhóm hộ này sau khi chuyển đổi thì cao hơn lúc trước khi chuyển đổi, cụ thể cao hơn với các tỉ lệ tương ứng là: 1,2 lần , 1,26 lần và 1,35 lần. Còn chi phí trung gian lúc sau khi chuyển đổi lại thấp hơn một chút so với lúc trước khi chuyển đổi, tương ứng bằng 0,93 lần lúc trước khi chuyển đổi.

*) Chi phí sản xuất

Đầu tư phân bón và các chi phí vật tư khác là một khâu rất quan trọng, nó có tác động trực tiếp tới năng suất chè và chất lượng chè của các hộ nông dân. Bón phân là một trong những biện pháp chủ yếu làm tăng chất dinh dưỡng cho đất tốt hơn, nếu đầu tư một lượng phân bón hợp lý trong mỗi giai đoạn phát triển của cây chè, ngoài tác dụng bảo vệ đất nó còn làm cho năng suất chè tăng cao. Bảng 3.7 dưới đây sẽ cho ta thấy chi phí sản xuất chè bình quân trên sào của các hộ được điều tra:

Bảng 3.7: Chi phí sản xuất chè của hộ phân theo loại hình sản xuất

(tính bình quân/hộ/ha) (ĐVT: 1000VND) Chỉ tiêu Loại hình SX Bình quân So sánh chuyên/kiêm Chuyên Kiêm Tuyệt đối Tương đối (lần) Hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP

I. Chi phí trung gian 74.701 57.401 70.008 17.300 1,30 1. Chi phí phân hóa học 29.186 27.104 28.603 2.082 1,08 2. Chi phí phân hữu cơ 19.300 12.580 17.467 6.720 1,53 3. Chi phí thuốc trừ sâu 8.081 6.665 7.526 1.416 1,21

4. Chi phí thuốc diệt cỏ 0 0 0 0

5. Chi phí thuốc kích thích 0 0 0 0

6. Chi phí mua sắm, sửa chữa dụng cụ nhỏ 1.416 861 1.277 555 1,65 7. Chi phí năng lượng, nhiên liệu 13.385 8.609 12.108 4.776 1,55

8. Chi phí khác 3.332 1.583 3.027 1.750 2,11

II. Chi phí lao động thuê ngoài 77.201 53.485 70.758 23.716 1,44

III. Chi phí khấu hao 8.748 4.832 7.692 3.916 1,81

Lao động gia đình (công) 1.527 1.194 1.361 333 1,28

Hộ sản xuất không theo tiêu chuẩn VietGap

I. Chi phí trung gian 79.950 65.815 75.423 14.135 1,21 1. Chi phí phân hóa học 36.073 27.881 33.491 8.192 1,29

2. Chi phí phân hữu cơ 12.052 10.081 11.413 1.972 1,20

3. Chi phí thuốc trừ sâu 12.024 10.469 11.497 1.555 1,15

4. Chi phí thuốc diệt cỏ 1.277 805 1.139 472 1,59

5. Chi phí thuốc kích thích 167 56 111 111 3,00

6. Chi phí mua sắm, sửa chữa dụng cụ nhỏ 1.500 1.305 1.416 194 1,15 7. Chi phí năng lượng, nhiên liệu

8. Chi phí khác 2.694 1.777 2.416 916 1,52

II. Chi phí lao động thuê ngoài 74.257 39.433 63.149 34.824 1,88

III. Chi phí khấu hao 10.497 5.554 8.914 4.943 1,89

Lao động gia đình (công) 1.389 1.083 1.277 305 1,28

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2014)

Qua bảng 3.7 cho thấy mức chi phí giữa hai loại hình hộ (hộ chuyên và hộ kiêm) có sự chênh lệch khá lớn, các hộ chuyên chè có mức chi phí cao hơn hẳn so với các hộ kiêm, đặc biệt là về phân bón và thuốc trừ sâu, năng lượng, nhiên liệu, lao động thuê ngoài, khấu hao. Với nhóm hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, chi phí về phân bón vô cơ của các hộ chuyên cho một sào chè kinh doanh cao hơn các hộ kiêm là 2.082 nghìn đồng/ha/năm, tương ứng gấp 1,08 lần. Còn về chi phí cho phân bón hữu cơ thì con số chênh lệch này là 6.720 nghìn đồng/ha/năm, tương ứng gấp 1,53 lần. Chi phí thuốc trừ sâu của các hộ chuyên cũng cao hơn các hộ kiêm là 1.416 nghìn đồng/ha. Với nhóm hộ sản xuất không theo tiêu chuẩn VietGAP, chúng ta cũng thấy sự chênh lệch giữa các hộ chuyên và các hộ kiêm, hầu như ở tất cả các chỉ tiêu thì nhóm hộ chuyên đều có mức đầu tư chi phí cho một sào chè kinh doanh cao hơn các hộ kiêm. Các hộ chuyên coi cây chè là cây trồng chính đem lại thu nhập cho hộ gia đình mình nên họ quan tâm chú ý tới việc đầu tư về phân bón, thuốc trừ sâu, khâu chế biến nhiều hơn hẳn các hộ kiêm. Khảo sát thực tế cho thấy, loại phân bón được sử dụng nhiều nhất là phân đạm, vì loại phân này kích thích cho búp chè sinh trưởng mạnh, thường thì sau mỗi lứa chè hầu hết các nhóm hộ đều tiến hành bón đạm cho chè. Ngoài ba loại phân chính là đạm, lân, kali, các hộ còn sử dụng thêm một số loại phân bón như NPK, phân hữu cơ…Phun thuốc trừ sâu là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong sản xuất chè. Trên thực tế, các hộ sản xuất chè không theo tiêu chuẩn VietGAP đều quá lạm dụng thuốc trừ sâu. Do mục tiêu về lợi nhuận nên các hộ sản xuất chè không theo tiêu chuẩn VietGAP sử dụng thuốc trừ sâu không đúng quy định cả về số lượng lẫn thời gian cho phép, cao hơn mức khuyến cáo. Với nhóm hộ này thì lượng bón phân vô cơ của các hộ chuyên gấp 1,29 lần hộ kiêm, thuốc trừ sâu gấp 1,15 lần hộ kiêm, và thuốc diệt cỏ gấp 1,59 lần các hộ kiêm.

Hộ chuyên với nguồn lực lớn, diện tích đất chè lớn nên đầu tư vào cây chè nhiều, do vậy chi phí trung gian của hộ chuyên cao hơn hộ kiêm. Chi phí lao động

xuất không theo tiêu chuẩn VietGAP đều cao hơn hộ kiêm (hơn 1,5 lần), đó là do diện tích chè của hộ chuyên khá lớn, đến vụ thu hái cần sử dụng nhiều lao động, lao động gia đình không thể đáp ứng đủ nên các hộ phải thuê lao động bên ngoài. Đây cũng là một khó khăn với các hộ chuyên chè khi phải tìm kiếm lao động vào mỗi vụ thu hái. Tài sản máy móc của hộ kiêm cũng ít hơn hộ chuyên nên chi phí khấu hao của nhóm hộ này cũng thấp hơn.

Như vậy, tuy có điều kiện cơ bản trong sản xuất khá giống nhau, nhưng do điều kiện kinh tế và tính chất của loại hình hộ khác nhau giữa các nhóm hộ, đã tác động rất lớn đến tâm lý và khả năng đầu tư cho cây chè. Chính vì chi phí đầu tư cho sản xuất chè khác nhau đã dẫn đến kết quả sản xuất chênh lệch lớn về năng suất và giá trị sản xuất của từng nhóm hộ.

So sánh về một số loại chi phí trong sản xuất chè giữa hai nhóm hộ: SX theo tiêu chuẩn VietGAP và SX không theo tiêu chuẩn VietGAP

Bảng 3.8: So sánh về một số loại chi phí trong sản xuất chè giữa hai nhóm hộ: sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và sản xuất

không theo tiêu chuẩn VietGAP

Chỉ tiêu Đơn vị So sánh tuyệt đối nhóm hộ A với nhóm hộ B So sánh tương đối nhóm hộ A / nhóm hộ B (lần) Chuyê

n Kiêm quân Bình Chuyê n

Kiê m

Bình quân

1. Chi phí phân hóa học 1000VN D

-6.887 -778 -4.888

0,81 0,97 0,85

2. Chi phí phân hữu cơ 1000VN D

7.248 2.499 6.054

1,60 1,25 1,53

3. Chi phí thuốc trừ sâu 1000VN D

-3.943 -

3.804

-3.971

0,67 0,64 0,65

4. Chi phí thuốc diệt cỏ 1000VN D -1.277 -805 -1.139 - - - 5. Chi phí thuốc kích thích 1000VN D -167 -56 -125 - - -

6. Lao động gia đình Công 139 111 83 1,10 1,10 1,07

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2014)

Qua bảng 3.8 ta có thể thấy sự khác biệt cơ bản giữa hai nhóm hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và sản xuất không theo tiêu chuẩn VietGAP. Ta thấy chi

phí phân bón hóa học và chi phí thuốc trừ sâu, chi phí thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích của nhóm hộ sản xuất không theo tiêu chuẩn VietGAP đều cao hơn nhóm hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP dù đó là hộ chuyên hay hộ kiêm. Tính bình quân thì chi phí phân bón hóa học của nhóm sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP chỉ bằng 0.85 lần so với hộ sản xuất không theo tiêu chuẩn VietGAP (tức là thấp hơn 4.888 nghìn đồng/ha/năm). Bình quân chi phí về thuốc trừ sâu sử dụng trên một sào chè của nhóm hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP bằng 0,65 lần so với nhóm hộ không theo tiêu chuẩn VietGAP. Đặc biệt, nhóm hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP không sử dụng thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích trong sản xuất chè, trong khi đó với nhóm hộ sản xuất không theo tiêu chuẩn VietGAP thì vẫn sử dụng tùy tiện hai loại thuốc này. Chi phí thuốc diệt cỏ bình quân trên một sào của nhóm sản xuất không theo tiêu chuẩn VietGAP là 1.139 nghìn đồng, còn chi phí thuốc kích thích là 125 nghìn đồng. Trên thực tế, thuốc diệt cỏ đã được các cơ quan chức năng khuyến cáo không sử dụng trong sản xuất chè nhưng một số hộ thuộc nhóm sản xuất không theo tiêu chuẩn VietGAP vẫn kín đáo sử dụng để không tốn công làm cỏ cho bãi chè. Còn thuốc trừ sâu thì nhóm hộ này cũng sử dụng một cách tùy tiện, phun một lần không hết sâu thì phun lần hai, lần thứ hai chưa đạt thì trộn kết hợp thuốc của hai lần vào phun tiếp. Nếu vẫn chưa thấy sâu chết thì mua loại cực độc về phun diệt tất cả các loại sâu trong một lần phun. Chính vậy rất gây hại tới sức khỏe của người sản xuất, người tiêu dùng, gây ô nhiễm môi trường.

Trái lại với các hộ sản xuất không theo tiêu chuẩn VietGAP, các hộ tham gia sản xuất chè an toàn theo hướng VietGap phải đảm bảo nghiêm ngặt quy định, quy trình sản xuất chè, trong đó đặc biệt phải đảm bảo liều lượng và thời gian sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Các hộ đã chuyển từ thuốc bảo vệ thực vật hóa học trước đây sang thuốc bảo vệ thực vật thảo mộc, có trong danh mục được cho phép, điều này

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè theo tiêu chuẩn vietgap của các hộ nông dân tại thành phố thái nguyên​ (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)