Câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở dạy nghề thuộc thành phố bắc ninh (Trang 31)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài tập trung vào giải quyết những vấn đề sau đây:

- Thực trạng chất lượng đào tạo tại các cơ sở dạy nghề tại thành phố Bắc Ninh là gì?

- Những yếu tố nào tác động tới chất lượng đào tạo nghề của các cơ sở dạy nghề thuộc thành phố phố Bắc Ninh?

- Những giải pháp nào có thể áp dụng để nâng cao chất lượng đào tạo nghề thành phố Bắc Ninh?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài, luận văn sử dụng số liệu thứ cấp và sơ cấp.

* Đối với số liệu thứ cấp: Được thu thập trên cơ sở tài liệu, báo cáo, trang web, các công trình nghiên cứu có liên quan, các báo cáo của các cơ quan có liên quan đến chất lượng đào tạo nghề.

* Đối với số liệu sơ cấp: Thông tin sơ cấp được thu thập từ phiếu điều tra. Trong đó đối tượng nghiên cứu là cán bộ quản lý và giáo viên cơ hữu tại các cơ sở dạy nghề, học viên đang theo học, học viên đã tốt nghiệp.

2.2.2. Mẫu điều tra

Tổng số học sinh sinh viên tại các trung tâm dạy nghề của thành phố Bắc Ninh khoảng 15000 người. Quy mô mẫu được xác định theo công thức sau đây:

Cỡ mẫu được xác định theo công thức sau:

Trong đó: N là số lượng học viên n là cỡ mẫu

e là mức sai số cho phép trong trường hợp này là 5%. Như vậy ta tính được mẫu nghiên cứu là 355.

Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, luận văn cũng sử dụng phương pháp điều tra điển hình ở một số đơn vị để củng cố thêm thông tin các kết luận đưa ra. Ngoài đối tượng người học luận văn tiến hành khảo sát các đối tượng khác bao gồm:

- Khảo sát 1: Khảo sát CBQL và GV cơ hữu ở TTDN công lập.

- Khảo sát 2: Khảo sát các HV hiện đang học các lớp sơ cấp nghề ở các CSĐTN.

- Khảo sát 3: Khảo sát HV tốt nghiệp các lớp sơ cấp nghề từ các CSĐTN. - Khảo sát 4: Các CBQL ở các doanh nghiệp và cán bộ chính quyền địa phương và đoàn thể nơi HV tốt nghiệp từ các CSĐTN đang làm việc.

Số lượng điều tra tùy theo thực tế đơn vị được khảo sát của cán bộ quản lý, giảng viên được chọn phù hợp với số lượng cán bộ công nhân viên của nhà trường.

2.2.3. Dự kiến phương pháp phân tích dữ liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê mô tả cho phép trình bày dữ liệu theo hướng kết cấu và tổng kết. Trong nghiên cứu này, phương pháp thống kê mô tả được dùng để mô tả dữ liệu dưới dạng tần số, tỷ lệ, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Từ thông tin mô tả để đưa ra kết luận về thực trạng chất lượng đào tạo của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.

- Phương pháp so sánh: Sau khi thu thập số liệu, phương pháp so sánh được áp dụng để đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu, từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá thông qua kết quả tổng hợp để củng cố thêm các kết luận về đối tượng nghiên cứu.

2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu

Để đánh giá được chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, luận văn sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau:

* Chỉ tiêu đánh giá chất lượng đào tạo

Để đánh giá chất lượng đào tạo, luận văn sử dụng chỉ tiêu định tính trong đó tham khảo ý kiến của người học, nhà quản lý và giáo viên về chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố Bắc Ninh. Theo đó người được hỏi sẽ đánh giá sẽ trả lời theo ba mức:

1- Đáp ứng tốt yêu cầu. 2- Chấp nhận được.

3- Còn thấp so với yêu cầu.

Chất lượng đào tạo còn được đánh giá qua việc khảo sát đổi mới phương pháp và nội dung đào tạo. Theo đó người được hỏi sẽ đánh giá về nhận thức mức độ cần thiết của yếu tố về đổi mới phương pháp và nội dung đào tạo đối với chất lượng đào tạo và đánh giá mức độ thực hiện.

* Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới chất lượng đào tạo

Để đánh giá ảnh hưởng các yếu tố tới chất lượng đào tạo, luận văn sử dụng câu hỏi điều tra nhà quản lý, cán bộ giảng dạy, học viên về các mặt: Khung chương trình và nội dung bài giảng, Phương pháp giảng dạy, Giáo trình, tài liệu và cơ sở vật chất, Công tác tổ chức quản lý, Trình độ đầu vào và ý thức học tập của học viên, Trình độ, kinh nghiệm thực tế, tay nghề của giáo viên.

Sau khi đánh giá chất lượng đào tạo, luận văn đi sâu phân tích hoạt động quản lý đào tạo, trong đó điều tra thông tin liên quan đến các mặt hoạt động: Điều tra nhu cầu người học, người sử dụng lao động; Việc thiết kế chương trình và nội dung giảng dạy; Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động giảng dạy; Công tác đảm bảo chất lượng; Các hoạt động cải tiến.

Các ý kiến đánh giá được chia theo các mức độ từ 1 đến 4:

- Mức 1: Rất phù hợp; Rất tốt; Rất đầy đủ; Rất hài lòng; Rất quan trọng; - Mức 2: Phù hợp; Tốt; Đầy đủ; Hài lòng; Quan trọng;

- Mức 4: Không phù hợp; Không tốt; Không đầy đủ; Không hài lòng; Không quan trọng.

Nội dung khảo sát bao gồm:

- Tính đầy đủ và công khai chương trình các nghề của các cơ sở ĐTN đang đào tạo nghề.

- Mức độ cụ thể hóa chương trình đào tạo thành các mô đun giảng dạy. - Mức độ tham gia của GV trong việc đề xuất chỉnh sửa và xây dựng chương trình.

- Phối hợp với doanh nghiệp xây dựng chương trình. - Định kì cập nhật, bổ sung điều chỉnh chương trình.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO TẠI CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ THÀNH PHỐ BẮC NINH

3.1. Tổng quan chung về thành phố Bắc Ninh

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội của thành phố Bắc Ninh

- , là

một trong những vùng đất cổ của Việt Nam, nơi sản sinh ra nền văn hoá Quan họ đặc sắc, chiếc nôi của nền văn minh lúa nước Đại Việt. Trải qua bao biến động của lịch sử, cho đến nay, nơi đây vẫn còn lưu giữ nhiều dấu tích của vùng đất đã từng một thời là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của người Việt cổ.

được

.

6

.

, có diện tích tự nhiên: 26,34km2; Dân số: trên 115 nghìn người; với 10 đơn vị hành chính gồm 9 phường và 1 xã; Với vị trí thuận lợi, là đầu mối giao thông của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có tiềm năng về thương mại dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

-

-kinh t -

. - Ngày 26 tháng 1 năm 2006, thủ tướng Chính phủ đã quyết định nâng cấp thị xã Bắc Ninh lên thành thành phố trực thuộc tỉnh với hệ thống hành chính lúc đó gồm 9 phường Đáp Cầu, Thị Cầu, Vũ Ninh, Suối Hoa, Tiền An, Ninh Xá, Vệ An, Kinh Bắc, Đại Phúc và 1 xã Võ Cường, tổng diện tích 23,34 km2 và dân số 121.028 người.

- Ngày 9 tháng 4 năm 2007 thực hiện Nghị định số 60/2007/NĐ - CP của Chính phủ, thành phố mở rộng không gian, sáp nhập 09 xã về địa bàn thành phố với tổng diện tích là 82,6 km2, dân số trên 170 nghìn người, số đơn vị hành chính thuộc Thành phố lên 19 xã, phường với 108 thôn, khu phố, trên 200 tổ chức cơ sở Đảng và Đảng bộ trực thuộc.

- Ngày 5 tháng 2 năm 2010, Nghị quyết số 06/NQ-CP đã thành lập các phường Vân Dương, Vạn An, Hạp Lĩnh từ các xã có tên tương ứng, điều chỉnh hành chính thành phố Bắc Ninh thành 13 phường và 6 xã.

30 Km,

, cách thành phố Bắc Giang 20 km về phía Đông Bắc, cách sân bay quốc tế Nội Bài 45 km và cách Hải Phòng 110 km. Phía Bắc giáp huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; phía Đông giáp huyện Quế Võ, phía Nam giáp huyện Tiên Du, phía Tây giáp huyện Yên Phong, là đầu mối giao thông của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có tiềm năng về thương mại dịch vụ, công nghiệp - TTCN và truyền thống văn hoá lâu đời.

Một trong những nét văn hiến đặc sắc của xứ Kinh Bắc - Bắc Ninh đó là truyền thống khoa bảng nổi danh và có nhiều đình chùa, lễ hội dân gian.

Văn miếu Bắc Ninh tại phường Đại Phúc được biết đến là một di tích lịch sử quan trọng của thành phố, của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung, vinh danh 677 vị tiến sĩ từ thời Lý đến hết thời Nguy

),

).

Ninh có điều kiện quy hoạch, xây dựng đô thị bài bản theo hướng hiện đại, phát triển tiềm năng về thương mại dịch vụ, công nghiệp -

, hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị được đầu tư tương đối hoàn chỉ

.

3.1.2. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo của tỉnh Bắc Ninh

Kể từ sau khi được thành lập, tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư trên địa bàn của tỉnh. Hiện nay, tỉnh là một trong những địa phương có lượng vốn đầu tư lớn nhất cả nước. Các dự án đầu tư tăng lên kèm theo đó là nhu cầu nhân lực cho các dự án cũng rất lớn. Năm 2003, khi số doanh nghiệp trong các KCN đi vào hoạt động chưa nhiều mới thu hút được 2.931 lao động, trong đó chủ yếu là lao động địa phương. Đến hết năm 2007, các KCN đã giải quyết việc làm cho 19.476 lao động, trong đó lao động địa phương chiếm 42,4%. Tốc độ tăng trưởng lao động làm việc bình quân giai đoạn 2003-2007 là 64,68%. Đến nay, các KCN đã tạo việc làm cho gần 146.900 lao động, lao động địa phương chiếm tỷ trọng 33,1%, tốc độ tăng trưởng về số lượng lao động bình quân giai đoạn 2008-2013 là 40,4%.

Cùng với việc tăng thu nhập, bảo đảm cuộc sống, người lao động còn được đào tạo, nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của các KCN là 100% do khi tuyển dụng một bộ phận lao động đã được đào tạo và bộ phận lao động tốt nghiệp phổ thông được doanh nghiệp đào tạo tay nghề sau khi tuyển dụng. Hiện tỷ lệ lao động của các KCN chiếm gần 20% nguồn lao động toàn tỉnh, tương đương tỷ lệ lao động có tay nghề do các KCN cung cấp đạt gần 20% tổng số lao động toàn tỉnh. Dự kiến đến năm 2020 tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của các KCN sẽ chiếm khoảng 40% tổng số lao động toàn tỉnh. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu về chất lượng lao động cho các KCN, các trường, trung tâm đào tạo nghề trên địa bàn cũng phát triển đáng kể, hiện đã có hơn 50 cơ sở đào tạo nghề được phép, trong đó có 30 cơ sở đang hoạt động.

Với 15 KCN được quy hoạch, 8 KCN đã đi vào hoạt động thu hút 687 dự án đầu tư, đã có 358 dự án đi vào hoạt động, dự báo năm 2015 nhu cầu lao động của các KCN khoảng 180.000 người (do các dự án đã được cấp phép triển khai xây dựng và nhiều dự án lớn đi vào hoạt động như Nokia, SEV2, SEV3 của Samsung…) và tiếp tục tăng vào những năm tiếp theo. Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết định sự thành công và hiệu quả hoạt động của dự án cũng như việc thu hút các dự án đầu tư vào các KCN. Do vậy, nhân tố con người được xác định có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển, đặc biệt chất lượng nguồn nhân lực được đặt lên hàng đầu.

* Quy mô dân số và lực lượng lao động nông thôn tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là tỉnh có tốc độ tăng dân số tương đối thấp so với cả nước, mật độ dân số cao. Dân số nông thôn Bắc Ninh tương đối ổn định và chiếm tỷ trọng lớn trong dân số toàn tỉnh.

- Năm 2009, dân số Bắc Ninh là 1.024.472 người, chỉ chiếm 1,21% dân số cả nước và đứng thứ 39/63 tỉnh, thành phố, trong đó nam 502.925 người và nữ 521.547 người. Khu vực thành thị 240.987 người, chiếm 23,5% dân số toàn tỉnh và khu vực nông thôn 783.485 người, chiếm 76,5%.

- Năm 2010, dân số Bắc Ninh là 1.041.200. Mật độ dân số lên tới 1,262 người/km2, gần gấp 5 lần mật độ dân số bình quân của cả nước và là địa phương có mật độ dân số cao thứ 3 trong số 63 tỉnh, thành phố, chỉ thấp hơn mật độ dân số của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

- Năm 2011, dân số Bắc Ninh là 1.060.300 người, mật độ dân số 1289 người/km2

, vẫn là tỉnh có mật độ dân số cao thứ 3 cả nước.

- Năm 2012 dân số Bắc Ninh đạt 1.114.000 người, mật độ đạt 1354 người/km2

.

Bắc Ninh có một dân số trẻ với nhóm tuổi lao động từ 15 đến 60 là 665.236 người, chiếm 64,93% tổng dân số. Đây chính là lực lượng dân số nằm trong lứa tuổi lao động tạo nên nguồn lao động dồi dào cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nhóm tuổi dưới 15 có 258.780 người, chiếm 25,26% tổng dân số còn nhóm người trên 60 tuổi có 100.456 người, tức chiếm 9,8%. Sự tăng lên của dân số nói chung là cơ sở cho sự gia tăng của nguồn lao động, số lao động làm việc trong các ngành kinh tế cũng tăng lên nhanh chóng.

* Chất lượng của lực lượng lao động nông thôn tỉnh Bắc Ninh

Chất lượng của lực lượng lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và các tỉnh, thành phố nói riêng, nhất là trong thời kì hội nhập. Chất lượng của lực lượng lao động được đánh giá thông qua nhiều tiêu chí, trong đó có hai tiêu chỉ thường dung để đánh giá là trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động.

Về trình độ học vấn:

Bảng 3.1. Trình độ học vấn lao động nông thôn Bắc Ninh

ĐVT: % Năm Chƣa tốt nghiệp tiểu học Đã tốt nghiệp tiểu học Đã tốt nghiệp THCS Đã tốt nghiệp THPT 2011 3,01 34,28 45,33 17,38 2012 2,76 34,31 45,56 17,37 2013 2,25 34,36 45,65 17,74

Qua bảng số liệu ta thấy trình độ học vấn của lực lượng lao động nông thôn ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ người chưa tốt nghiệp tiểu học giảm xuống. Tỷ lệ người tốt nghiệp THCS và THPT tăng lên. Những so với khu vực thành thị thì trình độ học vấn của lao động nông thôn thấp hơn. Do vậy lao động nông thôn thường là lao động chân tay, không đáp ứng được các công việc đòi hỏi trình độ cao.

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật:

Bảng 3.2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nông thôn Bắc Ninh

ĐVT:%

Năm 2011 2012 2013

Chưa qua đào tạo 63, 36 61,75 60,18

Đã qua đào tạo nghề và tương đương 25,21 25,54 26,45

Tốt nghiệp TCCN 7,02 7,73 8,03

Tốt nghiệp CĐ, ĐH trở lên 4, 41 4,98 5,34

(Nguồn: Số liệu điều tra lao động việc làm tỉnh Bắc Ninh)

Qua bảng số liệu ta thấy lực lượng lao động qua đào tạo tăng lên đáng

kể, những vẫn khiêm tốn so với số lao động chưa qua đào tạo. Thực trạng này cho thấy chất lượng của nguồn nhân lực nông thôn tỉnh Bắc Ninh mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được yếu cầu sản xuất trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Sự thiếu văng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đã hạn chế khả năng tạo việc làm phi nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu và phân công lao động, tiếp nhận chuyển giao khoa học - công nghệ để có thể thúc đẩy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở dạy nghề thuộc thành phố bắc ninh (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)