ĐVT: %
Các yếu tố và đối tƣợng đánh giá Mức đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4
Mức độ đáp ứng về kiến thức, kĩ năng nghề của
HV theo yêu cầu của doanh nghiệp Lãnh đạo TTDN 0 79.0 21.0 0 Cán bộ quản lý 8.8 45.2 45.2 0.8 Giáo viên 7.6 58.7 32.6 1.1 Cán bộ doanh nghiệp 7.7 37.2 47.4 7.7 Mức độ đáp ứng về tính
kỉ luật và tác phong của HV theo yêu cầu của
doanh nghiệp Lãnh đạo TTDN 0 70.0 30.3 0 Cán bộ quản lý 5.4 42.9 37.5 14.2 Giáo viên 6..5 30.4 53.3 9.8 Cán bộ doanh nghiệp 5.7 30.0 51.4 12.9 Khả năng áp dụng được
kiến thức, kĩ năng của HV để nâng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm Lãnh đạo TTDN 10.0 70.0 20.0 0 Cán bộ quản lý 16.1 55.4 26.7 1.8 Giáo viên 23.9 48.9 26.1 1.1 Cán bộ địa phương 26.9 43.6 26.9 2.6 Khả năng tự mở cơ sở sản xuất kinh doanh dịch
vụ của HV tốt nghiệp Lãnh đạo TTDN 0 40.0 60.6 0 Cán bộ quản lý 5.4 32.1 53.6 8.9 Giáo viên 2.2 34.8 53.2 9.8 Cán bộ địa phương 2.6 28.2 60.2 9.0 Khả năng học tiếp để
nâng cao kiến thức, kĩ năng nghề của HV tốt nghiệp Lãnh đạo TTDN 20.0 30.0 50.0 0 Cán bộ quản lý 14.3 44.6 39.3 1.8 Giáo viên 14.1 58.7 20.7 6.5 Cán bộ doanh nghiệp 21.4 48.6 27.1 2.9
Từ bảng 3.10 cho thấy đa số lãnh đạo, CBQL, GV và cán bộ địa phương đánh giá HV tốt nghiệp có khả năng áp dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để nâng cao được năng suất lao động và chất lượng sản phẩm; Nhiều
lãnh đạo, CBQL, GV và cán bộ doanh nghiệp đánh giá HV tốt nghiệp có khả năng học tiếp để nâng cao kiến thức, kĩ năng nghề. Tuy nhiên, cũng có nhiều lãnh đạo, CBQL, GV và cán bộ địa phương đánh giá HV tốt nghiệp ít có khả năng tự mở được cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
Cũng từ bảng 3.10 cho thấy chưa có sự nhất quán trong đánh giá về kiến thức, kĩ năng, tính kỉ luật và tác phong của HV tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và thực tiễn sản xuất. Nhiều lãnh đạo, CBQL và GV cho rằng kiến thức, kĩ năng của HV đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và thực tiễn sản xuất. Trong khi đó nhiều cán bộ doanh nghiệp cho rằng chưa đáp ứng.
Sự khác biệt đánh giá này có thể xuất phát từ chuẩn đầu ra của các cơ sở ĐTN và chuẩn đầu vào của doanh nghiệp chưa gặp nhau nên nhận xét có khác nhau. Các cơ sở ĐTN xây dựng mục tiêu chương trình đào tạo dưa trên ý kiến các chuyên gia nghề, trên cơ sở đó đề ra chuẩn kiến thức và kĩ năng nghề mà họ cho rằng sẽ đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, nên việc đánh giá của các cơ sở ĐTN theo tỉ lệ nêu trên là phù hợp. Nhưng theo quan điểm của ĐBCL thì chất lượng sản phẩm đầu ra của các cơ sở ĐTN chưa đáp ứng yêu cầu của khách hàng. các cơ sở ĐTN cần phải nghiêm túc nhìn nhận rằng: Khi tiến hành kiểm tra thi tốt nghiệp, các cơ sở ĐTN chỉ căn cứ vào các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ đã đề ra để đánh giá. Qua kết quả thi tốt nghiệp cho thấy hầu hết HV dự thi đều đạt kết quả từ trung bình trở lên, nên lãnh đạo, CBQL, GV cho rằng kiến thức, kĩ năng của HV đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp. Nhưng thực tế theo đánh giá của doanh nghiệp thì ngược lại, do việc tổ chức kiểm tra thi tốt nghiệp còn qua loa đại khái nên chưa đánh giá đúng chất lượng đầu ra của HV.
Đa số lãnh đạo các cơ sở ĐTN cho rằng tính kỉ luật và tác phong của HV đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Trong khi đó nhiều CBQL, GV và cán bộ doanh nghiệp không đồng ý với đánh giá này. Sự khác biệt ở đây là do nhận xét chủ quan của lãnh đạo của các cơ sở ĐTN mang tính kì vọng về lực lượng lao động do mình đào tạo ra. Nhận xét này dựa trên cơ sở quan sát
trật tự của lớp học hoặc thông qua báo cáo của bộ phận đào tạo. Còn thực trạng như chúng ta đã biết khá rõ về sự phàn nàn của các doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng về tính kỉ luật và tác phong công nghiệp của người lao động.
* Hiệu quả đào tạo