5. Bố cục của luận văn
4.1. Căn cứ đề xuất giải pháp
4.1.1. Bối cảnh và xu hướng phát triển nông sản an toàn
Vấn đề an toàn thực phẩm là vấn đề đầu tiên và cốt lõi đối với người tiêu dùng. Trong những năm gần đây, các loại phẩm màu, phụ gia thực phẩm không được phép, dư lượng kháng sinh vượt quá mức an toàn, kim loại nặng và các loại hóa chất độc hại khác được tìm thấy nhiều trong các sản phẩm thực phẩm, đồ uống tại Việt Nam. Do đó, vấn đề an toàn thực phẩm trở thành vấn đề trọng tâm không chỉ với người tiêu dùng mà cả người sản xuất, nhà bán lẻ và chính phủ. Việc này cũng dẫn tới những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng. Các vụ việc liên quan đến an toàn thực phẩm, cùng với việc nâng cao hiểu biết và thu nhập của người dân đang ngày càng tăng lên đã làm thay đổi các thói quen của người tiêu dùng Việt Nam.. Họ giảm dần mua tại các chợ truyền thống, đặc biệt là tầng lớp trung lưu ở các khu vực thành thị. Bên cạnh đó, do tăng mối quan tâm về an toàn thực phẩm nên người tiêu dùng có xu hướng ưa thích đối với thực phẩm nhập khẩu, đặc biệt là thực phẩm dành cho trẻ em, thực phẩm tốt cho sức khỏe. Các sản phẩm nhập khẩu được ưa chuộng vì có giấy chứng nhận của các tổ chức nước ngoài, do đó người tiêu dùng tin cậy hơn so với một số mặt hàng trôi nổi trong nước.
Những năm gần đây, Chính phủ đã có sự can thiệp với nhiều biện pháp, chính sách để đảm bảo người dân được sử dụng những sản phẩm an toàn cho sức khỏe. Ngày 28 tháng 01 năm 2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của Việt Nam viết tắt là VietGAP. Như chúng ta biết ở trên, VietGAP là những nguyên tắc, trình tự thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất.
Năm 2009, Định hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam đã được thông qua, xác định năm lĩnh vực ưu tiên phát triển bền vững, bao gồm sản xuất và
tiêu dùng bền vững hướng tới giảm tác động đối với môi trường. Theo đó, Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 cũng được phát triển, dần thực hiện việc dán nhãn sinh thái, phát triển thị trường sản phẩm sinh thái và thực hiện các sáng kiến cộng đồng nhằm sản xuất và tiêu dùng bền vững.
Tiếp theo đó, tháng 9 năm 2012, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 với tầm nhìn 2050 đã được thông qua. Chiến lược này nhằm mục đích thúc đẩy tăng trưởng xanh nhằm đạt tới nền kinh tế có hàm lượng carbon thấp và làm giàu nguồn vốn quốc gia, khiến xu hướng này trở thành xu hướng chủ đạo của quá trình phát triển kinh tế bền vững. Chiến lược tập trung vào thúc đẩy nhãn sinh thái và các chương trình chứng nhận khác. Kế hoạch tập trung bốn lĩnh vực: xây dựng thể chế và chương trình tăng trưởng xanh cấp địa phương, giảm hiệu ứng nhà kính và thúc đẩy năng lượng tái tạo và năng lượng sạch, sản xuất xanh, lối sống xanh và tiêu dùng bền vững.
Như vậy, có thể thấy, xu hướng tiêu dùng an toàn đang dần được hình thành rõ nét hơn tại Việt Nam. Các đơn vị sản xuất, cung ứng sản phẩm cũng cần phải ý thức rõ về trách nhiệm của mình đối với xã hội. Người tiêu dùng thì ngày càng nhận thức tốt hơn về sản phẩm sạch và ý nghĩa của việc tiêu dùng sản phẩm sạch. Do đó, sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP để đảm bảo an toàn, chất lượng cũng là điều tất yếu diễn ra trong xu thế hiện nay.
4.1.2. Quy hoạch vùng chè an toàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020
4.1.2.1. Quan điểm của tỉnh về phát triển chè an toàn
- Phát triển nông nghiệp tổng hợp, hiệu quả và bền vững với phương thức đa canh, liên kết chặt chẽ với chế biến và thị trường. Từng bước xây dựng các vùng sản xuất chè an toàn nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, trọng tâm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
- Phát triển sản xuất chè an toàn, chất lượng thông qua việc áp dụng các biện pháp thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất cây trồng và lao động, đồng thời bảo vệ và phát triển bền vũng môi trường sinh thái.
- Xây dựng các vùng sản xuất chè an toàn tập trung, áp dụng các biện pháp thâm canh, thực hiện theo quy trình VietGAP.
- Bố trí quy mô mô hình sản xuất chè an toàn đảm bảo cơ cấu chủng loại theo nhu cầu thị trường.
- Đến năm 2020 đạt 100% diện tích chè tại các vùng sản xuất an toàn tập trung áp dụng quy trình VietGAP và hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hại HACCP.
- Đến năm 2020: 50% cơ sở chế biến bảo quản chè áp dụng quản lý chất lượng (HACCP, ISO).
4.1.2.3. Quy hoạch phát triển chè an toàn của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 *) Quy hoạch chè tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020
Dựa vào kết quả phân hạng thích hợp của đất đai đối với cây chè với sự tham gia của các yếu tố: Điều kiện về đất (loại đất, độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới, các chỉ tiêu về dinh dưỡng (N, P, K), độ chua, mùn; Điều kiện về khí hậu: nhiệt độ trung bình năm; tổng lượng mưa năm; bốc hơi tiềm năng; số giờ chiếu sáng, tổng tích ôn...; Điều kiện về tưới tiêu; Điều kiện về giao thông. Kết quả đánh giá cho thấy diện tích trồng chè tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 (đã được UBND tỉnh phê duyệt) là 18.500 ha đều thích hợp trồng chè.
*) Quy hoạch các vùng chè an toàn tỉnh Thái Nguyên
Qua phân tích mẫu đất và mẫu nước tưới trên diện tích dự kiến quy hoạch chè của tỉnh là 18.500 ha của 6 huyện, 2 thành phố và 1 thị xã đã cho kết quả có 31 mẫu đất có hàm lượng kim loại nặng vượt tiêu chuẩn cho phép; kết hợp với các điều kiện về khoảng cách vùng quy hoạch so với khu công nghiệp, bệnh viện, bãi rác, kho xăng dầu... Dự án đã loại trừ trên bản đồ 431,08 ha diện tích chưa đủ điều kiện an toàn, diện tích này đều nằm ở phần hiện trạng đang canh tác, đề nghị những diện tích này chuyển đổi sang cây trồng khác. Như vậy diện tích được quy hoạch chè an toàn là 18.068,92 ha chiếm 97,67% diện tích dự kiến quy hoạch của tỉnh:
STT Địa phương Tổng diện tích quy hoạch (ha)
Diện tích chè an toàn (ha) Sản lượng chè an toàn (tấn) 1 TP. Thái Nguyên 1.300 1.300 20.150 2 TP. Sông Công 650 650 9.100 3 H. Định Hóa 2.670 2.649 36.820 4 H. Võ Nhai 650 650 5.720 5 H. Phú Lương 3.780 3.631 50.834 6 H. Đồng Hỷ 2.700 2.528 35.840 7 H. Đại Từ 5.300 5.212 74.200 8 H. Phú Bình 100 100 1.300 9 TX. Phổ Yên 1.350 1.350 18.900 Toàn tỉnh 18.500 100 252.864
(Nguồn: Báo cáo quy hoạch vùng chè an toàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020- sở NN&PTNT TN)
*) Quy hoạch vùng chè an toàn của thành phố Thái Nguyên
Đến năm 2020, dự kiến diện tích chè quy hoạch của TP. Thái Nguyên là 1.300 ha, theo kết quả đánh giá mức độ an toàn của đất và nước tưới của diện tích này, không có mẫu đất và nước nào vượt giới hạn cho phép theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Dự kiến đến năm 2015 diện tích chè đạt VietGAP đạt 100% tại các vùng sản xuất chè tập trung, chủ yếu tại các xã: Phúc Xuân, Phúc Trìu, Tân Cương, Thịnh Đức. Cụ thể đến từng xã như sau:
Bảng 4.2: Dự kiến diện tích, sản lượng chè an toàn TP. Thái Nguyên đến năm 2020 STT Địa phương (Xã, Phường, Thị trấn) Năm 2020 Tổng diện tích quy hoạch (ha) Diện tích chè an toàn (ha) Sản lượng chè an toàn (tấn) 1 Phúc Hà 34,4 34,4 533 2 Thịnh Đức 200 200 3.100 3 Phúc Xuân 320 320 4.960 4 Quyết Thắng 93 93 1.442 5 Phúc Trìu 287 287 4.449 6 Tân Cương 350 350 5.425 7 Tích Lương 6 6 93 8 Lương Sơn 3 3 47 9 Thịnh Đán 6,6 6,6 102 Tổng 1.300 1.300 20.150
4.1.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng
Qua kết quả nghiên cứu hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP của các hộ nông dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, chúng ta thấy việc sản xuất chè theo tiêu chuẩn này đã đem lại hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường cho cả người sản xuất và người tiêu dùng.
4.2. Giải pháp và gợi ý chính sách nhằm phát huy hiệu quả kinh tế của phương thức sản xuất, tiêu thụ chè theo tiêu chuẩn VietGAP tại Thành phố Thái Nguyên thức sản xuất, tiêu thụ chè theo tiêu chuẩn VietGAP tại Thành phố Thái Nguyên
4.2.1. Giải pháp đối với hộ nông dân
4.2.1.1. Nâng cao nhận thức của các hộ dân về vấn đề sản xuất chè an toàn nói chung và sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP nói riêng
Quy trình VietGAP là quy trình sản xuất nông nghiệp tốt, bao gồm những nguyên tắc, trình tự, nội dung, thủ tục, hướng dẫn các tổ chức và cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP là việc tổ chức sản xuất chè theo quy trình và đảm bảo các tiêu chuẩn của VietGAP của các tổ chức, cá nhân là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại.
Để thúc đẩy sự kết nối giữa sản xuất với thị trường trên cơ sở truy nguyên nguồn gốc sản phẩm, xây dựng thương hiệu, thúc đẩy xúc tiến thương mại hàng hóa nội địa và xuất khẩu thì việc cần phải giải quyết cấp bách ở đây là hướng người sản xuất chè vào sản xuất theo hướng an toàn, chất lượng cao. Chính vì vậy, sản xuất chè an toàn theo quy trình VietGAP là một hướng đi đúng đắn và cần được khuyến khích phát triển trong các hộ sản xuất chè tại Thái Nguyên.
Các hộ nông dân cần nhận thức và hiểu đúng tính chất của việc chứng nhận sản xuất chè an toàn vì khác với trước đây chứng nhận chất lượng sản phẩm trước khi vào lưu thông, thì nay theo quy chế mới chuyển sang "chứng nhận việc thực hiện quy trình sản xuất chè an toàntheo VietGAP". Như vậy là chứng nhận cả một quá trình sản xuất, chứng nhận từ gốc sẽ đảm bảo chính xác khách quan hơn.
Lợi ích của việc chứng nhận sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP là: Xác nhận mang tính pháp lý chất lượng sản phẩm từ đó tạo niềm tin cho cả người sản
xuất, người kinh doanh, người tiêu dùng và nhà quản lý, tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm, là căn cứ cho việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện để nông sản của nước ta vào được thị trường khu vực và thế giới. Bên cạnh đó sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP còn đem lại cho các hộ dân một môi trường sống trong lành,bền vững, thay vì liên tục phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với thuốc bảo vệ thực vật độc hại như quy trình sản xuất cũ. Chính vì vậy các hộ nông dân cần chủ động nâng cao nhận thức của mình về quy trình sản xuất chè an toàn này, không nên trông chờ, ỷ lại sự hộ trợ của Nhà nước mới chịu tham gia hoặc gia hạn chứng nhận VietGAP. Bởi sự chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, sẽ giúp các hộ nông dân kịp thời nắm bắt được thị trường, đưa sản phẩm vươn xa tới các tỉnh thành trên cả nước và xâm nhập vào thị trường quốc tế.
4.2.1.2. Thâm canh sản xuất hợp lý, sử dụng tối ưu các đầu vào sản xuất chè
Ứng dụng các biện pháp thâm canh hợp lý nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè, như cải tiến công tác giống đến cải tiến kỹ thuật canh tác.
Các hộ nông dân cần thực hiện đúng quy trình kỹ thuật sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm chè, áp dụng tối ưu các đầu vào của sản xuất chè để giảm thiểu chi phí sản xuất.
4.2.1.3. Tham gia các hình thức liên kết phù hợp trong các khâu của quá trình sản xuất chè
Để sản xuất theo quy trình VietGAP có hiệu quả hơn, các hộ nông dân cần tham gia vào các hợp tác xã để hợp tác với nhau trong sản xuất. Việc hợp tác này sẽ khắc phục tình trạng các hộ nông dân phải đơn lẻ đối mặt với thị trường, giảm thiểu được những tác động xấu từ sự biến động của giá các yếu tố đầu vào. Dần hình thành được thương hiệu chè của địa phương, chấm dứt được sự chèn ép giá cả của thương lái.
Bên cạnh đó, khi tham gia vào các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất chè VietGAP, các hộ dân có thể trao đổi kinh nghiệm sản xuất với nhau, các hộ tham gia trước hướng dẫn các hộ tham gia sau để mọi người cùng hiểu rõ về quy trình sản xuất VietGAP, từ khâu làm đất, chọn giống cây, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thu hái, chế biến… Hợp tác xã có thể đứng ra thu mua sản phẩm của các hộ dân và tìm đầu
mối tiêu thụ, ký hợp đồng mua bán với doanh nghiệp dễ dàng hơn so với từng hộ cá thể.
4.2.1.4. Chủ động trong hoạt động tiếp thị sản phẩm chè, xây dựng thương hiệu
Người nông dân nên tham gia sâu vào chuỗi giá trị sản phẩm chè, không nên bán sản phẩm thô, sản phẩm sơ chế. Chú trọng chế biến thành phẩm chất lượng cao, tham gia sâu vào các công đoạn nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường để có thị trường tiêu thụ ổn định, xuất khẩu trực tiếp không phải qua trung gian tiêu thụ. Đăng ký nhãn hiệu và xây dựng thương hiệu chè VietGAP Thái Nguyên.
4.2.2. Giải pháp về kỹ thuật
4.2.2.1. Xây dựng vùng nguyên liệu cho sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP
- Tập trung đầu tư, thâm canh sản xuất chè theo quy trình VietGAP, IPM. - Tập trung đầu tư trồng mới và trồng thay thế giống chè cũ, năng suất thấp - Chú trọng bộ giống mới cho công tác trồng mới và trồng thay thế, chứng nhận chất lượng giống cây chè trước khi trồng mới, đảm đạt tiêu chuẩn trước khi xuất vườn. Phấn đấu đến năm 2020 diện tích chè giống mới đạt 70%, còn lại 30% giống chè Trung du.
4.2.2.2. Phát triển công nghiệp chế biến
Căn cứ vào dự báo khả năng đáp ứng nguyên liệu và sự hình thành các vùng nguyên liệu đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 để lựa chọn nhà máy tương ứng với vùng nguyên liệu. Việc đầu tư nâng cấp các nhà máy chế biến cần điều chỉnh theo dự báo thị trường.
Phấn đấu đến năm 2020: 50% các doanh nghiệp phải áp dụng có hiệu quả các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế ISO - HACCP. Điều kiện chế biến chè an toàn phải thực hiện theo quy chuẩn Việt Nam 1/7/2009/BNNPTNT, cơ sở chế biến chè đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đối với chế biến chè quy mô hộ gia đình khuyến khích các hộ áp dụng quy trình sản xuất chế biến chè an toàn bằng đầu tư công nghệ sinh học và sử dụng tôn