Tăng cường đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở dạy nghề thuộc thành phố bắc ninh (Trang 81 - 83)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các cơ

4.2.3. Tăng cường đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đố

sở dạy nghề

Trong giáo dục nghề nghiệp, các yếu tố nội dung, phương pháp, phương pháp, phương tiện, giáo viên, quản lý…đều có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau và cùng chi phối đến chất lượng đào tạo, trong đó cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề có vai trò quan trọng, không thể thiếu trong quá trình đào tạo, đây cũng là yếu tố cơ bản quyết định việc thi hành nên kỹ năng thực hành nghề. Có tràng thiết bị tốt, giáo viên mới có thể truyền thụ kiến thức cho học viên một cách có hiệu quả, mới có thể áp dụng được phương pháp giảng dạy mà mình mong muốn. Có trang thiết bị tốt, hiện đại mới có thể đảm bảo chất lượng đào tạo, sau khi tốt nghiệp người học có thể đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động, tiếp cận và làm chủ công nghệ sản xuất nơi làm việc một cách hiệu quả.

Nhiều doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã nhập vào nước ta nhiều thiết bị tiên tiến với những công nghệ lần đầu tiên xuất hiện ở nước ta. Các trường dạy nghề của ta chưa có sự chuẩn bị,

thiếu vốn, thiếu cơ chế, chính sách vì vậy không thể và không có khả năng đào tạo ra người lao động có kỹ năng đáp ứng được yêu cầu mới trong sản xuất. Hiện vẫn còn một số cơ sở ĐTN đang sử dụng những máy móc từ thập niên 60- 70 để giảng dạy nhất là ngành cơ khí.

Chính vì vậy việc tăng cường đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bi9j kỹ thuật dạy nghề là rất cần thiết.Để định hướng cho việc đầu tư, các trang thiết bị có thể được phân loại như sau:

- Trang thiết bị cơ bản dung cho các thao tác chuẩn, tay nghề cơ bản - Trang thiết bị chuyên dung, phục vụ cho thực tập nâng cao, thực tập sản xuất, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp.

- Trang thiết bị thí nghiệm, chuyên môn hóa, dung cho học tập nghiên cứu, khai thác tiềm năng khoa học kỹ thuật, sức sáng tạo của học viên, nghiên cứu của giáo viên.

- Trang thiết bị hỗ trợ cho giảng dạy như laptop, máy chiếu…

Các yêu cầu khi lựa chọn đầu tư trang thiết bị dạy nghề:

Để có thể đầu tư trang thiết bị sao cho hiệu quả, trước hết phải làm tốt công tác định hương việc phát triển ngành nghề đào tạo phù hợp với năng lực của các cơ sở ĐTN, sự phát triển kinh tế xã hội của địa bàn và chú trọng những yêu cầu sau:

- Trang thiết bị phải đầy đủ, đồng bộ với cơ sở hạ tầng và đội ngũ cán bộ sử dụng trang thiết bị.

- Trang thiết bị phải phù hợp với ngành nghề, mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, phù hợp với quy mô phát triển của các cơ sở ĐTN, đảm bảo đạt được mục đích, yêu cầu về kiến thức, kĩ năng của từng môn học.

- Trang thiết bị được đầu tư phải cập nhật được công nghệ mới, thỏa mãn được nhu cầu sản xuất.

- Trang thiết bị phải đảm bảo về mặt chất lượng, loại trừ những thiết bị cũ, lạc hậu, không đảm bảo tính sư phạm trực quan, không đưa học viên đến thực hành kỹ năng.

Trường đào tạ nghề còn phải có các phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn cho từng ngành học, cấp học, phải có thư viện hiện đại, các trung tâm thông tin, mạng internet để hỗ trợ công tác nghiên cứu của giáo viên và tìm hiểu của học viên. Hệ thống sách và tài liệu giáo khoa cho học viên, sách tham khảo, giáo trình, tạp chí chuyên ngành… cho giáo viên cũng cần được trang bị đầy đủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở dạy nghề thuộc thành phố bắc ninh (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)